Ca dao Nam Trung Bộ
 9786045832097

Citation preview

6a dao J

T

a

R

U

m

.

N

G

•# v

BỘ ■

BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP. HCM Ca dao Nam Trung Bộ / Thạch Phương, Ngô Quang Hiển sưu tầm, tuyển chọn. - T.p. Hổ Chí Minh : Nxb. Tổng hợp T.p. Hố Chí Minh, 2015. 416 tr .; 24 cm. ISBN 978-604-58-3209-7 1.

Văn học dân gian Việt Nam. 2. Ca dao Việt Nam. I. Thạch Phương. II. Ngó

Quang Hiển. 1. Folk songs, Vietnamese. 2. Folk literature, Vietnamese. 398.809597 - ddc 23

cm

THẠCH PHƯƠNG - NGÔ QUANG HIỂN Sưu tầm

-

Tuyển chọn

6adao NAM

O C A A /ấ Ă tQ ả sv v

ăn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lóp dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch sử cho tới ngày nay, thể hiện sức sống lâu bền và mãnh liệt. Văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính như: thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao - dân ca, hò vè, truyện thơ và các loại hình sân khấu dân gian (chèo, tuồng, múa rối. . Trong các thể loại này, ca dao - dân ca chiếm một vị trí quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tình cảm con người từ khi còn nằm trong nôi. Những câu ca ngắn gọn, lời thơ súc tích mà các bà, các mẹ thường dùng để hát ru với những vần điệu nhẹ nhàng, tình cảm sâu lắng đã góp phần nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn và nhân cách bao thế hệ người Việt.

V

Ca dao - dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết họp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Trong đó, dân ca là những sáng tác kết họp lòi và nhạc- ca dao là lòi thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian - thể ca dao. Cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ của tác giả Thạch Phương Ngô Quang Hiển là một công trình mang tính khảo cứu, sưu tẩm, tuyển chọn và giới thiệu một số loại hình sáng tác dân gian của các

tinh thành từ Đà Nẳng tới Ninh Thuận. Công trình này là kết quả sưu tẩm, điều ưa điền dã trong nhiều năm tại các địa phương, có kết họp với các tài liệu, thư tịch đã được công bố ưên các sách báo cũng như các cuộc hội thảo khoa học về văn hóa dân gian tổ chức tại miền Trung trong thời gian qua. Cuốn sách cung cấp cho độc giả mảng sáng tác lón nhất và phong phú nhất của văn học dân gian là ca dao, bên cạnh đó còn có dân ca, câu đố, vè,... có mối quan hệ khắng khít về nội dung tạo nên bộ mặt đa dạng và phong phú của văn học dân gian ở một khu vực, vùng miền. Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 1999, đến nay, một số địa danh được chú thích trong sách có ít nhiều thay đổi về mặt quản lý hành chinh. Yì vậy, trong lần xuất bản này, tại Nhà xuất bản Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh, những địa danh cũ đã được chỉnh sửa, bổ sung cho phù họp vói việc phân chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nằng thành thành phố Đà Nẳng trực thuộc Trung ưong và tính Quảng Nam cũng như các thị xã Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Phú Yên... ưở thành thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời, nội dung cuốn sách cũng được tu sửa cho hoàn chỉnh hon. Nhằm giúp độc giả có được một cái nhìn tương đối khái quát và rõ nét về một số tác phẩm văn học dân gian Nam Trung Bộ, các tác giả đã dày công sưu tẩm, biên soạn và sắp xếp bố cục cuốn sách một cách khoa học gồm hai phần: Ca dao và Những ửiể loại có liên quan đến ca dao. Hi vọng rằng công trình này sẽ góp thêm một cái nhìn chi tiết hon về ca dao Việt Nam đồng thời góp thêm tư liệu cho kho tàng văn học dân gian ngày một phong phú và đa dạng hon trong bối cảnh đất nước đang từng ngày đổi mói, phát triển và hội nhập. Nhà xuất bản Tổng họp Thành phố Hồ Chí Minh xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Ca dao Nam Trung Bộ với bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỔ CHÍ MINH

6a dao cửa một vùng đăt ừ đường số 1 theo hướng Bắc - Nam, sau khi vượt qua ngọn đèo hùng vĩ cao 496 m ét1 mà sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (Quan ải hùng tráng nhất của đất nước) - du khách không khỏi ngạc nhiên khi vào mùa đông ở Thừa Thiên - Huế không khí rét mướt chẳng kém gì các tỉnh phía Bắc, thì noi đây trời vẫn nắng ấm. Những ngọn gió lạnh buốt từ hướng Đông Bắc thổi vào, khi vượt qua độ cao trên đã biến tính mạnh, nên khí hậu ở đây vẫn ấm áp, dễ chịu.

T

Từ lưng chừng đèo nhìn xuống, thành phố - hải cảng Đà Nằng nằm bên vùng biển lớn có tên là Vũng Thùng VÓI đường viền cát trắng cong cong hình bán nguyệt, và ngút xa tầm mắt là vùng đồng bằng Quảng Nam kéo dài đến tận chân núi màu lam ở phía chân trời. Đây là vùng địa đầu của miền Nam Trung Bộ, hay gọi theo cách phân vùng hành chính hiện nay là Duyên hải miền Trung. Từ đây xuôi về phương Nam đến tận địa giới miền Đông Nam Bộ là một chuỗi đồng bằng lớn, nhỏ nối tiếp nhau, thỉnh thoảng bị cắt ngang bói những mạch núi của dãy Trường Son 1

Ngọn núi cao nhát so với mặt biển ở đây là 1.172 mét.

Ca dao -\ain Tnirig ề ộ • 7

đâm thẳng ra biển. Phần lớn những đô thị được hình thành dọc theo ven biển, ở noi các cửa sông lớn: Đà Nẳng, Hội An, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiét. Trong số đó, có đô thị cổ như Hội An, ngay từ thế kỷ xvn, đã là một đô thị sầm uất bên cửa sông Thu Bổn, mà thời đó đã có đến 7 thưong điếm nước ngoài được thiết lập: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản. Sử cũ xếp Hội An là một trong “thập nhị hải khẩu” của nước ta. Cửa biển Thị Nại, nay là cảng Quy Nhan, và vùng phụ cận là noi giao tranh ác liệt với nhiều trận đánh đẫm máu giữa quân chúa Nguyễn và quân Tây Sơn vào cuối thế kỷ XVIII. Trên bản đồ Tổ quốc, dải đất Nam Trung Bộ nằm ở một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển Đông chạy theo chiều dài hon 5 vĩ tuyến gồm thành phố Đà Nẵng tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Ninh Thuận và Bình Thuận.

giữa suốt và 7 Hòa,

Trong quá khứ cũng như hiện tại, Nam Trung Bộ là một kho nhân tài vật lực quan trọng, có m ột vị trí chiến lược về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quân sự. Thương cảng Đà Nảng đứng hàng thứ ba sau Sài Gòn và Hải Phòng. Quy Nhơn là cửa ngõ thông thương ra bên ngoài của vùng Tây Nguyên. Nha Trang, thành phố biển đẹp nhất nước. Cam Ranh, hải cảng vừa rộng, vừa sâu, vừa kín gió, được xếp là một trong ba vùng biển thiên nhiên tốt nhất thế giới. Đây cũng là vị trí xuất phát tiếp tế và bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trên đây là mấy nét tổng quát về hiện trạng thực tế của vùng đất Nam Trung Bộ vào những năm cuối của thế kỷ XX.

Ngược dòng lịch sử, cho đến năm 1470 (năm đầu Hồng Đức), phần đất phía Bắc Duyên hải miền Trung mới sáp nhập vào bản đồ nước Việt với tên gọi là “Thừa tuyên Quảng N am ” 8 ■ Thạch 'Phưưiìg - -Ngô Q itangJliển

trải dài từ đèo Hải Vân đến núi Thạch Bi (núi Đá Bia) bao gồm các tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Sau đó, sáp nhập thêm Khánh Hòa vào năm 1653. Còn Bình Thuận thì đến năm 1697 mới trở thành dinh, nằm ở phía cực Nam nước Việt thời ấy1. Tuy được khai thác muộn han sau nhiều thế kỷ so với vùng đất phía bắc đèo Hải Vân, nhưng do những điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, bộ mặt đời sống xã hội vùng này đã thay đổi nhanh chóng. Vào giữa thế kỷ XVIII, Lê Quý Đôn đã có nhận xét: “Thuận Hóa không có nhiều của cải, đều phải lấy ở Quảng Nam ra (hiểu là “Thừa tuyên Quảng Nam” - TP) vì xứ Quảng Nam là đất phì nhiêu nhất thiên hạ. Người Thăng Hoa, Điện Bàn biết dệt lụa, vải, vóc, đoạn, lĩnh, là, hoa và màu khá đẹp chẳng kém gì hàng Quảng Đông (Trung Quốc - TP), ruộng đồng rộng rãi, gạo lúa tốt đẹp, trầm hưcmg, tốc hương, sừng tê, ngà voi, vàng bạc, đồi mồi, trai ốc, bông, sáp ong, đường mật, dầu sơn, cau, hồ tiêu, cá, muối, gỗ lạt đều sẵn.”2 Nền sản xuất lúc này không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu một khối lượng đáng kể. Lê Quý Đôn miêu tả trung tâm thương nghiệp Hội An như sau: “Đại phàm những hóa vật được sản xuất từ các phủ Thăng Hoa, Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Bình Khang cùng dinh sở Nha Trang; chỗ thì ngưòi ta chuyên chở hàng hóa bằng thuyền theo đường thủy, hay chở bằng ngựa theo đường bộ, đều đổ xô dồn về phố Hội An cả (...)• Ở noi đây, các khách Trung Quốc đều tới mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng hóa rất nhiều, dầu có trăm chiếc thuyền lớn chở hàng trong một lúc cũng không thể hết được.”3 Như vậy là ở vùng này cách đây một thế kỷ rưỡi, không chỉ nồng nghiệp phát triển, mà các ngành nghề thủ cống, mỹ nghệ đã cung cấp cho thị trường trong và cả ngoài nước nhiều hàng hóa có chất lượng cao về kỹ thuật. 1

Theo Đại Nam nhất thống chí - Các tinh Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, Nha Vãn hóa, Bộ Vãn hóa - Giáo dục, s. 1965.

2, 3 Phù biên tạp lục, Q,IV, mục Sản vật, phong tục, Nxb. Khoa học xã hội, 1997, tr. 337.

Ca dao Jfaiti Triiììg tì ộ m 9

Sản xuất phát triển ở noi sinh tụ mới này không chi góp phần tăng cường đáng kể tiềm lực kinh tế đất nước lúc bấy giờ, mà còn tạo ra tiền đề cùng những điều kiện mới cho việc hoàn tất vói tốc độ nhanh chóng hơn công cuộc Nam tiến ở giai đoạn cuối cùng: việc khai phá vùng đất Đồng Nai - Cửu Long vào thế kỷ kế tiếp. Như vậy, chỉ xét đơn thuần về mặt kinh tế, Nam Trung Bộ không chỉ đóng vai trò của một trạm trung chuyển trong cuộc di dân, mà còn là noi cung cấp vốn liếng, lương tiền, công cụ, giống má, đặc biệt những người đứng ra chiêu mộ và tổ chức những đoàn người vượt biển vào Nam, tạo nên một bước nhảy vọt trong công cuộc khai hoang. Đó là những người mà Lê Quý Đôn gọi là “dân có vật lực”, hay nói theo ngôn ngữ hiện đại là những địa chủ giàu có ở vùng này. Nhìn chung, việc phát triển kinh tế ở khu vực Nam Trung Bộ - một chặng đường chuyển tiếp quan trọng của công cuộc Nam tiến - là một quá trình yận động luôn được thay đổi và bổ sung không ngừng bằng những kinh nghiệm và kiến thức trong lao động sản xuất, trong tổ chức, quản lý xã hội và cả trong tư duy. Đồng thời cũng qua đó, con người nhận thức được rõ hơn quy luật của thiên nhiên, sức mạnh của bản thân và của cộng đồng, phát huy tinh thần tương thân tương ái giữa người và người, nhanh chóng thích nghi vói môi trường và hoàn cảnh mới. Những kinh nghiệm thực tiễn đó là nguồn bổ sung vào hành trang văn hóa mà lưu dân mang theo từ đất cội nguồn, để góp phần nâng cao vẻ đẹp và sức sống của dân tộc. Bởi vì, trên một ý nghĩa nào đó, thì văn hóa là cách thế sống của con người trong quá trình thích ứng YỚi môi trường tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời hoàn thiện các mối quan hệ khác nhau trong cộng đồng người. Trong quá trình khai phá, chinh phục thiên nhiên để sản xuất ra của cải vật chất, những lưu dân người Việt đồng thời cũng tạo nên một bộ mặt đời sống tinh thần ngày một phong phú ở nơi sinh tụ mới. Cảnh những lũy tre làng nàm ven những 0 ■ Thạch -Phương - ..\ưô Qiumg Ịlit ii

con đê chạy dài tít tắp, vói những cây đa, cây gạo, mái đinh rêu phong, cổ kính của đồng bằng sống Hồng cùng những rừng cọ, đồi chè, đồi sơn của miệt trung du xứ Bắc, giờ đây được bổ sung thêm cảnh núi cao, biển rộng cùng những thác ghềnh, cồn bãi, đảm vũng,... Nơi đó có những con gió mùa thổi qua theo chu kỷ nhất định - “Sớm mai nam có bạn, chiều nồm có ta”. Và phải chờ đến một vài thế kỷ sau, kho tàng ca dao của đất nước mới có thêm được hình ảnh của vùng đất mới Nam Bộ. Đó là những dòng sông mênh mông cuộn chảy cùng hệ thống kênh rạch đan nhau chằng chịt, viền trên đôi bờ bằng rừng dừa nước bạt ngàn, rừng mù u, rừng bân đêm đêm đom đóm đậu sáng ngời, những cánh đồng lúa bát ngát thẳng cánh cò bay cùng tiếng chim bìm bịp báo hiệu con nước lớn ròng. Đó cũng là cái mốc thời gian mà hình thể của Tổ quốc được xác lập trọn vẹn trên dải đất hình chữ s, từ Lũng Cú ở biên giới cực bắc đến xã chót cùng phía nam Viên An nol mũi Cà Mau. Những hình ảnh quen thuộc "Sông Cẩu nước chảy lơ thơ”, “Sông Tô nước chảy trong ngần”, hay “Sông Thương nước chảy đôi dòng” vói những nàng Tố Thị, chùa Tam Thanh, Đền Hùng, Cổ Loa, Đồi Lim, sông Gianh, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang, Vĩ Dạ, Ngã Ba Sình... từng gắn với những câu ca hội hè hay giọng hò trên sông nước noi miền đất cũ, nay được bổ sung thêm hàng loạt địa danh của miền đất mới: Hải Vân, Sơn Trà, Non Nước, Thiên Ấii, Hòn Bà, Hòn Bình, Núi Quế, Chóp Chài, Đá Bia, đèo An Khê, đèo Rù Rỳ, đầm Thị Nại, Vũng Trâu Nằm, Vũng Rô, Tháp Nhạn, Tháp Bà v.v... Ai đã từng theo con đường xuyên Việt vào Nam ắt không khỏi ít nhiều xao xuyến, bàng hoàng trước khung cảnh núi non hùng vĩ trùng điệp của đèo Hải Vân, chóp vướng mây tròi, chân dầm nước biển, những con sóng cần mẫn vỗ vào vách đá ngày đêm tung bọt trắng xóa, để rồi khi đến chân đèo bên kia là bước vào vùng “đất chưa mưa đà thấm”. Đã có bao nhiêu nhà văn, nhà thơ từng ngợi ca cảnh trí tuyệt vòi này. Thế kỷ XVIII, Ngô Thì Chí có Ca dao -\aiii Trung fìọ ■ 11

lần đi ngang qua đây, đã nhận xét: “Ngọn núi này, khí át sóng Ngân, thế nuốt bờ biển, tầng núi trập trùng khó vịn, cây cối sum suê rợp bóng, sóng vỗ ầm ầm như vang lên tiếng sấm ngang trời, suối chảy rào rào như mưa tuôn từ lưng chừng trời đổ xuống”. Cao Bá Quát, Trần Bích San, Trần Quý Cáp... khi đi ngang qua Hải Vân đều có thơ cảm tác. Phan Châu Trinh, khi sắp xuống tàu sang Pháp (1911), có bài thơ gởi lại bạn, trong đó có hai câu: Tha nhật Bã Lê phong tuyết dạ Thi hồn do nhiễu Hải Vân biên. (Dịch: Ngày kia trong đêm tuyết ở Ba Lê, hồn thơ ta vẫn lẩn quất bay về Hải Vân) Chếch về phía đông, bán đảo Sơn Trà án ngữ hải cảng Đà Nẵng tạo thành một vùng biển rất kín gió cho tàu bè neo đậu. Ngọn núi còn có tên là Tiên Sa, gắn liền với truyền thuyết các tiên nữ vì mê cảnh đẹp nơi này thường “sa” xuống để tắm biển, đánh cờ. Hai chữ Sơn Trà gợi nhớ đến câu ca dao xưa đầm đìa nước mắt: Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn com. Tiếp tục xuôi về phía Nam đến địa phận Phú Yên - Khánh Hòa, du khách sẽ gặp một ngọn đèo khác có độ cao không kém, nhưng cảnh quan khống hùng vĩ bằng. Đó là đèo Cả, còn có tên gọi khác là đèo Đại Lãnh. Phong cảnh của hai ngọn đèo nổi tiếng này đều được các vua nhà Nguyễn cho khắc vào Cửu đỉnh thờ ở Thái Miếu (Cố đô Huế) và được ghi vào từ điển. Ngày xưa, khi việc đi lại còn dựa chủ yếu vào đôi chân, hoặc cao lắm thì cũng chỉ đi ngựa hay đi cáng, đèo dốc là những chướng ngại thiên nhiên đầy hiểm trở đối với khách bộ hành. Cho nên mỗi lần vượt qua những đèo lớn, con người có bao thứ lo ngại. “Ra đi thì sợ cải đèo Quán Cau”, “Ra. đi thì sợ cải đèo Cù M ông”. 12 ■ Thạch thư ơng - . \ịrỏ Qium gJlitu

Những địa danh Hải Vân, đèo Cả, Quán Cau, Cù Mông đã đi vào ca dao và gợi nhớ cái không khí hắt hiu của một thòi những chàng lính thú đóng nơi đồn ải do chính quyền phong kiến thiết lập để giữ gìn an ninh. Có tiếng khóc than của rigười phụ nữ băng ngàn, vượt suối đi thăm chồng: Tiếng ai than khóc ni non Phải vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? Cũng có cả nỗi buồn thân phận người lính thú xa nhà trước cảnh rừng núi về chiều: Chiêu chiều mây phủ Hải Vân Chim kêu gành đá gẫm dián lại buồn. Về mặt thời gian, so với noi đất cội nguồn, ca dao Nam Trung Bộ cũng như văn học dân gian nói chung, được hình thành muộn màng hơn nhiều, tuổi trung bình từ 3 đến 5 thế kỷ. Nếu như ca dao lịch sử ở Bắc Bộ còn lưu giữ được không ít sự kiện, truyền thuyết xa xưa từ thuở bình minh m ở nước thòi Hùng Vương, Bách Việt sơn hà, Loa thành Thục Vương, Thần Tản Viên, Ông Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu, đời vua Thái Tổ, Thái T ông... thì nội dung phản ánh của ca dao lịch sử Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở những sự kiện cận đại của khu vực Đàng Trong. Đó là cống cuộc khai sơn phá thạch cùng những thành quả đã đạt được của những thế hệ lưu dân ở nol đất mói, sự tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến, những cuộc khởi nghĩa, cuộc nổi dậy của những anh hùng nông dân chống áp bức như Chàng Lía, anh em nhà Tây Sơn và các phong trào Cần Vương, Duy Tân của các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Duy Hiệu, Trần Quý Cáp, Lê Trung Đình, Mai Xuân Thưởng, vỏ Trứ, Trịnh Phong v.v... Trong số họ, có những người thành công và không ít người thất bại, nhưng nói chung, họ là những con người “nuôi chí vá trời”. Cuộc đời họ là những tấm gương yêu nước sáng chói. Khi nghiệp lớn không thành, bị sa vào cảnh thất thế, họ vân giữ được Ca (lao :\'aiii 'Trang ê ộ • 13

sĩ khí hiên ngang trước mặt kẻ thù, chối từ mọi mua chuộc, ban phát và khảng khái nhận lấy cái chết. Tên tuổi của họ sống mải với sông núi, làng quê. Nhân dân yêu quý và kính ưọng những con người nghĩa khí, lập miếu thờ, xây phần mộ, hằng năm giỏ cúng, hương khói, bất chấp lệnh cấm đoán của nhà cầm quyền. - Chiều chiều én liệng Truông Mây Cảm thương chú Lía bị váy trong ứiành.1 - Đường đi chín xã Sông Con Hỏi thăm ông Hường Hiệu có còn hãy không?2 - Ngó vô Linh Đổng m ây m ờ N hớ Mải nguyên soái dựng cờ chống Tây.3 Đặc biệt ở Bình Định, quê hương của người anh hùng áo vái Nguyễn Huệ, vẫn còn lưu lại một khối lượng ca dao, vè, truyện kể về cuộc khởi nghla nông dân tiêu biểu nhất của thế kỷ x v m này cùng bao nhiêu sự kiện có liên quan, từ noi phát tích "Cây me cũ, Bến Trầu xưa” đến thành Hoàng Đế (thành Đồ Bàn cũ), từ chuyện vua Thái Đức4 đến nữ tường Bùi Thị Xuân vói Bãi tập voi chiến và Trường võ do bà trực tiếp điều hành v.v... Đèo An Khê, noi vùng Tây Sơn thượng đạo, vẫn sừng sững đứng đó như một nhân chứng lịch sử. An Khê nổi tiếng Hòn Bình Ngày xưa Nguyễn Huệ ẩn binh chốn này. Ca dao Nam Trung Bộ còn ghi lại tâm trạng, nỗi đau của người dân mất nước, những thủ đoạn áp bức, bòn vét của bọn thực dân cùng những cuộc đấu tranh của quần chúng như phong 1

Truông Mây thuộc huyện Hoài Ân, Bình Định. Lợi dụng những rừng mây dày đặc nơi đây, chàng Lía lập căn cứ chống lại quân triéu đình.

2

Chín xã Sông Con thuộc mién tây huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Hường Hiệu tức Nguyẻn Duy Hiệu, lãnh đạo phong trào Nghĩa Hội ở Quảng Nam. Ông lập chiến khu chổng Pháp ở Tăn Tỉnh (Quế Sơn) được 3 năm thì thát bại.

3

Mai nguyên soái tức Mai Xuân Thưởng, lập chiến khu chóng Pháp ở Linh Đổng, huyện Bình Khê, nay là huyện Tầy Sơn, Bình Định.

4

Năm 1787, Nguyên Nhạc lên ngòi Hoàng đé láy hiệu là Thái Đức.

14 ■ TUạch -Phương - -.Vyõ Qiiatìg Ị [it’ll

trào Nghla Hội, phong trào Chống thuế, Xin xâu (sưu)... Bài ca dao sau đây phản ánh tâm trạng của người dân xứ Quảng khi nhìn thấy m ột mảnh quê hương bị triều đình nhà Nguyễn cắt giao cho Tây làm “đất nhượng địa”: thành phố Đà Nằng (1886) với cái tên mới là Tourane, còn nhân dân thì vẫn quen vói cái tên dân dã là cửa Hàn, hay đất Hàn. Đứng bên ni Hàn Ngó qua bên tê Hà Thân Nước xanh như tàu lả Đứng bên tê Hà Thân Ngó về Hàn, p h ố xả nghênh ngãng Kể từ ngày Tây lại đất Hàn Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bông Miêu Dặn lòng, ai dỗ đừng xiêu Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau. Bài ca dao không chỉ mang tư tưởng tố cáo những thủ đoạn khai thác, bòn rút của cải dân ta của bọn thực dân, mà còn hàm m ột ý kín đáo khuyên gởi, nhắn nhủ mọi người hãy giữ lòng thủy chung, kiên định lập trường yêu nước, dù ai có mua chuộc, dỗ dành cũng “đừng xiêu”, đừng đi theo giặc, mà ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau! “Phụ m ẫu” ở đây đồng nghĩa với Đất Mẹ. Bên cạnh đề tài lịch sử và đề tài ngợi ca những cảnh vật thiên nhiên, ca dao Nam Trung Bộ còn có nhiều câu nói về những tài nguyên của rừng, của biển, nol lòng đất và những đặc sản địa phương từng nổi tiếng xa gần. Noi đây có những đặc sản mà dưới thờỉ phong kiến được xếp vào danh mục vật phẩm để “tiến vua” hằng năm như xoài tượng Đá Trắng (Phú Yên), lòn bon ở Đại Lộc (Quảng Nam). Ngay từ thế kỷ XVII, XVIII, nhiều sản vật quý noi đây đã thu hút sự chú ý của nhiều thương nhân ngoại quốc như sừng tê giác, ngà voi, vàng bạc, trầm hương, gỗ mun, quế, yến sào, hạt tiêu ... và đã từng được Lê Quý Đôn, Phan Huy Ca (lao ,À(111 ) Trung tìộ • 15

Chú nói đến. Nhưng vì do khai thác bừa bãi, không có kế hoạch, cho nên nhiều loại đã cạn kiệt nhanh chóng. Những loại sản vật có giá trị còn lại hiện nay đáng chú ý là trầm hương và yến sào. Cả hai thứ đều tập trung ở tính Khánh Hòa. Cù lao Chàm ở Quảng Nam cũng có yến sào, nhưng không nhiều bằng các đảo ngoài khơi Nha Trang, mà Hòn Nội và Hòn Ngoại được coi như là những mỏ “vàng trắng”. Còn trim hương đặc biệt là kỳ nam ở đây thì không nơi đâu sánh bàng. Câu chuyện “Ngậm ngải tìm trầm ” ngày trước nói lên sự gian truân, vất vả của những người đi săn tìm thứ lâm sản quý hiếm này trong rừng sâu với bao nhiêu nguy hiểm, rủi ro. Thế nhưng ở đây, đến “ngọn gió bay cũng phảng phất hơi trầm ”. Có lẽ vi vậy mà xứ này còn mang tên là “xứ Trầm Hương”. Khảnh Hòa là xứ Trầm Hương, Non cao biển rộng người thương đi về Yến sào mang đậm tình quê Sông sâu đá tạc lời ứiề nước non. Sau trầm hương, phải kể đến quế. Hai huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà Mi (Quảng Nam) là những vùng quế nổi tiếng - “Trà Mi rừng quế, kho vàng Bồng Miêu Dừa Bình Định cũng có tiếng vang xa về số lượng và cả chất lượng. Tuy diện tích dừa ở đây nhỏ hơn Bến Tre nhiều, nhưng so với các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa vào đến Nam Bộ thì không đâu hon. Câu ca “Công đấu công uổng công thừa., Cóng đàu gánh nước tưới dừa Tam Quan” cho ta hình ảnh về sự dồi dào của loại cây này. Cây dừa với công dụng đa dạng của nó, đã gắn bó thiết thân với đòi sống của cư dân ở đây và đã trở thành một hình tượng đẹp trong ca dao. Anh con trai Bình Định nói với người yêu: “Em về Bình Định cùng anh, Được ản bí đỏ nấu canh nước dừa”. Không phải thuộc loại cao lưcrng mỹ vị gì, nhưng nó mang hương vị đậm đà của đồng quê mộc mạc và giản dị như mối tình của họ. 16 • Thạch -Phương - -S ự ô Q iic m g J liẻit

Nếu như nguồn lọi của núi rừng và đồng bằng do còn tùy thuộc vào yếu tố thổ nghi nên phân bố chưa thật đồng đều giữa các địa phương (mặc dù tỉnh nào cũng có rừng và đồng bằng) thì ân huệ của biển dành cho mỗi nơi có phần hào phóng hơn. Tỉnh nào cũng có thể tự hào về những đặc sản biển của m ình như: muối, cá, tôm, cua, mực, sò huyết, nước mắm ngon... Ngoài việc cung cấp những thức ăn cần thiết cho con người, biển còn đóng vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hóa, đi lại giữa các vùng trong hoàn cảnh giao thông trên bộ chưa phát triển. Điều này có liên quan chặt chẽ đến sự hình thành và phát triển hàng loạt đô thị trên các cửa sông dọc theo bờ biển Nam Trung Bộ, với sự xuất hiện hình tượng chiếc ghe bầu trong ca dao. Ghe bầu vói tính năng của nó, đã phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, nội thương, và ngoại thưong, đồng thời là cái cầu nối trong quan hệ giao lưu văn hóa giữa các địa phương. Thư tịch cổ còn cho biết trong biên chế thủy quân cúa chúa Nguyễn có sự tham gia của ghe bầu. - Con quạ nó đứng đầu câu Nó kêu bớ mả ghe bầu vô chưa.? - Ghe bầu trở lái về đông Em đi ứieo chổng, bỏ m ẹ ai nuôi? Cùng với sự giao lưu theo chiều dọc (ra - vô) còn có quan hệ giao lưu giữa miệt nguồn và biển (lên - xuống) "Ai về nhắn với bạn nguồn, M ít non gỏi xuống cá chuồn gỏi lên ” (hoặc Mảng le gởi xuống cả chuồn gỏi lên). Câu ca không chỉ nói lên sự trao đổi mang tính chất kinh tế đơn thuần, mà còn hàm chứa một mối quan hệ thâm sâu, bền chặt về tình cảm, về văn hóa giữa người trên nguồn vói kẻ dưới biển. Con người, bên cạnh khả năng thích nghi với môi trường sống, còn biết triệt để khai thác những đặc điểm và tài nguyên thiên nhiên, cải biến và bắt thiên nhiên phục vụ lại con người với hiệu quả cao nhất. Bàn tay và khối óc con người nơi đây đã C'a dao JVflm 'Trung Sộ ■ 17

tạo nên hàng loạt vật phẩm nổi tiếng. Câu ca dao "Tiếng đổD Bình Định tốt nhà, Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu ” là một đúc kết có ý nghĩa về lao động sáng tạo của người dân vùng này trải qua hàng thế kỷ.

Đề tài về tình yêu lứa đôi và khát vọng hạnh phúc vẫn là đẻ tài lớn nhất, phong phú và đa dạng nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất, nếu không nói là áp đảo, so với các đề tài khác. Ở chủ đề này, ta thấy các sắc thái biểu hiện khác nhau với đủ loại cung bậc tinh cảm: độ nồng của tình, chiều sâu của nghĩa, m ơ ước và đợi chở, yêu thưong và hờn giận, lo toan, oán trách, hạnh phúc và đau khổ cùng bao nhiêu lòi thề non hẹn biển... Qua hình tượng ca dao, người đọc có thể nhận ra đặc điểm tính cách con người của một vùng đất - “Khúc ruột miền Trung”. Bên cạnh những thủ pháp truyền thống của thể loại, lối phô diễn của ca dao ở đây vẫn có những nét riêng. ít thấy ở đây lối chải chuốt mượt mà của ca dao xứ Bắc kiểu như “Trèo lên cày bưởi hái hoa, Bước xuống vườn cà hải nụ tầm x u â n ...” hoặc “Hỡi cô cắt cỏ bên sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang”. Ca dao trữ tình ờ đây cũng kém phần uyển chuyển và giàu nhạc tính như ca dao Bình - Trị - Thiên. Tất nhiên, nhận xét trên m uốn nhấn mạnh nét đặc trưng, nét trội của loại ca dao “chính hiệu” được sản sinh ra từ mảnh đất này, bởi vì bên cạnh ca dao của địa phương, vẫn có một khối lượng không nhỏ ca dao của các miền khác đã từ lâu lưu hành, phổ biến trong dân gian do giao lưu văn hóa và những nhu cầu khác của cuộc sống đặt ra. Đặc biệt, những câu ca dao hay, sáng giá, có tính chất mẫu mực, mà từ lâu đã trở thành tài sản tinh thần của dân tộc thi vẫn được quần chúng nâng niu và giữ gìn trân trọng. Có những câu ca dao vốn xuất xứ từ đất cội nguồn được các lưu dân mang theo và đã được “địa phương hóa”, thay đổi m ột số từ ngữ địa 18 ■ Thạch 'Phươrtg - ,A'gô QiiangỊỉiếi

danh, có khi cải biên cả ý để phù họp vói cảnh với tình, hay thói quen thẩm mỹ ở noi đây. Ngoài đặc trưng nồng nàn, say đắm, dào dạt, ca dao trữ tình Nam Trung Bộ có phần bộc tuệch/trực, thoải mái, ít công thức hon trong cách thể hiện. Những điều cảm, điều nghĩ được biểu lộ chân chất, thẳng thắn, ít vòng vo tam quốc và cũng ít màu mè. - Thò tay mà ngắt ngọn ngò Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ. - Dọn cơm chống đũa ngồi nhìn Mảng sầu người nghĩa thất tình quên ăn. Cách thổ lộ tâm tình của anh con trai theo kiểu sau đây rỏ ràng là quá mộc mạc, thật thà; thật thà đến cảm động: "Mình không lấy qua ắt là m ình thiệt, Qua không lấy m ình qua biết lấy ai?”. Nói cho công bằng, con trai, con gái xứ này cũng biết nói xa xôi, bóng gió và nhiều trường hợp cũng không kém phản thâm thúy, tế nhị trong ứng xử; có điều là cái tình cảm dạt dào, nồng nhiệt thường cuộn vào bên trong hon là bộc lộ ra ngoài, lặng vào chiều sâu hơn là trào lên bề mặt. Đây là lòi ướm thử của cô gái với đối tượng mà cô đã có thiện cảm. Anh về cuốc đất trồng cau, Cho em giâm ké dây trầu m ột bên Chừng nào trầu nọ bén lên, Cau kia ra trái, lập nên cửa nhà. Trong quan hệ giao tiếp nói chung ngày xưa, miếng trầu là đầu câu chuyện; trong ca dao trữ tình, trầu và cau là biểu tượng của sự gắn bó, hòa hợp, nồng thắm - chất cay thom của lá trầu cộng với chất chát của miếng cau và độ nồng của vôi tạo nên một thứ “hạnh phúc màu đỏ” - một miếng trầu trao nhau làm nên nghĩa nên tình, nên gia nên thất. Các bà xưa thường răn bảo con cái “Làm thân con gái chớ ản trầu người”. “Người” ở đây chỉ Ca dao jVfliu Trung Ềộ » 1 9

những ai không quen, chưa hiểu biết rõ ràng; phái thận trọng, không nên bộp chộp, m à phải biết, phải “d ò cho rõ n g ọ n nguỏũ , lạch sông”. Còn yêu cầu của cô gái trong câu ca dao trên quả Là rất khiêm nhường. Cô chỉ xin giâm (chứ không phải là trồng), có nghĩa là trồng tạm để cho bén rễ, mà lại xin giàm ké một bên, hàm ý gởi gắm, nhờ cậy, mong được chở che. Cho đến khi trầu ra lá, cau có trái, lúc ấy mới tính chuyện xây dựng cửa nhà. Xin dẫn thêm ra đây một câu hát dân gian xứ Quảng đã từng làm rung động trái tim của nhiều thế hệ và còn ngân vọng tởi hôm nay qua hơn chục dị bản bằng cách giữ nguyên hal câu hứng, chỉ thay đổi hai câu cuối1. Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm Rượu hồng đào chưa nhấm đã say Bạn về nằm nghĩ gác tay Coi ai ơn trọng nghĩa dày cho bằng em? Đất “chưa m ưa” mà “đà thấm ”, thoạt nghe tưởng như vô lý, nhưng suy ra lại có lý, bởi cái lô-gíc bên trong của thực tại tình người sâu nặng nơi đây mà nghệ thuật đã biểu hiện. Đất có mãnh lực thu hút nhiều đối tượng khác nhau và đã từng “thấm ”, từng “say” lòng những ai hcm một lần đến và gắn bó với nó. Từ thuở xa xưa, bao nhiêu người đã đến, đã “bén rễ xanh cây” ở mảnh đất này, trong hiện tại củng thế và tương lai cũng sẽ như thế. Sự chân chất của tình người và sự tinh tế của nghệ thuật chính là những “cơn m ưa” và “men rượu” làm cho lòng người càng “thấm ” càng “say” với nơi “ơn trọng nghĩa dày”. Đó cũng là yếu tố tạo nên sức sống bền vững của một bài ca trữ tình qua năm tháng. Xưa, người dân nơi “khúc ruột miền Trung” sống xa kinh đồ, lại bị nhiều ngăn cách về địa lý, nên ít chịu ảnh hưởng của cuộc sống phồn hoa đổ hội, và dường như những sự thay bậc đổi 1

Xem ở phẩn văn bản Ca dao.

20 ■ riiạclì Plnriniíỵ - .j\'gõ Q ita n g J l i f n

ngôi ở chốn cung đình, những thăng trầm của các ưiều đại vua chúa không làm cho họ quan tâm đến nhiều. Con người nơi đây cần cù trong lao động, ham hiểu biết, kiên trì trong ý chí. Sống trong một khu Yực có nhiều cửa biển thông ra với bên ngoài, việc giao lưu được m ở rộng, do đó họ có nhiều điều kiện để tiếp thu thêm cái mới. Song song vói nghề nông, các hoạt động sản xuất thủ công, mỹ nghệ như dệt vải, lụa, ép dầu, chế biến đường mía, làm hàng xáo, đúc đồng, cẩn xà cừ, chế tác đồi mồi, chạm khắc đá, đan lát, làm nón ngựa Gò Găng, đánh cá biển, đóng ghe, lấy tổ yến v.v... cũng phát triển mạnh. Môi trường lao động củng chính là môi trường sáng tác và diễn xướng của ca dao... Hàng trăm câu hò, điệu lý, hát huê tình, hát đối đáp diễn ra trong lúc hành nghề hay trong các cuộc vui chơi giải trí. Những người lao động tự sáng tác, tự giãi bày, tự ca hát, tự trào và cũng tự tổng kết, đúc rút những kinh nghiệm về đấu tranh thiên nhiên cũng như đấu tranh xã hội. Câu ca “Mài dừa đạp cẩm cho nhanh, Ép dầu mà chải tóc anh tóc nàng. Mài dừa dưới ánh trăng vàng, Ép dầu mà chải tóc nàng, tóc anh ” không chỉ cung cấp cho ta hôm nay thông tin về nghề ép dầu dừa thủ công đã có một thòi rất phồn thịnh trên đất Bình Định, mà còn cho ta biết thêm rằng những cô gái, chàng trai ngày xưa đã dùng dầu dừa để xức tóc, “làm đẹp”, coi như một thứ mỹ phẩm (ép dầu mà chải tóc anh, tóc nàng). Nghề ươm tơ dệt lụa, lãnh và nhiều loại hàng tơ tằm khác phát triển ở vùng Gò Nổi, Duy Xuyên (Quảng Nam), Phú Phong (Bình Định), Ngân Sơn (Phú Yên) đã từng được giáo sĩ Cristophoro Borri1, Lê Quý Đốn2 ca ngợi trong các tập Ký sự Đàng Trong. Tiếng thoi dệt ở vùng Gò Nổi bên bờ sông Thu Bồn đã bị xóa sổ từ trong chiến tranh, nay chi còn vang bóng trong câu ca dao cũ “Tiếng đồn con gái Bảo An, Sảng mua vải sợi chiều đan mành m ành”. “Đan mành m ành” 1

Cristophoro Borri (giáo sĩ dòng Tên người Ý), Tường trình về khu truyễn giáo Đàng Trong, 1631, bản dịch Hóng Nhuệ, Thăng Long xuất bàn, tr. 55.

2

Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1977.

Ca (lao -Xaiĩi Trung Bộ • 21

tức dệt vải thủ công. Nghề làm muối, đánh cá, chế biến hải sản phát triển mạnh, còn để lại những dấu ấn khá đậm trong các loại hình sáng tác dân gian, từ hát đối đáp, hát ru, hát bả trạo, hát sắc bùa đến hò chèo thuyền, hò ba lý, hò kéo lưới, hò giựt chì và cả trong một số điệu lý và bài vè. Hãy nghe anh thanh niên ngư dân gởi gắm tâm sự của mình cho người yêu qua câu hò: Đêm nay anh gối tay nàng, Đêm mai ra ngoài biển, anh gối đàng dây neo. Còn cô gái ở noi làng quê ven biển nghe tiếng chim tu hú báo hiệu chuyển mùa, mà sốt ruột mong thuyền đánh cá của chồng sao chưa về bến: Mãn mùã, tu hú kêu nhanh, Cả chuồn đã vãn, sao anh chưa về? Và còn biết bao cuộc hò hẹn, đợi chờ cùng cảnh chia lỵ đầm đìa nước mắt. "Bồng em mà bỏ xuống gành, Kéo neo mà chạy sao đành anh lải ơi! Hình tượng người phụ nữ bồng con đêm ngày đau đáu hướng về mặt biển bao la, mong chổng rồi hóa thành đá trên ngọn núi Vọng Phu ở huyện Phù Cát (Bình Định) chứng tích của m ột cuộc tình bi thảm - vẫn m uôn đời còn đó. Ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu hầu như nhất trí với nhau rằng càng đi về phương Nam, áp bức phong kiến giảm dần cường độ đáng kể. Tuy vẫn nằm trong quỹ đạo thống trị của triều đình, vua quan các cấp, nhưng các thiết chế phong kiến cùng hệ thống kềm kẹp của nó không còn gay gắt ngặt nghèo như ở nơi đất cũ. Trên bình diện xã hội nói chung cũng như trên lĩnh vực hồn nhân và gia đình nói riêng, những tiếng kêu thương não nề, những oan trái bi thảm, những cảnh đọa đày, chà đạp lên con người đã giảm đi đáng kể. Đọc hàng ngàn câu ca dao huê tình, cũng như ca dao về đời sống xã hội, ta cảm thấy như bước vào một vùng khí quyển khác, thoáng đãng, có phần tự do hon và cũng lạc quan hon. Không phải những nỗi buồn, nỗi khổ của con người đã được thanh toán, nhưng ta thấy đã bớt đi nhiều '2 ■ Thạch th ư ơ n g - -J\gô QiiaiigJíiền

những cảnh đoạn trường thê thâm, những tập tục hủ bại quá đáng như nạn tảo hôn, ép duyên, làm lẽ mọn, cảnh mẹ chồng nàng dâu cay nghiệt, cảnh phụ nữ bị nhục mạ thô bạo. Mặc dù vậy, quan niệm “môn đăng hộ đối”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “tam tòng, tứ đức” cùng những lề thói gia trưởng, phong kiến khác vẫn còn đó, và sức chi phối của nó trong hôn nhân không phải là không đáng kể. Quyền uy của ông cha, bà mẹ nhiều khi vẫn là vật cản đáng ngại đối với hạnh phúc lứa đôi, là nguyên nhân dẫn đến những đổ vỡ, những kết cục bi thảm. Đây là lời than thở của một người con gái đang yêu: Em thương anh chẳng dám nói ra Sợ m ẹ bằng biển, sợ chã bằng trời Em thương ãnh chẳng dảm nói nên lời Sợ vầng m ây bạc trên tròi mau tan. Trong xã hội ngày xưa, người con gái lớn lên đến tuổi yêu đương, muốn bước vào con đường tình, thôi thì sợ không biết bao nhiêu thứ: sợ mẹ, sợ cha, sợ bà con cô bác, xóm giềng dị nghị, đàm tiếu, sợ cường hào, hương lý, xa hơn một bước, sợ đám quan quyền và bao nhiêu thứ sợ “trời ơi” khác. Lại còn sợ cả sự tráo trở, bội bạc, sớm nắng chiều mưa của người mình đang yêu có thể xảy ra nữa - “Sợ vầng m ây bạc trên trời mau tan Cô con gái vừa đi theo tiếng gọi của trái tim, vừa ngại ngùng lo sợ. Cô tâm tình với người yêu: Liệu bề thương được thì thương Đừng trao gánh nặng giữa đường cho em! Xã hội cũ dành cho người đàn ông có đặc quyền “năm thê bảy thiếp”, quyền cầm bút ký vào tờ giấy “để vợ”, cho người phụ nữ ba chữ để đi lấy chồng khác! Cho nên vẫn còn có rất nhiều lý do để cho tiếng nói chống đối, tiếng nói đập phá cái “lồng phong kiến gia đình”, tiếng nói khẳng định quyền được yêu đương, quyền bảo vệ hạnh phúc lứa đôi tiếp tục vang lên mạnh mẽ và quyết liệt. Quyền uy của cha mẹ trong thực tế đã bị Ca dao .Nanì -Tnuig ứộ • 23

suy giảm đi nhiều. Khi cần để bảo vệ quyền yêu thương chinh đáng, con cái cũng dám bước qua lễ giáo phong kiến, và sản sàng nhận lấy hậu quả đắng cay: Dầu mà chã m ẹ có hay, Nhất đánh, nhì đày hai lê mà thôi. Cho dâu phải chịu cực hình bỏng da, cháy thịt, cô gái vẫn khồng chịu khuất phục. Ví dầu cha m ẹ không ưng Đèn chãi nhỏ nhựa em cùng lãn vô. Đã yêu, họ nguyện với nhau đi đến cùng tròi cuối biển. Ví dầu cha đánh, m ẹ treo Đứt dây té xuống cũng ứieo tói cùng. Cả những biện pháp nhục hình Trung cổ cũng không làm cho cô gái nao núng, hoang mang “Dàu mà đân giỏ thả sông, Trôi lên trôi xuống, em cũng không bỏ chàng”. Anh con trai cũng tỏ ra “dũng cảm” không kém: “Chết thà chịu chết, buông nàng anh không buông! Sức mạnh của tình yêu đã giúp họ bạo dạn hơn, có thêm nghị lực để chiến thắng. "Tình thương, gươm trường không sợ, Sét đánh bên mình, duyên n ợ không buông”. Trong cuộc đấu tranh để bảo vệ hạnh phúc lứa đối, quyền được sống, được yêu, những chàng trai và cô gái xứ này sẵn sàng chấp nhận mọi thương đau: “Chết thà chịu chết, lìa đôi không lìa”. Cầm bằng kết cục xấu nhất có xảy đến thì họ cũng khống ân hận. ‘‘Phụ mầu có giết, thác m ộ t m ồ cũng vu i”. Đưong nhiên, đây chi là giả thiết cuối cùng, để nói lên quyết tâm không gì lay chuyển được ở họ. Nhưng trong cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt này, không phải bao giờ chữ tình cũng là bạn đồng hành vui vẻ với chữ hiếu (hiểu trong phạm trù phong kiến), và cũng không phải lúc nào thắng lợi cũng chiều theo “ý em ” và “ý anh” cả đâu mà bên cạnh niềm vui, sự toại nguyện, có không ít trường hợp đổ 24 ■ Thạch '•Pitươììg - -Aàrỡ Ouana JIiẽ'ii

vở, thương đau, những cảnh “đầu hàng không điều kiện”, và kết cục là “những thảm cùng sầu”, là cảnh “nước mắt chan đầy chén com ”, hay “khóc tràn năm canh” . .. Trong ca dao tình yêu ở Nam Trung Bộ không hiếm những câu nặng trĩu khổ đau, đầy oán trách: trách thân phận, trách duyên số, trách tròi Phật, trách thần thánh, trách cha mẹ v.v... Thực ra, trời, Phật hay duyên số, định mệnh chẳng qua chỉ là sự quy chiếu từ những nguyên nhân xã hội mà con người chưa nhận thức hết được, hoặc không đủ nghị lực cùng bản lĩnh để vượt qua, nên đành đổ tội vu vơ cho các lực lượng siêu nhiên. Cũng có người thất bại trên con đường tình, m uốn nương cửa Bụt để tìm quên, nhưng đâu dễ yên hàn trước tiếng gọi của cuộc đòi trần tục đầy sức hấp dân. “Đó đi tu, đây xin ở sãi, Án dĩa tương chùa, trọn ngãi cùng nhau”. Chắc rằng cửa Bụt khó mà chấp nhận những trường hợp “tu ” như thế. Cùng chung mạch cảm xúc ấy, ca dao Nam Trung Bộ có nhiều câu nói về nỗi cô đon, bất hạnh, cảnh lở duyên, lỡ phận theo m ột cách thế riêng qua hình tượng “thân em ”, trong đó không hiếm câu đọc lên đau nhói lòng người. Khi thì được ví như “giọt mưa sa”, như “cái giếng nước giữa đàng”, như “chiếc bè trôi”, khi thì như “trái thơm chua nằm trong xó bụi mãn mùa sóc m oi”, như “chiếc bình VÔỊ bỏ lăn bỏ lóc”, hoặc như “chiếc nón cời bung vành, dứt khoát” . .. Nhưng cái đau, cái buồn - dù là rất thật - vẫn không làm họ quỵ xuống, không xóa được niềm lạc quan, lòng tin yêu cuộc đời ở họ. Có lúc, họ diên tả niềm phẫn uất của m ình bằng những phản ứng quyết liệt, họ “dang tay đấm ngực”, “đập tay xuống chiếu”, “giậm chân xuống đất”, họ đòi “bắt ông tơ đánh sơ vài chục, bắt bà nguyệt nếm mấy mưoi hèo” cho đã cơn giận, vì đã “ăn ở không cồng”. Nhưng phần đáng nói hơn lại là cái khát vọng vươn tới phía trước, cái ý thức vưọt lên trên số phận và hoàn cảnh thực tại để làm chủ cuộc đời mình một cách chủ động, thông minh. Chính môi trường xã hội và điều kiện cuộc sống noi đây là những nhân tố quan trọng góp phần hun đúc nên phẩm chất và cá tính ấy. Ca dao • \ am Trung Ềộ ■ 25

Nổi bật trong mảng ca dao tình yêu ở đây là tiếng nói đé cao, ngợi ca lòng chung thủy, lên án thói bạc tình, bạc nghĩa của loại người “được chim bẻ ná”, “được cá quên nơm ”, coi khinh mọi điều tà vạy. Chung thủy vốn là đặc trưng của tình yêu của người Việt Nam, có khác chăng là do điều kiện, hoàn cảnh sống, do tâm lý, tính cách mà con người mỏi miền có cách thể hiện bàng những dáng nét riêng. Ca dao Nam Trung Bộ đã tô bồi thêm cho đức tính cao đẹp đó bằng thứ ngôn ngữ riêng, mộc mạc và dân dã, ít phần văn hoa. Nếu phải xuống biển mò cua, hay lên non đốn củi, đốt than kiếm sống, những người yêu nhau vẫn sau trước một lòng “Dầu nghèo, dàu đói không từ nghĩa nhân", rằng “Trảm nám không bỏ nghĩa người cố tri Sự chung thủy trong tình yêu, theo quan niệm của họ, cũng là một thứ “đạo trời”, một cách thế sống. Yêu nhau cho trọn đạo Tròi Dẫu mà không chiếu trải ten mầ nằm. Trời, Phật và cả thánh thần được họ vời đến để chứng giám những cuộc thề hẹn, những “giao ngôn” trong tình yêu đôi lứa, như để xác nhận tấm lòng thành của họ. Cả thiên nhiên, sông biển, núi đèo, vàng đá, đình miễu linh thiêng nhất cũng được họ huy động vào cuộc. Cô gái, chàng trai xứ Quảng bảo nhau dù phải trải qua trăm cay nghìn đắng vẫn giữ lòng kiên định. Dù cho cạn nước Thu Bồn Hải Vân hóã cát, biển Đông thành đèo Dù cho cay đắng tràm chiều Cũng không lay được tình keo nghĩa, dầy. Còn anh con trai xứ Trầm Hương phơi bày “gan ruột” mình với người yêu một cách dứt khoát: Chừng nào Hòn Chữ bể tư, Cửa Nhã Trãng cạn nước, anh mới từ nghĩa em. -6 ■ 'Thạch Plntirng - .J\gô Qiiaiìg Jliển

Lòng chung thủy là điểm tựa của niềm tin, đồng thời là nguồn lực tăng thêm sức mạnh để vượt qua mọi cản ngăn, mọi áp lực. Một cách cả quyết, người con gái xứ này khẳng định quyết tâm không gì lay chuyển được của m ình “Dầu tròi kiâ sập x u ố n g ”, “Dầu núi lở non m ò n ”, “Dầu rùa kêu, đả nổi, thiếp cũng không bỏ chàng”. Ca dao trữ tình Nam Trung Bộ đề cập khá sâu đến vấn đề nhân nghĩa như một đạo lý sống. “ Tìm vàng từn bạc dễ tìm, Tìm câu nhân nghĩa khó tìm bạn oi!” Nhân nghĩa đã thấm sâu vào trong từng câu hò, câu hát, trong lời ru. Nhân nghĩa đã trở thành tiêu chuẩn hàng đầu trong đối nhân xử thế. Không thể đem giá trị vật chất mà đo được. ‘‘Vàng Câo ngất núi Sâo tày nghĩã nhân Trong tình yêu, nhân nghĩa là nhân là nhụy, là cái tạo nên hương vị, làm nên sức bền của tình yêu. Sự chung tình là đáng quý, nhưng nghĩa càng đáng trọng hon. “Đói lòng ản đọt rau lê, Tìm noi nhân hậu hon bề giàu sang”. Trong lời thề thốt, trai gái nói vói nhau những điều gan ruột nhất: ‘‘Núi lỡ, non mòn nghĩa bạn không quên”. Một lòi đã hứa thì quyết giữ tròn. “Trảm năm lòng gắn dạ ghi, Dầu ai đem bạc đổi chì cũng không”, “Dầu ãi diêu phụng, vẽ rồng mặc ai!... ” Bên cạnh hàng trâm câu ca dao đề cao sự chung thủy và nhân nghĩa thì cũng không hiếm những câu ca dao lên án gay gắt sự bội bạc, tráo trở. “Tròi mưa lầu đá nọ mọc rêu, Đứa nào ở bạc, con dế kêu ứiấu tròi”. Bị lừa dối, bị phản bội trong tình yêu là một nỗi đau lớn. Trong trường họp đó, con ngưòi muốn vượt qua lẽ thường tình để có được một thái độ đối xử cao thượng, có văn hóa không dễ, phải có một tấm lòng độ lượng và một bản lĩnh khỏe khoắn, thì mới vượt lên trên những suy nghĩ tầm thường. Có một câu ca dao về tình yêu mà hầu như lưu truyền khắp nước, được nhiều người biết và thuộc lòng: Ví dầu tình bậu m uốn thôi Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra Ca (lao -Áaui Trung Bộ • 27

Bậu ra cho khỏi tay ta, Cải xương bậu nát, cái da bậu mòn. Đó cũng là lòi cảnh cáo nghiêm khắc và quyết liệt cúa ngưcn phụ nữ đối với kẻ phụ tình, toan “gieo tiếng dữ” nhằm “chạy làng’ êm thấm trước dư luận. Ở Nam Trung Bộ, câu ca dao này có diện phổ biến tưong đối rộng, và dĩ nhiên nó cũng được sự đồng tình của nhiều người về cách giải quyết theo quan niệm “ân oán phân minh” trên lẽ công bằng nào đó. Còn đây, một cách ứng xử khác của cô gái xứ này trước sự thay lòng đổi dạ của người yêu. Nghe anh chàng đang yêu bỏng trớ giọng khác, cô gái bình tĩnh và từ tốn trả lời: Yêu em, em cũng như vầy, Ghét em, em cũng như ngày m ình yêu. Hôm qua, chàng say đắm em, nên hết lời tâng bốc, ca ngợi em, thì “em cũng như vầy”. Hôm nay, chán rồi, hay vì có đối tượng mói hấp dẫn hon, anh lại nêu ra đủ cớ, viện đủ lý lẽ để thoái thác, chối bỏ thì “em cũng như ngày mình yêu”. Bởi vì đối tượng mà anh ta đã từng yêu trước sau vẫn là một, cả xương thịt lẫn tâm hồn không thay đổi, chỉ có lòng người vì “yêu nên tốt, ghét nên xấu” mà thôi. Phải có một sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý người đời, một sự tự tin mạnh mẽ, và nhất là tấm lòng vị tha, bao dung thi mới có đủ nghị lực nuốt nỗi đau “bị phản bội” vào bên trong, để cho cái chân lý đon giản, nhưng đầy sức thuyết phục ấy bật lên bằng lời lẽ hết sức từ tốn rằng sau trước “em vẫn như vầy”. Đây là iỊiột ưong những câu ca dao hay nhất của vùng đất này. Cũng từ đó gợi cho ta liên tưởng đến một câu ca dao khác cững rất phổ biến nơi đây mang đậm triết lý dân gian về cách đối nhân xử thế. Đấng trượng phu đừng thù mới đảng Đấng anh hùng đừng oản m ới hãy. Cùng chung quan niệm ấy, trong tình yêu người ta cố gắng xử sự vời nhau sao cho đẹp, “Dầu X â nhản nghĩâ, xin đừng tiếng 28 ■ 77»ạch 'Phương - -AÒ-Ô Qiiang ) liẻn

chỉ”, cho dù “Không nên tình nghĩa, cũng đón đưa cho trọn niềm Tuy nhiên, sự đòi không phải lúc nào cũng diễn ra êm thấm cả. Trong trường họp bất bình cao độ, thái độ của người phụ nữ ở đây cũng khá quyết liệt. Phải chi lên được trên trời, Mượn gươm ông Sấm, giết người bội ẳn. Không cần phải nhiều lời, ngưòi con gái bác bỏ những lời thanh minh, bào chữa của người tình: Nước trong thì bún m ói trong, Tình anh ở bạc vì lòng anh đen. Lời ca dao mộc mạc mà chứa đựng một triết lý thâm trầm, sâu sắc - triết lý rút ra từ thực tiễn đời sống. Suy cho cùng là ở cái tâm, khi cái tâm không sáng, thì hành động cũng dễ lệch lạc.

Có ỷ kiến cho rằng, “Ca dao là một thứ máu của Tổ quốc”. Cũng có nhiều người ví ca dao như dòng sữa ngọt ngào, trong lành, từng nuôi dưỡng tâm hồn con người từ buổi lọt lòng. Dù máu hay sữa cũng đều là biểu hiện của sự sống, đó là phần tinh túy nhất của một cơ thể sống. Trong quá ưình Nam tiến m ở rộng cương vực đất nước đến tận chót mũi Cà Mau, những lưu dân người Việt từ châu thổ sông Hồng, sông Mã, trên con đường di chuyển, đã mang theo cùng hành trang văn hóa của mình vốn ca dao từ mảnh đất cội nguồn. Cùng với sự nghiệp khai phá đất đai, mở mang kinh tế, tổ chức xã hội, phát triển đời sống, trải qua nhiều thế kỷ, Yốn liếng tinh thần ấy không chỉ được nâng niu gìn giữ, mà còn không ngừng được tái tạo và sáng tạo, được nhân lên nhiều lần, làm phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức. Đó là chưa kể trong quá trình giao lưu, các miền của đất nước đã luôn trao đổi ca dao cho nhau. Như vậy, ca dao Nam Trung Bộ vừa mang phần chung của cây một gốc, vừa mang những nét đặc thù được hình thành từ môi Ca (lao ■M ain T n in g ôộ 1 29

trường thiên nhiên và những điều kiện sống cùng dấu ấn cá tính của con người ở vùng đất mới. Nói một cách khác, ca dao từ Nam, Ngãi, Bình, Phú cho đến Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vừa kế thừa truyền thống cổ, vừa sáng tạo thêm cái mới, đưa nội dung và nghệ thuật phát triển thêm lên một mức, làm cho đa dạng hơn. Trải qua hàng ngàn năm chắt lọc, trau chuốt, ca dao nơi đất cội nguồn đã đạt đến đỉnh cao của sự phong phú và sắc sảo đến mức điển hình, đứng đầu sổ trong kho tàng ca dao của dân tộc. Tuy nhiên, cũng chính từ sự trau chuốt ấy lại dễ nảy sinh một số nhược điểm như: công thức, sáo mòn. Ca dao Nam Trung Bộ về mặt cấu trúc, câu chữ không chịu ngoan ngoãn đóng khung ưong những công thức và quy tắc chặt chẽ, mà rất tự do, phóng khoáng, miễn sao diễn đạt được hiện thực, nói được nỗi lòng, tâm tư. Trường họp anh nông dân Phú Yên kể về nỗi khổ của mình trong xã hội cũ: Em oi em! Ở đây làm chi cho sưu thuế nặng nề. Đầu con, đầu vợ, đứa lớn, đứa. bé, đứa bế, đứa bồng, Đứa lên một, đứâ lên bã, đứa lên năm, đứa lên bảy... Tao bảo m ày quảy, m ày không quảy Mày để tao quẩy, quẩy về cái đất Phú ơ n ... Và đây là lời dặn dò của cô gái đang yêu nói với người tình hãy biết kiềm chế tình cảm khi họ còn muốn giữ kín mối quan hệ trong vòng bí mật vói nhau. Anh có thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có quẹt ngón Người ta đông như hội, ngó ngay mà nhìn. Miếng trầu, m iếng thuốc em không xin Thuốc anh, anh hút, đừng đưa em, đừng mồi. Miệng thế gian họ đồn lắm ẵnh ơi! Giả lơ làm lảng như hồi chưa quen. 30 ■ Thạch 'Phươiig - J\gô Quang.Hiền

tẵ Ỵ .

Hình tượng trong ca dao lắm khi được khắc họa còn gồ ghề, thô ráp, nhẹ phần tỉa tót, không phải vì cẩu thả hay vội vã, mà xuất phát từ m ột dụng ý nghệ thuật nhằm làm bật lên những tình tiết hiện thực của nội dung cần diễn đạt. Hòn đá cheo leo, Con trâu trèo, con trâu trọt, Con ngựa trèo, con ngựã đổ. Anh thương em lao khổ Tận cổ chí kim Anh thương em khó kiếm, khôn tìm. Cây kìm luồn qua sợi chỉ, Sự bất đắc dĩ phu m ói lìa thê. Nên hay không nên anh ở, em về, Đừng giao, đừng kết, đừng thề mà vương. Nhạc điệu câu thơ ở đây rõ ràng rất tự do, thoáng nghe qua thấy như bị dồn ép, khập khiễng. Để diễn đạt nội tâm phong phú, hình thức câu thơ lục bát thường bị phá vở. Yề mặt ý tưởng, con người Nam Trung Bộ không thích chấp nhận những giáo điều, những công thức định sẵn mà luôn cố gắng tìm tòi suy nghĩ, khá độc lập trong cách xử lý. Hai câu ca dao được lưu truyền ở nhiều vừng, được coi như một kinh nghiệm đã được đúc kết từ đòi sống thực tế: Râ đi m ẹ dặn lời này Sông sâu đừng lội, đò đầy đừng sang. Thế nhưng ở đất này, câu ca dao lại được chắp thêm hai câu tiếp mang một ý mới. Sông sâu không lội thì trưa, Đò đầy không xuống, ai đưa m ộ t mình. Thì ra, “mọi lý thuyết đều màu xám, còn cây đời thì mãi mãi xanh tư a i”. Lời bà mẹ thật là kinh điển, nhưng nó lại Cu dao JVa/M Trung -Bộ • 31

không phải là thứ “cẩm nang” thần diệu cho mọi trường hợp, mọi nơi. Cuộc sống m uôn màu m uôn vè, vi vậy phải biết tùy cơ ứng biến. Một trường họp khác. Câu ca dao “Trãi khôn tìm vợ chợ đỏng, Gải khôn tìm chồng giữa, chốn ba quàn ” từ lâu được coi như tìẻu chuẩn để những chàng ưai, cỏ gái dựa vào đó mà đi tìm đối tượng. Thế nhưng, cũng có anh con trai ở đây nghĩ khác và hành động ngược lại cái “công thức cổ điển” ấy. Không phải vì ý tưởng lập dị, mà xuất phát từ một nhận thức trong sáng và một quan niệm thẩm mỹ riêng. Anh quyết lên non tìm con chim lạ Chốn ứiị ứiành chim chạ thiếu chi. Vượt qua cái thông lệ cũ “tìm vợ ở nơi đô hội”, anh chọn hạnh phúc cho mình theo một ngả khác. Chạ, theo tiếng miền Nam, có nghĩa lộn lạo, xô bồ, bát nháo, không tinh ròng. Cá chạ là cá xò đủ loại. Con chạ là con không rặt nòi, không biết ai là cha1. Thì ra, chàng trai muốn đi về chốn non xanh nước biếc, nơi cuộc sống thuần phát hơn, chưa bị “ô nhiễm” bởi văn minh thành thị, và tất nhiên xác suất của sự chọn nhầm đối tượng cũng sẽ thấp hơn. Như ta biết, dải đất từ phla nam đèo Hải Vân chạy đến địa giới Bình Thuận - Bà Rịa không phải là vùng quá khắc nghiệt (đất cày lên sỏi đá), nhưng cũng khồng phải là nơi thiên nhiên có nhiều hào phóng đối vói con người. Thiên tai, bão lụt hằng năm vin liên tiếp xảy ra. Con người muốn bám trụ noi đây, không những chỉ có siêng nàng, lao động cần cù, mà còn phải luôn động não, tìm tòi cái mới, cái hay để xử lý một cách chủ động, thông minh trong các tình huống. Không giáo điều trong suy nghĩ, bền bỉ, kiên trì trong ý chi, có quyết tâm cao trong hành động, đó là những đặc tính nổi bật của con người nol đây. "Anh đáy quyết chí câu cua, Dầu ai câu chạch, câu rùa mặc ai!”. Họ quan niệm “đã quyết thì đành”, “đã đẵn thi vác”, “đã đan thì lận tròn vành mới thôi”. Vì vậy họ chế giễu một 1

Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tinh Paulus Của tr. 112

32 • 'Tliạch 'P hư ơng - -A'ịịô O i ưui x ỊỊiẻn

cách mỉa mai những kẻ nghèo mà thích học làm sang, người hay khoe mẽ, tốt mã rẻ cùi, ưa chuộng hư danh. Văn chương đựng không đầy lá m ít Võ thì đá không bể nổi mảnh sành Nghe vua treo bảng cũng xòng xành ra thi Bảng đề không biết chữ chi Mài nghiên, m ú t bút có khi hết ngày. Chính môi trường thiên nhiên và điều kiện sống nol đây đã góp phần hun đúc nên tính cách và bản lĩnh của họ, mà dấu ấn in lên khá rõ nét trong những sáng tác ca dao. So sánh với miền khác, ca dao ở đây khỏe khoắn, xốc vác hơn, chất sống còn sù sì, góc cạnh, ít được đẽo gọt, còn chất tình thì nồng đượm dạt dào như sóng cồn, cái nghĩa cũng thâm sâu, đậm đà như muối mặn gừng cay. Ca dao Nam Trung Bộ cũng không kém phần trào lộng. Như chúng ta đã biết, từ một loại nghệ thuật cung đình và của nho sĩ, hát bội (hát tuồng) khi vào đất Nam Trung Bộ đã nhanh chóng trở thành một nghệ thuật của bình dân, được ưa thích từ già đến trẻ. Phụ nữ và trẻ em cũng mê hát bội như điếu đổ. Ở nông thôn ngày xưa, tiếng trống chầu hát bội gióng lên ở đình làng hay ở thôn xóm kế cận có một sức lôi cuốn kỳ lạ. “Tai nghe trống chiến, trống chầu, Xếp ba miếng kẹo lộn đầu lộn đuôi”. Nhưng có lẽ say mê nghệ thuật đến mức như người phụ nữ Bình Định này thì thật đặc biệt, hiếm có. Bầu Đông đóng Lý Phụng Đình Dầu chồng có đánh thì m ình cũng đi. Bầu Đông quê ở Gò Bồi, là một nghệ nhân hát bội có tiếng ở miền Trung trước đây, nhất là khi ông thủ vai Lý Phụng Đình (một vở tuồng cùng tên) thì thiên hạ nô nức kéo đi xem. Chấp nhận một trận đòn để đổi lấy một buổi thưởng thức tài nghệ của m ột diễn viên đóng vai mình thích trên sân khấu hát bội là một chuyện “cười ra nước m ắt”. Nhưng cũng qua câu chuyện này, ta Ca dao :\ani Trung ề ộ • 33

hiểu thêm về cá tính người phụ nữ ở nơi đây. Họ không chi ké thừa những nét đẹp truyền thống thượng võ của một vùng đất “Đàn bà cũng biết bỏ roi đi quyền”, mà còn yêu thích nghệ thuật một cách say đắm. Rượu chè, cờ bạc là những tệ nạn xã hội. Thơ ca dân gian xưa nay đã có không ít câu lên án gay gắt vấn đề này. Người phụ nữ chẳng may gặp phải ông chồng nát rượu coi như “lãnh đủ” nhiéu nỗi bất hạnh, từ sự nghèo khó, túng quẫn đến chuyện thượng cảng chân hạ cẳng tay bất kể lúc nào, và bao nhiêu hành vi mất nhân cách khác khi con người bị “ma men” điều khiển. Thế nhưng ở đây, bên cạnh những câu ca, bài vè phê phán, đả kích thói hư tật xấu này lại còn có cả câu ca dao đề cao các “đệ tử Lưu Linh” một cách mia mai, rằng các cô gái “khôn” nên kiếm những anh chồng nghiện rượu để có lọi về sau là khỏi phải làm đám ma khi anh ta chết. Con chim khôn kiếm cành lành mà đậu, Con gái khôn kiếm thằng chồng nhậu mà nhờ Mai sau, nó chết bụi, chết bờ, khỏi chôn! Bằng lối cấu trúc độc đáo, câu ca dao đã hạ bệ những anh chàng nát rượu xuống một vị trí thảm hại. Nhưng có lẽ câu ca dao sau đây mới đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật châm biếm. Có được chồng ghiền như ông tiên nho nhỏ Xét lại thua buồn, tôi m uốn bỏ ông tiên. Câu ca dao gồm yỏn vẹn có hai vế, mỏi vế gồm chín từ. vế trên là lòi khẳng định, đề cao, nhưng liền đó vế sau lại mang ý phủ định, ý ngược lại. Cái độc đáo về mặt cấu tứ của câu ca dao đã làm bật lẽn chất trào lộng trong thế đối lập về ý nghĩa của vế ưên và vế dưới. Hò hát đối đáp ngày xưa ở làng quê không chỉ mang ý nghía sinh hoạt văn nghệ vui choi giải trí, mà còn là những cuộc đọ tài, đọ trí, đòi hỏi những người ưong cuộc chơi phải thông minh, nhạy cảm, phải có vốn kiến thức nhất định, và nhất là năng khiếu ứng phó nhạy bén, linh hoạt, bởi vì hát đối đáp cũng có nghĩa là ứng tác 34 ■ Thạch fhutrng - ■\ìrô Ounnự)iiến

tại trận, dĩ nhiên là phải có nghệ thuật: Bạo dạn mà không suồng sã, lố bịch; hài hước, châm chọc mà không thô lậu; đa tình mà không lẳng la; tục mà thanh; đánh khẽ mà đau dai, đau sâu v.v.... Câu hò của cô gái nhằm “chọc quê” anh chàng muốn làm ra vẻ sau đây cũng thật táo bạo. Anh đi đâu lúc la, lúc lắc, quạt giắt sau lưng, Hay làng cử anh lầm lý trưởng để ‘‘giữ rừng” cho em? Lý trưởng ngày xưa là người có quyền thế nhất trong làng, ra đình ngồi ở chiếu giữa, mọi người phải kính nể, thế mà lại bị cô gái gán cho cái chức ưách “giữ rừng” cho em. Như thế kể cũng ngạo mạn. Nhưng anh con trai tỏ ra cũng chẳng vừa, bèn ứng khẩu đáp lại: “Rừng em ” anh chẳng dám vô Sợ phụ mẫu em cất giấu mả m ồ ở trong. Trường họp sau đây, cồ gái tung hê đối tượng trêu ghẹo của mình lên hàng “hiền nhân quân tử” để rồi sau đó đẩy vị “quân tử” ấy roi vào thế hài hước đáng thương. Sáng trảng quân tử đi choi, Đải m ộ t chỗ đái, lội bơi mà về. Chẳng dè anh con trai lại cao tay hơn, đối lại bằng giọng trách cứ nhẹ nhàng, bảo cô em sao lại dại khờ đến thế! Lời thì khê nhẹ mà ý thi thâm sâu. Em đải làm chi đái dại đái khờ Cửa nhà em trôi trước, bàn thờ em trôi sau. Về mặt lô-gíc, vũng nước đái làm cho người ta phải “lội boi mà về”, thì chuyện trôi cửa, trối nhà cũng là chuyện dĩ nhiên, khó mà bắt bẻ được. Như trên đã nói, ngôn ngữ ca dao Nam Trung Bộ thiếu sự chải chuốt, mà tự nhiên, mộc mạc, nhiều lúc còn thô ráp, âm điệu không giàu nhạc tính như ca dao Bình - Trị - Thiên. Đó là nhận xét chung nhất. Tuy nhiên, văn học dân gian của mồi Ca dao -Nam 'Trung ỗộ • 35

miền có đặc trưng riêng và những nét trội của nó. Chính cái riêng ấy sẽ góp phần làm nên sự phong phú, nhiều màu nhiéu vẻ của văn học dân tộc. Các tác giả vô danh ở Nam Trung Bộ cũng tỏ ra có những tài hoa nhất định trong việc sử dụng ngôn ngữ quần chúng của địa phương để làm cho cảu thơ sống động, có sức biểu cảm m ạnh hơn, dễ đi vào lòng người. Một số thí dụ: Để nói sức mạnh của tình yêu, tác giả dân gian đã dùng từ đọa khá đắt trong câu ca dao “Chắp tay xin bạn chớ cười. Ỏng tiên còn phải đọâ huống chi người thế giãn". Từ chạ trong câu “Anh quyết lên non tìm con chim lạ, Chốn thị thành chim chạ thiếu chi” cũng là m ột cách dùng chữ táo bạo. Ngưòi ta thường nói “cá chạ” (cá xổ tạp), “ngựa chạ” (ngựa lai khỏng thuần giống), thậm chí cả “con chạ” với ý xấu (con năm cha ba mẹ), nhưng ít khi dùng tính từ chạ để nói về loài chim. Thế nhưng, từ chạ trong câu ca dao ở đây, ngoài ý nghĩa vần điệu còn làm tôn thêm cái ý của câu ca dao. Từ “quá chừng” trong ngôn ngữ dân gian thường gợi cho ta cảm giác thái quá, bất cập, không bình thường với ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn, thế nhưng đặt nó trong câu “Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng, Thưong chã, nhớ m ẹ quả chừng bạn ơi!” thì rất đúng chỗ, dễ dàng được chấp nhận, vì đó là tâm trạng rất thật. Thực ra, câu ca dao còn có hai vế tiếp là “Thương cha nhớ m ẹ dìì vẻ, Nhược bằng thưong cảnh nhớ quê thì đ ù n g ”. Ai có dịp xuói dòng sông Thu Bồn vào lúc chiều tà, khi bóng vách núi Hòn Kẽm màu chì dựng đứng như một bức thành cổ đồ sộ (đá dừng) trùm kín cả một đoạn sông dài, mới hiểu hết nổi lòng con người gởi gắm vào trong câu ca dao. Những cụm từ như “Nước xanh như tàu lả”, “Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loâiì ”, “Ta đi tìm bạn đầu còn hơi sương", Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn c o m ”, hay “Đ ểra truông vắng khóc no rồi về ”, “Đôi ta cùng ước dầm dề cả h ã i”, hoậc 36 ■ Thạch 'Pliuưng - ,.\-£fớ Ouantr Ị liến

“Cẩu không tay vịn cũng lần mà q u a ...” trong các bài ca dao trữ tình chứng tỏ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ quần chúng tài tình của các tác giả vô danh để diễn tả tâm trạng, nỗi lòng của nhân vật. Nghệ thuật chơi chữ ở đây cũng mang một phong cách riêng. Choi chữ, thực chất là một trò choi trí tuệ. Có những câu hát đối đáp nêu ra, nhưng chưa có câu trả lời (hoặc có thể do chưa sưu tầm hết được). Có lối choi chữ đồng âm khác nghĩa: - Con chim tra trả1ai vay mà trá, Bụi gai sưng1 ai vả mà sưng? Hoặc: - Bà già lể ốc trong nhà Con cuốc uống nước, gà con mổ kê Nực cười gà nọ mổ kê Ngựa ăn gò mả3 rồng về Bình Long. Núi Đồng Dương, dê chạy giáp vòng, Ngó ra ngoài biển con cá nằm ngất ngư Trai như anh đối đặng chừ chừ Trầu têm cánh phượng bỏ khay cừ, em dâng. Có trường họp lối choi chữ hàm cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Như câu: “Anh từ ữ on g Quảng ra thi, Leo lên đèo Ải chữ chi mập m ờ ”. Câu ca dao miêu tả đèo Hải Vân có nhiều đoạn quanh co khúc khuỷu hình chữ chi, đồng thời cũng ẩn cả ý chê trình độ của 1

Một loại chim có bộ lông ngũ sắc ở địa phương.

2

Có nơi còn gọi là rau sưng, một loại dây leo, lá và cọng có gai, mùi thơm hắc, đọt và lá

non thường dùng như một thứ rau gia vị. 3

Đúng ra, chữ mã (con ngựa) có dấu ngã, nhưng người miễn Trung phát âm không

phân biệt hỏi và ngã rõ ràng.

Ca dao -Xam Tnm g -Bộ • 37

anh học trò đi thi này thấp kém không đọc nổi mấy chữ nho khắc trên cửa ải, nên bảo đó là những “chữ chi mập m ờ”, có nghía là không rõ nét. Câu hát đối đáp sau đây thuộc loại xuất sắc, cả người thách đói với người đối lại. Nữ: Cầm dùi đục đập lên đầu chàng Hỏi làm thợ mộc tiền ngàn để đâu? Nam: Nắm kiềng đèn đè lên đầu thiếp Rằng dầu hao, tim hết bởi vì đâu? Người nữ ra câu đối ở đây đã sử dụng từ đồng âm khác nghĩa rất đắt. "Cầm dùi đục đập lên đầu chàng”, chàng vừa chỉ một dụng cụ lao động của người thợ mộc, lại vừa có nghĩa là con ngưòi, tức là anh chàng diợm ộc (đối tượng đang bị tra vấn) rằng: Hỏi làm thợ mộc tiền ngần để đàu? Cách hiểu đó hoàn toàn lô-gíc. Còn lời đối của nam cũng khá tài tình: “Nắm kiềng đèn, đè lên đầu thiếp” (Người miền Nam không phân biệt thiếp đèn hay thếp đèn trong cách phát âm ). Câu đối đạt cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và đối với nhau từng từ. Thiếp vừa có nghĩa là dựng cụ đựng dầu (dầu dừa, dầu mù u, hay m ỡ cá, trong đó người ta đặt một hay hai tim (bấc) đèn để thắp sáng) vừa có ý nghĩa ẩn là nàng - đối tượng được hỏi “Rằng dầu hao, tim hết bởi vì đầu?". Như vậy, câu đối rất chính cả hai mặt chữ và nghĩa - cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cầm dùi đục - Nắm kiềng đèn Đập lên đầu chàng - Đè lên đàu thiếp Ca dao Nam Trung Bộ có nhiều câu chứa đựng một triết lý sâu sắc về các khía cạnh nhân sinh, từ tình yêu trai gái, tình bạn đến tình yêu Tổ quốc, từ cách đối nhân xử thế đến những quan niệm vẻ cái thiện và cái ác, về cái cao cả và cái thấp hèn. Đày là cách nghĩ của họ về tầng lóp thống trị: 38 ■ Thạch 'Plìuưitg - ■Aìrô Q u a n g IliHi

Nhiều quan thêm khổ thằng dân Nhiều giàu thì lại chết trân thằng nghèo. Theo họ, quan và dân, giàu và nghèo không bao giờ hòa hợp được VÓI nhau, cũng như cái kết luận đơn giản trong cuộc sống hằng ngày: “Củ lang nấu vói củ mì, Chờ cho m ì chín còn gì củ lãng?” Rất nhiều câu ca dao lên án đồng tiền và sức thao túng của nó trong xã hội cũ. “Đồng tiền không phấn, không hồ, Sao mà lại khéo điểm tô mặt người". Uy lực của nó là đáng gờm, tuy nhiên theo quan niệm của nhân dân, nó không phải là tất cả. Sự giàu sang không hẳn đã tạo nên hạnh phúc. “Tìm giàu thì dễ, tìm khôn khó tìm “Vàng chì tiêu hết, nghĩa đòi còn nguyên Đừng vội cho rằng tư duy của người nông dân nặng về trực giác. Họ có thể tỏ ra không “thông thái” về mặt lý luận, nhưng lại giàu vốn sống thực tế, và bản thân họ cũng ưa chuộng thực tế. Họ chê trách những ngưòi thích cái bề ngoài hào nhoáng, thích đứng núi này trông núi nọ, để rồi nhiều khi phải trả giá khá đắt. Họ mượn hình ảnh con cá để nhắc nhở người đời: Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt, Con cá ngoài lờ lúc lắc m uốn vô. Trong một xã hội mà mạnh được, yếu thua, cá lớn nuốt cá bé thằng to đè kẻ nhỏ được coi như điều hiển nhiên trong cuộc sống họ buộc phải luôn luôn tỉnh táo và có ý thức cảnh giác. Dẫu tin thì cũng đề phòng Gà kia m ột trứng hai lòng biết đâu. Tuy nhiên, ở họ tinh thần lạc quan, niềm tin yêu ở cuộc đòi ở lẽ phải vẫn là những nét chủ đạo trong ỷ thức của họ. Lòng hưởng về điều thiện, sự cao khiết, biết sống có ích cho đời chiếm một vị trí quan trọng trong nếp nghĩ của họ. “Dù tu đến cõi Thiên Thai, Không bằng lượm m ột nhành gai bên đường”. Ca dao -Aaiìi Trung Ểộ ■ 39

Ngay khi bị rơi vào hoàn cảnh thất thế, họ cũng tự nhủ phải biét giữ tầm hồn mình sao cho ưong sáng theo truyền thống đạo lý của cha ông “Đói cho sạch, rách cho thom ”. Chim quyên xuống đất ăn trùn Anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt thân Đốt than thì phải sàng ứian Làm sao đừng để lấm gan anh hùng. *X , * Văn học là tấm gưang phản ánh đòi sống tinh thần của một dân tộc, m ột xã hội. Ca dao Nam Trung Bộ, thành tố chính yếu tạo nên khuôn mặt văn học dân gian của m ột khu vực rộng lớn gồm 8 tỉnh, thành chạy suốt dọc duyên hải miền Trung, nơi hiện có gần 9 triệu con người cư trú (số liệu thống kê năm 2012), cũng là m ột tấm gương, trên đó in đậm bóng dáng cuộc đòi lao động và chiến đấu vô cùng oanh liệt của nhiều thế hệ gắn liền với sự nghiệp m ở mang bờ cõi đất nước xuống phía nam, cùng tâm hồn và tình cảm của con người nơi đây. Xét về tuổi, thì ca dao Nam Trung Bộ trẻ hơn nhiều so với ca dao ncri đất cội nguồn đến hàng chục thế kỷ, nhưng nó đã thừa hưởng những thành tựu và tinh hoa của văn học dân tộc, đồng thời trong quá trình phát triển đã thâu hái thêm nhiều nhản tó mới của nền văn hóa các cư dân bản địa, tạo nên những sắc thái riêng của ca dao một khu vực. Ca dao Nam Trung Bộ đồng thời cũng là một m inh chứng sống động về một quy luật đặc thù của văn học dân tộc là luôn luôn gắn chặt vói bước đi của lịch sử. Là một mảnh tâm hồn của con người và đất nước, ca dao noi đây không chỉ có phản ánh lịch sử đã qua, mà trong thực tế, nó đã trở thành máu thịt của quê hương, làng xóm, m ột chất keo tảng thêm cường độ cố kết của cộng đồng qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử hôm qua và hôm nay. 40 ■ Thạch 'Phương - .Xgô Qiiangjỉiểìi

Nếu như các mảng đề tài về ca dao lịch sử, về sản vật, về xã hội làm cho ta thêm yêu quý và tự hào về một dải non sông, trí tuệ và máu của bao lóp người đi trước đã sáng tạo nên, thì hàng ngàn câu ca dao ân tình đủ các cung bậc, sắc thái tình cảm khác nhau mà sức sống bền vững của nó được thử thách qua thòi gian, vẫn như có sức rung động mạnh mẽ, làm xao xuyến tâm hồn chúng ta hôm nay. Bầu sữa của ca dao Nam Trung Bộ thuộc vào loại sung mãn xét cả hai phương diện tư tưởng và tình cảm. Dòng sữa ngọt ngào ấy chính là tinh lực đã từng góp phần nuôi dưỡng tâm hồn nhiều thế hệ noi vừng đất này trong các chặng đường lịch sử. Bằng nội dung phong phú thấm đượm hưong sắc của một miền đất, ca dao Nam Trung Bộ đã góp thêm một tiếng nói đặc sắc, làm giàu thêm kho tàng văn học của dân tộc.

THẠCH PHƯƠNG

Ca dao Jỉam Trung -ÔỘ ■ 41

tẩứnAât

Ca dao

■ K huôn m ặ t q u ê h ư ơ n g “ ■Khúc m ộ t M i è n T m n g ”



THẮNG CẢNH - LỊCH s ử - CON NGƯỜI * Ai về Bình Định mà coi, Con gái Bình Định bỏ roi, đi quyền1. * Ai về Cổ Lũy cô thôn2, Nước sông Trà Khúc3 sóng dồn tung tăng. * Ai về quê ấy Nghĩa An, Ghé thăm phong cảnh Chùa Hang, Bàn Cờ4. * Ai về Tuy Phước ăn nem, Ghé qua Hưng Thạnh mà xem tháp Chàm5.

1

Bỏ rơi: Biểu diễn vê' múa roi (côn).

2

C ổ Lũy: Cửa biển nằm ở phía đông bắc huyện Tư Nghĩa, rộng 1.500 mét, nơi hai nguón nước sông Trà Khúc và sông Vệ đổ vé. Cổ Lũy cô thôn tức thôn Cổ Lũy cô quạnh, một trong 10 cảnh đẹp được xếp hạng của tỉnh Quảng Ngãi.

3

Sông Trà Khúc: Dài khoảng 120km, sông phát nguyên từ các dãy núi phía tây Quảng Ngãi như Đắktô, Sơn Hà, Komplông... chảy qua các huyện Tư Nghĩa, Sơn Tịnh đổ ra

4

cửa Cổ Lũy. Chùa Hang, Bàn Cờ: Cả hai địa danh thuộc huyện Tư Nghĩa.

5

Tháp Hưng Thạnh: Một trong bảy cụm tháp Chàm của tỉnh Bình Định.

c « (lau Vam Trung Sộ • 45

* Ai về xóm Bóng, Hà Ra1 Đi ngang Hòn Chữ2 cho ta nhắn lởi. Nhắn ai nuôi chí vá trời Lòng trung tạc đá muôn đời còn bia. * Ai về xóm Bóng quê nhà, Hỏi thăm điệu múa Dâng Bà còn khống?3 * An Dân, Xuân Thọ chia hai, Chỉ vì cái đảnh Xuân Đài làm ranh4. * An Khê nổi tiếng Hòn Bình5, Ngày xưa Nguyễn Huệ ẩn binh chốn này.

* An Nhơn có tháp Mò o 6, Có chùa Thập Tháp7, có đò Trường Thi8. * Anh đứng Hòn Chồng, Trông sang Hòn Yến9, Lên thăm Tháp Bà, 1

Xóm Bóng: Nằm cạnh Tháp Bà (Pô Nagar) thuộc làng Cù Lao, thành phố Nha Trang. Hằng năm, vào ngày lễ Vía Bà (3-3 ầm lịch) có lệ Múa Bóng. Vũ nữ được chọn từ các cô gái trong xóm, cho nên nơi đây được mệnh danh là Xóm Bóng.

2

Hòn Chữ: (hay Hòn Đá Chữ) nằm gán Tháp Bà. Những chữ Phạn cổ khắc trên hòn đá lỏn này trải qua thời gian, mưa gió nên phán lớn đã bị mòn, bị mất nét.

3

Điệu múa Dâng Bà: Tại Tháp Bà (Pô Nagar), Nha Trang hằng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch có tổ chức lễ hội Vía Bà, có hàng ngàn khách thập phương vẽ dự. Trong lễ hội có điệu múa nghi lễ gọi là “múa Dâng Bà”. Xóm Bóng thuộc làng Cù Lao nằm bên chán ngọn đỗi Tháp Bà.

4

Đèo Xuân Đài: Còn có tên là Gành Đỏ, nằm sát biển, làm ranh giới thiên nhiên của hai xã An Dân (huyện Tuy An) và Xuân Thọ (huyện Sông Câu).

5

Hòn Bình: Còn có tên là Hòn ô n g Bình, nằm ở chân đèo An Khê.

6

Tháp Mò O: Một trong bảy tháp Chàm ở Bình Định.

7

Chùa Thập Tháp: Một danh lam cổ tự của Bình Định do hòa thượng Nguyên Thiéu ỉập từ thế kỷ XVII

8

Trường Thi: Nơi xưa kia, từ năm Tăn Hợi 1851 nhà Nguyễn mở khoa thi Hương cho các tỉnh mién Trung từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.

9

Hòn Yến: Cù lao nằm ở phía đông Nha Trang.

46 » Thạch -Phương - v\Ịró Q iiangJIiểit

về viếng Sinh Trung, Non xanh nước biếc trập trùng, Biết bao liệt nữ, anh hùng em oi! * Anh từ trong Quảng ra thi, Leo lên đèo Ải chữ chi mập m ờ1. * Anh về Bình Định ba ngày, Cậy mua chiếc nón lá dày không mua. Anh đi bầu rượu, gói nem, Mảng vui quên hết lòi em dặn dò. * Anh về Bình Định chi lâu, Bỏ em kéo vải, hái dâu một mình! * Anh về Bình Định chi lâu, Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng. Hai hàng nước mắt rưng rưng, Chàng xa, thiếp cách, giậm chân kêu trời! * Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo, Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh. Đêm đêm thơ thẩn một mình, Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây? * Biển Thị Nại2 ùn ùn sóng giận, Đá Phương Mai3 khăng khắng lòng trung. 1

2

3

Đèo Ải: Tức đèo Hải Vân. Chữ chi (£ .) ở đây mang hai nghĩa: Vừa miêu tả đường đèo gấp khúc, vừa có ẩn ý chê anh học trò đi thi không đọc nổi những “chữ chi” (?) ghi trên cửa ải, nên cho nó mập mờ. Thị Nại: (hay Thi Nại) Khi thành Đố Bàn (cách cửa biển Ih ị Nại khoảng 15km) còn là kinh đô Chiêm Thành, thì Thị Nại là một hải cảng quan trọng, có tên là Cri Vini. Nơi đây từng xảy ra nhiểu trận chiến đẫm máu: Trận đánh năm Giáp Thân (1284) giữa quân Thoát Hoan và thủy quân Chiêm Thành. Trong cuộc chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, cũng đã diễn ra nhiẽu trận đánh lớn và các năm Nhâm Tý (1792), năm Quý Sửu (1793), năm Kỳ Mùi (1799), năm Canh Thân (1800). Ngày nay, cửa Thị Nại bị phù sa bổi lắp thành đẫm Thị Nại. Phương Mai: Một núi nhỏ nằm ở bán đảo Phước Hải, phía đông cửa Thị Nại.

C a (lao ■\'a iii -Trung c* S ộ



47

Nước non là nước non chưng Rửa thù non nước ta cùng phải lo. Thuyền nhỏ, gió to, Anh đừng e ngại. Em chèo, anh lái, Cuối bãi đầu ghềnh. Quản gì sóng gió lênh đênh, Ngọn rau tấc đất, miễn đền om nhau. * Bình Định có núi Vọng Phu1, Có đầm Thị Nại, có Cù lao Xanh2. Em về Bình Định cùng anh, Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa. * Bô Bô nói với Phường Chào3, Xem tôi vóả chị bên nào hiền hơn! * Bước chân lên Đèo Cả4, Thấy mả ông Cao Biền5, Có đổi chim hạc đang chuyền nhành mai. 1 Núi Vọng Phu: Nằm trong dãy Núi Bà, huyện Phù Cát, Bình Định. 2

Cù lao Xanh: Nằm ở phía đông thành phố Quy Nhơn.

3

Bó Bô và Phường Chào: Hai nữ thẩn có tiếng linh thiêng được lưu truyén trong dán gian Quảng Nam. Tương truyén, Bô Bô - một nữ tướng Chiêm Thành - đã chỉ huy quân Chièm đánh nhau với quân Lê Thánh Tồn, bị thất trận, định rút về cố thủ ở kinh đỏ Mỹ Scm, nhưng đến làng Thu Bổn (cách Mỹ Sơn ìokm đường chim bay) thì voi bị ngã, bà bị giét chét. Bà Phường Chào - một nữ thẫn Việt có sắc vua phong - được dân lập miếu thờ tại làng mang cùng tên, thuộc huyện Duy Xuyên, vé sau nhập vào huyện Đại Lộc, Quảng Nam.

4

Đèo Cả: Cao trên 500 mét, dài hơn ìokm, đường đi quanh co uốn khúc. Đèo làm ranh giới tự nhiên của 2 tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa. Thời phong kiến, trên đình đèo có đặt trạm Phú Hòa. Phong cảnh nơi đây thật hùng vĩ, được liệt vào danh thắng của Việt Nam... Vua Minh Mạng (năm thứ 17 - 1836 đã sai thợ chạm hình phong cảnh Đại Lánh (cảnh dưới chân đèo) vào Tuyên đỉnh, một trong “cửu đỉnh” bằng đõng to để trước sản Thái Miếu, Huế. Năm Tự Đức thứ 6 (1853) Đại Lãnh được liệt kẻ vào từ đién.

5

Cao Biển: Theo truyén thuyết dân gian, Cao Biển đánh với thẩn Đá Bia và chết tại đáv. Vẻ' truyễn thuyết này, ở nước ta nhiéu nơi có mả Cao Bién. Trong thực tế, Cao Bién chét ở bên nước Trung Hoa, chứ không phải ở bên ta.

48 ■ Til ạcli 'P lìưưng - .j\'ựô Q u a n g ,J ỉiẻ ti

* Bước chân lên Đèo Cả, Trông sang Vạn Giã1, Ngó xuống Tu Bôngla' Biết rằng cha mẹ đành không, Anh chờ, em đợi uổng công hai đàng. * Cây da mô cao bằng cây da Bàn Lãnh2, Đất mô thanh cảnh bằng đất Bảo An2a, Chỗ mô vui bằng chỗ Phố (Hội An), chỗ Hàn (Đà Nẳng), Dưới sồng tàu chạy, trên đàng ngựa đua. * Cây me cũ, Bến Trầu xưa3, Không nên tình nghĩa (thì) cũng đón đưa cho ưọn niềm. * Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi4, Vật vô tri còn biết đèo bồng đôi lứa, Huống chi tôi với nàng. * Chầu rày xa phố Hội An5, Xa chùa Ông Bổn, xa làng Minh Hương6. 1, la Vạn Giã, Tu Bông: Nằm ở nam Đèo Cả, thuộc tỉnh Khánh Hòa. 2, 2a Bàn Lãnh, Bảo An: Cả hai địa danh thuộc vùng Gò Nổi, huyện Điện Bàn, ở giữa hai nhánh sông Thu Bổn. Nơi đây có nghể tơ lụa nổi tiếng. 3

Cây me cũ: Cây me cổ thụ thời Tầy Sơn hiện vẫn đứng tỏa bóng bên đến thờ Quang Trung ở làng Kim Mỹ, huyện Bình Khê. Bến Trẩu (nay bến Trường Trầu), nơi Nguyễn Nhạc ngày xưa đi buôn trẩu.

4

Cẩu Đôi và Tháp Đôi đểu nằm trong khu vực thành phó Quy Nhơn. Cấu Đôi gổm cáu xe lửa và cấu ô tô được xây dựng song song nằm trên cửa ngõ dẫn vào thành phó. Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gổm một tháp lớn và một tháp nhỏ đứng cạnh nhau gần nơi cảng Thị Nại, được xây dựng từ thế kỉ XIII. Ra đời tương đổi muộn, nên công trình kiến trúc Chămpa này kết hợp được nhiểu nét cùa hai nến văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. Tháp Đôi là di tích lịch sử đã được Bộ Văn hóa xếp hạng.

5

Hội An: (còn gọi là Faifo) một địa danh nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam còn giữ nguyên được diện mạo cùa một đô thị cổ. Từ thế kỷ XV, nơi đây là cảnh trọng yếu của Chiêm Thành, và sau đó trong khoảng thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Hội An trở thành một nơi giao lưu kinh tế, văn hóa phát đạt bậc nhất của Việt Nam. Thuyển buôn và thương nhân của nhiéu nước Á Âu đã đến đây buôn bán, lập thương điếm, xây dựng phó phường (Đô thị cổ Hội An, Nxb. Khoa học Xã hội, H. 1991, tr. 13).

6

Chùa Ông Bổn: một trong những chùa lớn thờ Bổn đẩu công Trịnh Hòa, và làng Minh Hương thuộc thành phố Hội An.

Ca (1(10 • \a m Trung Ểộ ■ 49

* Cheo leo núi đá xây thành Đầu non mây trải, chen cành suối tuôn. Biển khoi, nước chẳng quên nguồn, Gành xa, sóng vỗ tiếng luồn trong hoa. * Chiều chiều én liệng Truông Mây1, Cảm thương chú Lía bị vây trong thành. * Chiều chiều mây phủ Đá Bia2, Đá Bia, mây phủ chị kia mất chồng. Mất chồng như nậu mất trâu, Chạy lên, chạy xuống, cái đẩu chơm bơm. * Chiều chiều mây phủ Đá Bia, Đá Bia mây phủ chị kia mất chồng. Mất chồng, ta chẳng có lo, Sợ anh mất vợ nằm co một mình. * Dù xa trước ngõ cũng xa, Dù gần Vĩnh Điện, La Qua cũng gần3. * Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu hồng đào chưa nhấm đà say, Anh hùng thước lụa trao tay4, Nước non một gánh voi đầy ai hay? 1

Truông Mây: còn có tên là Hóc Xấu, thuộc huyện Hoài Ân, Bình Định. Nơi đây mây mọc dày thành rừng dài hàng ki-lô-mét. địa danh này gắn lién với cuộc nổi dậy của chàng Lía, một nông dàn quê ở Phù Ly, phủ Quy Nhớn dưới thời chúa Nguyễn. (Xem thêm Vê chàng Lia ở phẩn Phụ lục).

2

Đá Bia: tên chữ Thạch Bi Sơn, cao 706 mét, thuộc dãy Đèo Cả. Đây là hòn núi ăn ra biển xa nhất trong nước ta.

3

Vĩnh Điện: Thị trấn nằm trên quốc lộ I, cách Đà Năng 20 km vé phía nam, cách Hội An ìokm vê' hướng đông, La Qua: Nơi tỉnh thành cũ Quảng Nam đóng. Thành đã bị san bằng trong những ngày đẩu kháng chiến chống Pháp (1945), La Qua nay thuộc thị trấn Vĩnh Điện.

4

Câu hát dân gian phản ánh sự kiện Hoàng Diệu (1829 - 1882) quê làng Xuân Đài, phù Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam nguyên Tổng đổc trẫn thủ Hà Nội đă vào Võ Miếu tuản tíét với dải lụa đào, trước khi thành rơi vào tay quân Pháp.

50 ■ 'Thạch 'Phương - -J\gô Qiiang JIiẻn

* Đèo nào cao bằng đèo Phú Cốc, Dốc nào ngược bằng dốc Xuân Đài1. Đèo cao, dốc ngược, đường dài, Anh còn qua được, huống chi vài lạch sông. * Đi bộ thì khiếp Hải Vân2, Đi thuyền thì sợ sóng thần Hang Doi3. * Đề Có Có Có

Gi có núi Lang Sơn, đầm Đạm Thủy nước dờn dạn xanh. thơ, có rượu, có tình, trăng, có gió, có mình, có ta.

* Đồng nào sâu bằng đồng Thi Phổ4, Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ5, Em thương anh chín đợi mười chờ, Mía kia lên ngọn trổ cờ đã lâu. * Đứng bên ni Hàn6, Ngó qua bên tê Hà Thân, Nước xanh như tàu lá, Đứng bên tê Hà Thân,

1

Dóc Xuân Đài: Còn gọi là dốc Găng, nằm bên cạnh vũng Xuân Đài làm ranh giới tự nhiên của hai huyện Sông Cầu và Tuy An, Phú Yên.

2

Hải Vân: (hay Ải Vân) dãy núi tách từ rặng Atuát của Trường Sơn đâm ra biền, đứng làm ranh giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam, chóp vướng mây trời, chân dám nước biển. Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhát hùng quan”. Ngọn núicaonhất 1.172 mét, con đường đèo cao 500 mét, dài 20km.

3

Hang Dơi: Nằm ở sườn phía đông sát biển, tương truyẽn xưa nơi đây thường có sóng thần nguy hiểm cho tàu thuyến đi lại.

4

Thi Phổ: Thuộc huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi.

5

Ba Tơ: Ở đây không phải là huyện Ba Tơ, mà là tên gọi của làng An Ba xưa, thuộc huyện Nghĩa Hành.

6

Hàn: Thành phó Đà Nẳng ngày nay. Từ 1886, Đà Nẵng trở thành “nhượng địa” của Pháp với cái tên là Tourane. Nhưng nhân dàn ta vẫn quen gọi là hàn (ngày nay ít thông dụng) hay Đà Nảng. Hà ĩhâtì là vùng đất là phía đông sông Hàn, nay thuộc quận Sơn Trà cùa thành phổ Đà Nảng.

Ca dao :\'ain Trung Ềộ • 51

Ngó về Hàn, phố xá nghênh ngang. Kể từ ngày Tây lại đất Hàn, Đào sông Câu Nhí, bòn vàng Bông Miêu. Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu, Ở nuôi phụ mẫu sớm chiều có nhau. * Đứng ở Hòn Chồng trông sang Hòn Yến, Lên Tháp Bà, về viếng Sinh Trung1. Giang son cẩm tú chập chùng, Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng. * Đường đi chín xã Sông Con2, Hỏi thăm ông Hường Hiệu3 có còn hay không? * Gái Phú Phong ngồi trong dệt lụa, Gái Cây Dừa cấy lúa quanh năm4. * Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải, giá, Trai Sung Tích chuyên nghề kén dâu5. * Gái Tú Son đầu trơn như mở, Gạo trì trì nứt nở như ưol6. 1

Những địa danh trên thuộc tỉnh Khánh Hòa.

2

Sông Con: Một nhánh sông ở phía tây bắc tỉnh chảy vào sông Thu Bổn. Chín xả Sóng Con thuộc huyện Đại Lộc, Quảng Nam.

3

Hường Hiệu: Tức Nguyễn Duy Hiệu, sinh năm 1846 tại làng Thanh Hà, phủ Điện Bàn. đỗ Phó bảng, làm Phụ đạo dưới triểu Kiến Phước và Hàm Nghi, được phong Hổng lô tự khanh. Hưởng ứng hịch Cẩn vương, ông bỏ quan vé lại Quảng Nam, lập Nghĩa Hội, rèn đúc vũ khí, lập chiến khu (Tần Tinh) ở Trung Lộc, Quế Sơn được 3 năm. Bị địch bao vây, đánh phá ác liệt. Lực lượng nghĩa quân ngày một suy yếu và bị tiêu hao. Biét thế không chống lại nổi địch và để tránh đau khổ cho dân, ông tự đem nộp mình cho Pháp, nhận mọi trách nhiệm về mình. Ông bị xử chém tại Huế (1888) đáu được đưa vé bêu ở Vĩnh Điện, cạnh thành tỉnh Quảng Nam.

4

Phú Phong và Cây Dừa: Địa danh thuộc huyện Tãy Sơn, Bình Định.

5

Thanh Khiết: Thuộc huyện Tư Nghĩa chuyên nghé trổng rau cải và làm giá. Bên kia sông Trà Khúc là Sung Tích thuộc huyện Sơn Tinh, chuyên nghé trổng dâu, nuôi tầm. Câu ca dao trên còn mang ý nghĩa chơi chữ đối nhau: “cải giá” vối “kén dâu”.

6

Tú Sơn: Thuộc huyện Mộ Đức ngày xưa, các cô gái ở đây hay xức dẩu dừa cho mượt tóc (một cách làm đẹp). Gạo trì ư ì đỏ, nấu chín rất nở ví như trái ươi rừng khi ngâm nước nở ra rất lớn. Đây cũng là một cách phong đại thường tháy trong ca dao.

52 ■ Thạcli 'Phưưng - ; \g ô QiicnigJ Iiẽ’n

* Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát, Đường Qui Nhơn mịn cát dễ đi. Phương Mai1, Gành Rángla tương tri, Ngâm câu “Thủy tú scm kỳ” thảnh thơi. * Gió đâu bằng gió Tu Bông2 Thương ai bằng: Thương cha, thương mẹ, thương chồng, thương con. * Hà Thanh3 nước chảy trong xanh, Đèo Son3a thấm mãi mối tình đôi ta. Sông sâu cầu đã bắc qua, Nén hương bên tháp gọi là đền on. * Hải Vân bát ngát ngàn trùng, Hòn Hành4 ở đấy là trong vịnh Hàn. Xưa nay qua đấy còn truyền Lối đi Lô Giản5 thẳng miền ra khơi. * Hải Vân cao ngất tầng mây Giặc đi đến đó bỏ thây không về. * Hầm Hô6 có cá hóa rồng, Bâng khuâng nhớ đấng anh hùng họ Mai7. Vá trời lấp biển còn ai? Ngổn ngang đá chất lóp ngoài, lóp trong.

1, la Phương Mai, Gành Ráng: Hai cụm núi nằm đối nhau ở hai bên cửa Thị Nại, Bình Định. 2

Tu Bông: Thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa.

3, 3a Sông Hả Thanh và Đèo Son: Thuộc tinh Bình Định. 4

Hòn Hành: Hòn núi có dạng gióng củ hành đứng bên cửa Hàn.

5

Lô Giàn: Đúng ra là Lỏ Giản dân gian đọc trại ra là Lô Giản, xưa là tên cùa một trong ba tổng của huyện Hòa Vang, góm có 10 xã ở sát Duyên Hải.

6

Hẩm Hô: Một địa danh lịch sử của Bình Định gắn liến với câu chuyện Chàng Lía, Tầy Sơn và phong trào Cần vương, thuộc huyện Bình Khê nay là huyện Tầy Sơn, Bình Định.

7

Anh hùng họ Mai: Mai Xuân Thưởng đã lợi dụng địa thế hiểm trở của Hám Hô lập căn cứ chống Pháp (1885).

Ca (lao JViim 'Tirung ê ộ • 53

* Hầm Hồ có nước trong xanh, Dưới sông cá lội, trên cành chim reo. Hầm Hô có đá khổng lồ, Có hang Bảy Cử1, có vò rượu tăm. * Hòn Tàu, Hòn Kẽm, Hòn Vung2, Ba hòn xúm lại đỡ vùng Quảng Nam, Non sông ai dựng, ai làm, Dòng Sài Giang3 lượn khúc, Cù lao Chàm4 xanh um. * Kéo quân ra cửa Hùng Quan5, Chim m uôn tiếng hát, hoa ngàn hương đưa, Kể từ Sông Vệ, Chợ Gò, Ngó vô Thi Phổ thấy đò Dắt Dây, Chợ Đồng Cát buôn bán sum vầy, Ngó vô Lò Thổi thấy cây xùm xòa. Tú Sơn một đỗi xa xa, Ngó vỏ Quán Sạn bạn hàng đà nghỉ ngoi, Chợ Huyện là chỏ ăn choi, Ngó vô Quán Vịt là nol hữu tình, Trà Câu sao vắng bạn mình, Hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng6.

54

1

Bảy Cử: Tục danh của Mai Xuân Thưởng. Hang Bảy Cử là nơi Mai Xuân Thưởng trú đóng khi lập căn cứ ở đây.

2

Tên ba hòn núi của địa phương nói lên cái thế chân vạc vững chãi của Quảng Nam.

3

Sài Giang: Tên khúc sông Thu Bổn nằm ở phía hạ lưu, gán dưới biển.

4

Cù lao Chàm: Theo Đại Nam nhất thống chí, phẩn tỉnh Quảng Nam, Cù lao Chàm còn có tên Tiêm Bút, hay Chiêm Bất Lao Sơn, là một “trấn sơn của biển Đại Chiêm”. Tàu thuyền đi ngoài biển thường lấy đảo này làm tiêu chuẩn. Cù lao Chàm gổm có 7 đảo lớn nhỏ, cách cửa Đại 10 hải lý vé phía đông bắc, trong đó có đảo tràm rộng nhát, có núi cao 518 mét. Nơi đây cỏ đặc sản quý là yến sào. Vé mặt hành chính, Cù lao Chàm hiện nay được tổ chức thành xã đảo Tần Hiệp - trực thuộc thành phố Hội An.

5

Của Hùng Quan: Tức cửa ải Hải Vân, tương truyén tên chữ “Đệ nhất hùng quan” (cửa ải hùng tráng bậc nhất) là do Lê Thánh Tồn để tặng.

6

Các địa danh của bài ca dao này thuộc các huyện phía nam Quảng Ngãi, Mộ Đức vã Đức Phổ bắt đẩu từ thị trán Sông Vệ đi vào đến địa giới Bình Định.

«

T li (fill ~ Pìiưuìig - J fg ô Q iic m g J l i e t i

* Khánh Hòa là xứ Trầm Hưong, Non cao biển rộng, người thương đi về. Yến sào mang đậm tình quê1, Sông sâu đá tạc lời thề nước non. * Không đi thì mắc cái eo, Ra đi thì sợ cái đèo Quán Cau2. * La Hà thạch trận là đây, Bốn phưong tứ hướng đá xây trận đồ3. * Lạy trời cho chóng gió nồm, Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm thẳng ra4. * Lặc lìa biển trải thảm xanh, Lô nhô sóng bạc trổ cành hoa tươi. Vườn hoa bướm lượn thảnh thoi, Gió đưa buồm trắng ra khoi chập chờn. * Lấy chồng Phú Cốc5 sợ beo, Lấy chồng Mỹ Á6 hồn treo cột buồm. * Lẻ loi như cụm núi Sầm7, Thản nhiên như mặt nước đầm Ô Loan8. 1

Yến sào: một đặc sản nổi tiếng của Khánh Hòa. Trong ba tỉnh ở Nam Trung Bộ có yến sào (Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa) thì Khánh Hòa có sản lượng và chất lượng

yến cao nhất. 2

Đèo Quán Cau: Nằm ở ranh giới giữa hai huyện Tuy An và Tuy Hòa. Xưa kia, ở nơi chân đèo, dân các làng lân cận thường gánh cau tươi đến bán cho khách các nơi. Cảnh mua bán rất là nhộn nhịp. Ten “Quán Cau” ra đời từ đó. Đèo dốc, đá lởm chởm, phụ nữ vai gánh cau nặng vượt đèo rát vất vả, nên rất sợ đèo này.

3

La Hà thạch trận: Một thắng cảnh cùa Quảng Ngãi, nằm cách thành phố 5km. N ơi đây giữa một cánh đổng, nổi lên vô số hòn đá to mang hình thù voi, ngựa... trông như một

4

thế trận bằng đá tạc. Thuyển của Nguyễn Ánh từ Gia Định ra Quy Nhơn.

5

Phú Cốc: Đèo cao và có nhiểu cọp, beo, thuộc tỉnh Phú Yên.

6

Mỹ Á: Một làng biển đẹp thuộc huyện Tuy An, Phú Yên.

7

Núi Sẩm: Nguyên xưa là một cù lao chơ vơ ngoài biển, do phù sa bổi đắp, Núi Sám nay đứng lẻ loi giữa cánh đổng lúa Phụng Tường, huyện Tuy An, Phú Yên.

8

Đầm Ồ Loan: một hổ nước lớn ở huyện Tuy An có lạch nhỏ thông ra biển. Cảnh hó thơ mộng, nước xanh biếc và yên lặng nhờ các dãy núi bọc ở phía bắc và phía tây.

Ca (lao :\a m T n iìig Sộ ■ 55

* Mãn vui Hưong Thủy, Ngự Bình1, Ai vồ Bình Định vói m ình thi vô, Chẳng lịch bằng đất kinh đô, Nhưng Bình Định không đồng khô cỏ cháy, Hai dòng sông chảy, Ba dãy non cao, Biển Đông sóng vỗ dạt dào, Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh. * Mây Hòn Hèo, Heo Đất Đỏ, Mưa Đồng Cọ, Gió Tu Hoa, Cọp Ổ Gà, Ma Đồng Lớn2. * Ngó lên Đất Đỏ cỏ dày, Nghĩa nhan thăm thẳm mỗi ngày mỗi xa. * Ngó ra ngoài đảnh Xuân Đài, Thấy hai “ông súng”3 nằm dài giữa truông. * Ngó vô Linh Đổng mây mờ, Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ đánh Tây4. 1

Hương Thủy, Ngự Bình: những địa danh thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

2

Hòn Hèo: Nằm trong cụm quẫn sơn Phước Hà, cao 819 mét. Tại đây có thứ mây bông

(tên chữ là hoa đẳng) vừa to và thẳng, dân địa phương chặt vé làm gậy, làm hèo, tén Hòn Hèo xuất phát từ đó. - Đ ất Đỏ: Vùng cao nguyên đất đỏ badan ở phía tây núi Ố Gà, cây cối rậm rạp, có nhiéu muông thú, đặc biệt thịt heo rừng ở đây rất ngon. - Đồng Cọ: nằm ở chân núi Đại Đổng, sách Đại Nam nhát thỗng chí viết: “Đổng Lớn và Đồng Cọ xưa kia từng là chiến trường.. - Tu Hoa: Núi cao 728 mét. Do cấu tạo địa hình, ở đây nổi tiếng có nhiểu gió quanh năm: mùa hạ thì gió Lào, mùa đông thì gió bấc. - Ổ Gà: Tục danh của núi Phú Như. Núi không cao, nhưng rậm rạp, có nhiéu cọp. Xưa kia khi chiéu xuống, cọp kéo đi từng đàn. 3

Ổng súng: Trước kia, thời nhà Nguyễn có bố trí hai khẩu thán công trên đèo Xuân Đãi để bảo vệ vịnh này.

4

Mai Xuân Thưởng (1860 - 1887) đã lập chiến khu chống Pháp ở LLnh Đổng, huyện Bình Khê, nay là huyện lầ y Sơn, Bình Định.

56 ■ Thạch 'Plìương - -AÒ-Õ Qiiaìig Jliểìi

Hầm Hô cữ nước còn đầy, Còn gương phấn dũng, còn ngày vinh quang. * Ngó vô Linh Đổng mây mờ, Nhớ Mai nguyên soái dựng cờ chống Tây. Sông Côn khi cạn khi đầy1, Khí thiêng đất nước nơi này còn ghi. * Ngó vô Vũng Lấm, Sông Cầu2, Cù lao Ông Xá2a đứng hầu một bên. * Ngựa Lồng, Trâu Đụng, Giằng Xay3, Khỏi ba thác ấy khoanh tay mà ngồi. * Nha Trang đến Chụt không xa4, Kẻ vô mua đệm, người ra bán buồm. * Nhớ ai như nhớ Nghĩa Hành, Nhớ phiên Tam Bảo5, không đành bước đi. * Non cao, biển cả, Con chim tra trả tìm mồi, Khi mô vật đổi sao dời, Đất Quảng Nam hết nước mới hết người tài hoa. * Núi Chóp Chài6 cao lắm bấy, Trông hủy trông hoài chẳng thấy người thương! Nước nào trong bằng nước sông Hinh7, Đố ai ăn ở thiệt tình cho bằng em. 1

Sông Côn: phát nguyên từ sườn đông Trường Sơn, chảy qua huyện Tây Sơn và An Nhơn, đổ ra cửa Thị Nại, Bình Định.

2 , 2a Cả hai địa danh thuộc huyện Sông Cẩu, Phú Yên. 3 4

Tên ba thác lớn nguy hiểm cho thuyên bè trong hơn một chục cái thác trên dòng sông Cái ở Khánh Hòa. Chụt: một vạn chài nằm bên Cửa Bé, Nha Trang.

5

Chợ Tam Bảo: Thuộc huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi.

6

Núi Chóp Chài: cao gẫn 400 mét, tên chữ là Nửu Sơn, ở huyện Tuy Hòa. Các nhà phong thủy xưa kia cho rằng thế núi Chóp Chài có ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của Tuy Hòa.

7

Sông Hinh: Phụ lưu quan trọng của sông Ba ở phía hữu ngạn, dài 50km, phát nguyên từ dãy núi Vọng Phu (huyện Khánh Dương, Khánh Hòa) chảy theo hướng bắc - nam rói nhập vào sông Ba ở tại Bình Thành. Sông Hinh có rất nhiễu cá: “Cọp núi Lá, cá sông Hinh”.

Ca (lao -Xam Trung ề ộ ■ 57

* Nước sông Lại1 mênh mang mùa nắng, Dòng sông Côn2 lênh láng mùa mưa. Đã bao tháng đợi năm chờ, Duyên em đục chịu, trong nhờ biết sao! * Ô Loan nước lặng như tờ, Thương người chiến sỉ dựng cờ Cần Vương3. * ơ n vua Thái Đức chí tình4, Cù Mông5 vắng vẻ, nhưng m ình vẫn vui. * Quảng Nam có núi Ngũ Hành6, Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương7. * Quảng Nam sản phẩm m uôn ngàn, Trà Mi8 rừng quế, kho vàng Bồng Miêu.

1

Sông Lại: Sông lớn nhất của tỉnh Bình Định chảy qua các huyện Hoài Ân, Hoài Nhơn, đổ ra cửa An Dũ.

2

Sông Côn: Còn gọi là sông Phú Phong, phát nguyên từ sườn đông Trường Sơn, chảy qua huyện Tây Sơn, An Nhơn đổ ra cửa Thị Nại.

3

Ỡ Loan: Thuộc huyện Tuy An, Phú Yên. Nơi đây ông Tú Phương đã dựng cờ khởi nghĩa, tập hợp lực lượng yêu nước ở Phú Yên trong phong trào Cẩn Vương.

4

Thái Đức: Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi nghĩa ở Thượng Đạo, ấp Tây Sơn. Đến năm Mậu Tuất (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua tại Bình Định lấy hiệu là Thái Đức.

5

Cù Mông: Núi Cù Mông có những đỉnh khá cao như Chóp Vung, Hòn Khô, Hòn Kê, Hòn Cá... thế núi ăn ra biển. Sách Đại Nam nhất thống chí viết: “Núi Cù Mông ở phía Đóng Xuân, phía bắc thuộc huyện giới Tuy Phước, Bình Định, trên có trạm Bình Phú.. (tr_20).

6

Núi Ngũ Hành: Xưa có tên là Ngũ Chỉ Sơn, tên nôm núi Non Nước. Ở cách Đà Nẵng 6km vé phía đông nam. Đây là một quán sơn góm 5 hòn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thó, thuộc xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang (nay thuộc quận Ngũ Hành Sơn, thành phó Đa Nẵng). Khối núi này phẫn lớn là đá cẩm thạch nhiéu màu, văn hoa đẹp. Ngũ Hành Sơn là thắng cảnh nổi tiếng. Đã có biết bao du khách đến đây viếng cảnh, làm thơ, đé vịnh.

7

Sông Chợ Củi: Tức Sài Giang, một nhánh của sông Thu Bón. Thành Đông Dương: Đãv là kinh đô xưa của vương quốc Chămpa từ năm 860 đến 986 với tên là Indrapura, cách Trà Kiệu, kinh đô cũ (Simhapura) 15km đường chim bay.

8

Trà Mi (Quảng Nam) và Trà Bỗng (Quảng Ngãi) là hai vùng trổng quế nói tiếng của Nam Trung Bộ.

58 ■ Thạch

liưưng - -A'tfo Q itangJliển

* Quê em có núi Xương Rồng1, Có cửa Mỹ Á '\ có sống Thủy Triềulb. * Quê ta có dải sông Hàn, Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà. * Quận Tuy Hòa có hòn Tháp Nhạn2, Chốn Sông Cầu dừa mát bóng râm. Phú Yên lắm cảnh danh lam, Sơn Hòa có suối, Đồng Xuân có rừng. Tuy An nước lặng mây dừng, Đất vườn màu m ở nên xuân xứ này. Thương chàng tỏ thiệt nol đây, Phú Yên trù phú tháng ngày thong dong. * Rồng nằm núi Chúa3, Hạc múa xa chừng, Tối trời quân tử dừng chân, Khuyên em ở lại giữ xuân má đào. Nơi nào chức trọng quyền cao, Tốt như tiên mặc kệ, em đừng trao ân tình. * Rù Rỳ4 đường uốn chữ chi, Anh lên đèo cho khéo, Kẻo nữa có đi mà không về.

1, la, lb Những địa danh ưên thuộc huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. 2

Tháp Chàm nằm trên Hòn Nhạn là một cảnh đẹp cùa thành phó Tuy Hòa.

3

Núi Chúa: Nằm giữa ranh giới tự nhiên của Phú Yên - Khánh Hòa, cao 1.010 mét, đỉnh thường có mây vương tựa hổ như rổng lượn.

4

Đèo Rù Rỳ: Đèo cuối cùng của miến Nam Trung Bộ đi vào Nam Bộ, nằm ở phía bắc Nha Trang, dài hơn lkm , nhưng đường có nhiều gấp khúc (chữ ;£.) rát nguy hiểm cho xe cộ. Theo Việt Nam tự điển cùa Lê Văn Đức, Rù Rỳ là do tên kỹ sư người Pháp Rury, làm đèo này mà thành tên.

Ca dao -An/;/ Trung Êộ • 59

* Sông Bàn Thạch quanh co uốn khúc,1 Núi Đá Bia cao vút từng mây, Non kia nước nọ còn đây, Mà người non nước ngày nay phương nào? * Sông Cầu đất thấp, nền cao, Ai qua đến đó lao đao cửa nhà2. * Sông Dinh3 ai bói, ai đào, Để cho ngọn nước chảy vào vòng cung? Nước nào ngon bằng nước sông Dinh, Chè Ổ Long đủ vị, súc bình còn thơm. * Sông Kỳ Lộ4 vừa sâu, vừa hẹp, Nước Kỳ Lộ vùa mát, vừa trong. Thuyền anh bơi ngược dòng sông, Gặp em cho thỏa tấm lòng nhớ thương. * Sông Nha Trang cát vàng nước lục, Thảnh thơi con cá đục lội dọc, lội ngang... * Sông Thu Bồn chảy về Cửa Đại5, Rạch Bình Long6 chảy mãi ra Hàn. Ai về Đà Nẵng, Hội An, Cho tôi nhắn gởi vài hàng tâm tư. 1

Sông Bàn Thạch: Dài 30km, phát nguyên từ núi Hòn Dù, chảy ra cửa Đà Nông. Sách Đại Nam nhất thống chí (phán tỉnh Phú Yên) chép: “Sông có nhiéu cá sấu”.

2

Sông Cẩu: Nơi phong cảnh rất thơ mộng, con gái Gò Duói, Xuân Lộc đẹp, ăn nói có duyên, có sức quyến rũ nên khách từ nơi xa đến dễ “lao đao cửa nhà”.

3

Sông Dinh: Một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng chảy quanh thành phố Tuy Hòa, nay sông đả bị bổi láp.

4

Sông Kỳ Lộ: Một đoạn của sông Cái chảy qua vùng Kỳ Lộ, La Hai, huyện Đóng Xuân, Phú Yên.

5

Cửa Đại: Tức cửa Đại Chiêm, nơi sông Thu Bổn đổ ra biển.

6

Rạch Bình Long: Chảy từ trên xã Điện Phước, Điện An, huyện Điện Bàn.

60 ■ Thạch •'Phươtìg - .Ngô QitaiigJIiểĩì

* Sồng Trà1 sát núi Long Đầu2, Nước kia chảy mãi, rồng chầu ngày xưa. * Thà làm hạt cát Tiên Sa3, Còn hơn làm mảnh đá hoa trong chùa. * Tháp Bánh ít đứng sít câu Bà Di4, Sông xanh, núi cũng xanh rì, Vào Nam, ra Bắc ai cũng đi đường này. Nghìn thu gương cũ còn đây. * Thương nhau chẳng quản chi thân, Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo. * Tiếc công Bình Định xây thành, Để cho Quảng Ngãi vô giành thủ khoa5. - Thương cho Quảng Ngãi đường xa, Để cho Bình Định thủ khoa ba lẳn5a * Tiếng ai than khóc nỉ non, Phải vợ chú lính trèo hòn Cù Mông?6 * Tiếng đồn An Thái, Bình Khê7, Nhiều tay võ sĩ có nghề “tranh heo”8. 1

Sông Trà: Sông Trà Khúc, con sông lớn nhất cùa Quảng Ngãi.

2

Núi Long Đầu: Một trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi (Long Đẩu hí thủy).

3

Bãi cát Tiên Sa ở chân bán đảo Sơn Trà. Tương truyển nơi đây xưa cảnh đẹp, các nàng tiên thường xuóng tắm và chơi cờ.

4

Tháp Bánh ít: Tháp Chàm nằm ở chân núi Thú Thiện, cạnh một nhánh của sông Côn. Trên sông có cầu tục gọi là cẩu Bà Di.

5, 5a Năm 1851, nhà Nguyễn lập trường thi Hương ở Bình Định cho các tỉnh từ Quảng Ngãi trở vào đến Bình Thuận. Đẩu tiên, Quảng Ngãi giành thủ khoa. Nhưng sau đó, Bình Định lại vượt lên, ba lẩn chiếm thủ khoa. 6

Đèo Cù Mông: Ranh giới tự nhiên giữa Bình Định - Phú Yên. Vợ chú lính ở đây là lính thú ngày xưa đi thăm chổng.

7

An Thái: Làng võ nổi tiếng cùa Bình Định, thuộc huyện An Nhơn (Roi Thuận Truyén

8

quyển An Thái). “Tranh heo”: Nơi đây, hàng năm vào dịp rằm tháng bảy, thường tổ chức hội Đ ổ giàn tại

Ca dao -Naiti Trung Bộ • 61

Đồn rằng An Thái, chùa Bà, Làm chay hát bội đỏng đà quá đông. Đàn bà cho chí đàn ông, Xem xong ba ngọ, lại trông “Đổ giàn”. * Tiếng đồn anh hay chữ, Lại đây em hỏi thử, Đôi câu lịch sử Khánh Hòa: Từ ngày Tây cướp nước ta, Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩâ, Anh hãy nói ra cho em tường? - Nghe lời em hỏi mà thương! Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng. Vì thù non sông, Thề không đợi trời chung vói giặc, Từ Nam chí Bắc, Thiếu chi trang dạ sắt gan đồng. Ở Khánh Hòa thì có ba ông: Ông Tràn Đường giữ đèo Dốc Thị, Ông Trịnh Phong trấn noi biển Cù, Ông Nguyễn Khanh lo việc quân nhu, Ba ông m ộ t bụng nghìn thu danh truyền. * Ba ông là bậc anh hiền. Gọi “Khánh Hòa Tam kiệt”, Người người đều biết, Đều thương, đều tiếc, Chưa thỏa nguyền núi sông! chùa Bà. Giàn là một đài cao bằng tre, trên để các lễ vật như dê, gà, heo quay. Cuói ngay thứ ba của hội, thường có hát bội và có tục “tranh heo”. Người chủ bái từ trên giàn cao, sau khi xướng xong, tung con heo quay xuóng đát. Các võ sĩ trong vùng đã chờ sir* bẽn dưới, tung mình lên đón bắt con heo, rói vượt đám đông chạy ra ngoài. Làng vỏ nào có người giành được heo xem như một vinh dự lớn. Hội Đ ổ giàn mang ý nghía đé cao tinh thẩn thượng võ truyén thống cùa đát Tây Sơn.

62 ■ Thạch 'Pliuưĩig - v\u-à k h á t v ọ n g h ạ n h p h ú c

* Ai bảo thương mà anh không nói, Để bây giờ trách lỗi cho nhau, Hai nhà có cách xa đâu, An Vinh, An Thái còn câu hẹn hò, Dòng sông chung một con đò, Sao anh tiếc của, chẳng đưa đồ hỏi xỉn? * Ai đi bờ đắp một mình, Phất phơ chéo áo giống hình phu quân. * Ai làm anh phải xa em, Cho cây xa cội, cho đêm xa ngày. Đêm vói ngày, anh quay chỉ thắm, Sợi thẳng, sợi dùn (chùng) nghĩ mà giận ông tơ. * Anh làm cho đó xa đây, Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi! * Ai về Thiên Ấn1, sông Trà, Có thương thì hãy ghé nhà thăm em. 1

Thiên Ấn: Một trong 10 thắng cảnh của Quảng Ngãi, nằm bên tả ngạn sông Trà Khúc, thuộc huyện Sơn Tịnh. Núi cao 105 mét, trên đình bằng phẳng, bổn mặt vuông phẳng, giỗng hình cái ấn. Thiên Ấn có nghĩa là cái ấn của trời.

C a d a o J \ra m T r u n g ề ộ



91

* Anh buồn có chốn thờ than, Em buồn như ngọn nhang tàn thắp khuya. * Anh bước chân lên Đèo Cả1, Anh trông sang Vạn Giã, Anh ngó lại Tu Bông, Biết rằng cha mẹ đành không, Anh chờ em đợi, uổng công hai đàng. * Anh bứng cây trúc, anh trồng cây trắc, Chẳng may chỗ đất xấu, Sùng đục, trúc mục, Trắc tàn, Anh ở sao cho đá nọ thành vàng, Trước hiển vinh cha mẹ, sau đến nàng mới ưng. * Anh cầm cần câu trúc, lưỡi câu trắc, Anh ra cửa Sa Huỳnh ngồi dưới gốc mai, Chim kêu, gà gáy trên đài, Trách em không giữ gia tài cho anh. * Anh cầm cây viết, anh dứt đường nhân nghĩa, Em cầm cây kim, em thêu chữ ân tình. Chữ ân tình, anh nghe cũng phải, Đường nhân nghĩa, anh nắm cũng vừa. Hòn núi Liên Son cây chặt, cây chừa, Anh thương em có kẻ đón ngừa: thế gian. * Anh chèo thuyền ra biển, Anh câu con cá diễn ba gang, Đem lên Hòn Gió thăm nàng2, Bệnh tình mau mạnh, kết đàng nghĩa nhân. 1

Đèo Cả: Đèo cao hơn 500 mét, ranh giới tự nhiên giữa Phú Yên - Khánh Hòa.

2

Địa danh thuộc tỉnh Phú Yên.

92 ■ Thạch -Phương - JV'gô QiiangJỉiểtt

* Anh chê thao, mặc lụa tơ tằm, Anh xa em sao không lựa tháng không rằm mà xa. * Anh đang viết liễn trong đình, Nghe em chồng hỏi, giật mình quăng nghiên. * Anh đi đâu lúc la, lúc lắc, Quạt giắt sao lưng, Hay làng cử anh làm lý trướng, Để “giữ rừng” cho em? “Rừng em ”, anh chẳng dám vô, Sợ phụ mẫu em cất giấu mả mồ ở trong. * Anh đi, em mới trồng hoa, Anh về hoa nở đặng ba trăm nhành. Một nhành là chín búp xanh, Bán ba đồng một, để dành có nơi. Bây giờ em đã thảnh thoi, Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu? * Anh đi lưới quát, lưới mành, Cá lang liêu, bạc má để dành cho em. * Anh đừng ham noi nhà sàn, ngõ ngói. Trông thì vòi vọi, vỏ có m ột không, Nghèo như em đây biết ơn nghĩa vợ chồng, Đổ mồ hôi em quạt, ngọn gió lồng em che. * Anh đừng lên xuống ngã này, Trước em mang tiếng, sau thầy mẹ la. * Anh đứng ở Nha Trang, Trông sang Xóm Bóng, Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn, Gần nhau chưa kịp nói năng, Ca dao ■A'ani Tnm g Êộ • 93

Bây giờ sông cách, biển ngản ngại ngùng! Biển sâu con cá vẫy vùng, Sồng sâu không dễ mượn dòng đưa thư. Anh nguyền cùng em: Bao giờ Hòn Chữ1 bể tư, Biển Nha Trang cạn nước, Anh mói từ duyên em. * Anh nguyền cùng em Chợ Giã cho chí Cầu Đôi, Nguyền lên Cây Cốc, Vạn Gò Bồi, Giao Long. Anh nguyền cùng em Thành Cựu cho chí Thành Tân, Cầu Chàm, Đập Đá giao lân kết nguyền. Trung Dinh, Trung Thuận cho chí Trung Liên, Trung Định, Trung Lý cũng nguyền giao ca2. * Anh quyết lên non tìm con chim lạ, Chốn thị thành chim chạ thiếu chi. * Anh oi có nhớ thuở cùng thề, Cầm dao lá liễu dựa kề tóc mai. Chữ đề vô đá lâu phai, Nằm đêm nghĩ lại thử ai bạc tình? * Anh thưa với mẹ cùng cha, Nếp mà lộn tẻ, lựa ra hay đừng? Đò đưa đến bến đò ngừng, Anh thưang em thuở trước, nửa chừng lại thôi! * Anh thương em bất luận xấu xinh, Lá giang nấu với cua kình cũng ngon. 1

Hòn Chữ: Một hòn đá rất to như một ngôi nhà nầm ở bãi sông Cù, trên có khác chữ Chăm cổ (qua thời gian nét chữ bị mòn, mát đi nhiéu nét). Các nhà khảo có học ngờ rằng hòn đá xưa kia nằm trên núi Tháp Bà do đát lở, lăn xuổng dòng sông.

2

Những địa danh thuộc tỉnh Bình Định.

94 ■ Tììạch ‘P hương - jfg ô Q ụaiigjiiền

* Anh thương em cha mẹ hay chưa? Hay là thương đón, thương đưa ngoài đàng. * Anh thương em đừng để ai biểu, ai bày, Thâm thâm, dìu dịu mỗi ngày mỗi thương. Nước mía trong, họ nấu lọc thành đường, Anh thương em anh biết, chớ thói thường biết đâu. * Anh thương em như thể dây lang, Dưới rỏng, trên hàng ai dứt đừng cho. Anh ơi! Chớ liệu đừng lo, Dù ai cấm chợ ngăn đò, có em. * Anh có thương em thì đừng luân con mắt, Đừng có quẹt ngón tay, Người ta đông như hội, ngó ngay mà nhìn. Miếng trầu, miếng thuốc em không xin, Thuốc anh anh hút, đừng đưa em, đừng mời. Miệng thế gian họ đồn lắm anh ơi, Giả lơ làm lãng như hồi chưa quen. * Anh thương em thì trầu rượu đến nhà, Trước cha mẹ biết, sau bà con hay. * Anh về Bồ Địch, Giếng Vuông, No cơm, ấm chiếu luông tuồng bỏ em. * Anh về Bình Định ba ngày, Dặn mua chiếc nón lá dày không mua. * Anh về Bình Định thăm cha, Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em. * Anh về bớt công bớt việc, Bớt hoa, bớt nguyệt, Bớt điếm, bớt đàng, Thảnh thoi có thuở, Thanh nhàn có khi. Ca dao JSarti T n m g ề ộ ■ 95

* Anh về dưới Giã hồi hôm, “Gánh phân đổ ruộng”, gió nồm bay lên1. * Anh về dưới Giã thăm nhà, Ghé vô, em gởi lượng trà Ô Long. * Anh về cuốc đất trồng cau, Cho em giâm ké dây trầu một bên. Chừng nào trầu nọ bén lên, Cau kia ra trái, lập nên cửa nhà. * Anh về đào lỗ trồng cau, Cho em trồng ké dây trầu m ột bên. Mai sau cau nọ lớn lên, Trầu kia ra lá, đền ơn cho chàng. Cau lên chín lỗ, trầu mọc chín hàng Cau bao nhiêu lóng, dạ thương chàng bấy nhiêu. * Anh về Đập Đá đưa đò, Trước đưa quan khách, sao dò ý e. * Anh về Đập Đá, Gò Găng2, Để em kéo vải sáng trăng m ột mình. * Anh về để áo lại đây, Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng. Đêm khuya em tạm đắp mền bông, Để áo anh mặc, về không mẹ rầy. * Anh về, em chẳng dám cầm, Dang tay đưa bạn, ruột bầm như dưa. * Anh về em mượn khăn tay, Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên. 1

Câu hát hàm ý như một kiểu ghen bóng, ghen gió của người phụ nữ Bình Định.

2

Những địa danh thuộc tỉnh Binh Định.

96 ■ Thạch Phương - -Ago Q u angJỉiển

* Anh về Mỹ Á' chi lâu, Để em ôm chiếc thuyền câu một mình. * Anh về ngoài Huế lâu vồ, Vẽ bức họa đồ để lại cho em. * Anh về ngoài nớ có nhớ em không? Trong ni dạ tưởng, lòng trông anh hoài. * Anh về ngoài nớ, em ở trong ni, Dặn anh hai chữ gắn ghi vào lòng. Hổi thương, nước đục cũng trong, *Hồi ghét, nước chảy giữa dòng cũng dơ. * Anh về thắt rế kim cang, Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư. - Anh về bán ruộng Cây Da, Bán cặp trâu già chẳng cưới đặng em. * Anh về tìm vợ con anh, Lá rụng về cội bỏ nhành bơ vơ. Tiếc công vót nứa đan lờ, Để cho con cá vượt bờ nó đi! * Anh vói em như quế vói gừng, Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi. * Áo anh rách miếng bên vai, Cậy nàng vá giúp để mai đi làm. - Anh vẻ sắm bạc cùng vàng, Sắm cho đủ lễ đến đây nàng vá cho. * Áo em, anh bận lấy hoi, Nón em, anh đội che trời nắng mưa. 1

Cừa biển nhỏ nằm ở phía đông huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Ca dao ■JSaiii 'Trung ê ộ ■ 97

* Áo cụt cũ, ân tình không cũ, Đường tuy mòn, nhân nghía không mòn, Chết đi mói hết, sống còn lời giao. Chết đi lựu mới xa đào, Sống trên dương gian ai nỡ lòng nào bỏ ai? * Áo cụt cũ, ân tình không cũ, Đường tuy mòn, nhân nghĩa không mòn, Ta đi tìm bạn đầu còn hơi sương. Đứng xa kêu hỡi người thương, Người thương lúc trước, giờ đứng đường chờ * Ản sung nằm gốc cây sung, Lấy anh thì lấy nằm chung không nằm. * Ản tiêu nhớ tỏi bùi ngùi, Ngồi bên đám hẹ nhớ mùi rau răm. Hỡi ngưòi quân tử trăm năm. Quay tơ có nhớ mối tằm hay không? * Ân tình nay đã hết trông, Nghĩa nhân như nước tràn đồng khó phân. * Ba đồng m ột m ớ rau ngò, Báu chi câu hát, bạn mò không ra. * Ba La đất tốt trồng hành, Đã xinh con gái lại lành con trai. Vạn Tượng những chông cùng gai, Con gái mốc thếch, con trai đen sì1. * Ba năm củi quế phạm rìu, Thất danh anh chịu, không chiều lòng ai.

1

Hai địa danh thuộc tỉnh Quảng Ngải.

98 ■ Tỉ lạ c h 'Phươìig - --Ngô Quang'JIiển

* Ba năm thẻ cắm, nêu trồng, Nếu anh có vợ, đền chồng cho em. * Ba với ba là sáu, Sáu vói bảy là mười ba. Bạn nói với ta không thiệt không thà, Như cây đủng đỉnh trên già dưói non. Khi xưa, bạn nói với ta chưa vợ, chưa con, Bây chừ ai đứng ở đầu non bạn kìa. Bạn nói vói ta chưa có hiền thê, Bây chừ ai đứng đó, bạn trả lời thề cho ta. * Bà già lể ốc trong nhà, Con cuốc uống nước, con gầ mổ kê. Nực cười gà nọ mổ kê, Ngựa ăn gò mả, rồng về Bình Long. Núi Đồng Duơng, dê chạy giáp vòng, Ngó ra ngoài biển thấy con cá nằm ngất ngư. Trai như anh đối lại chừ chừ, Trầu têm cánh phượng, bỏ khay cừ em dâng. * Bạc bảy sao sánh vàng mười, Mồ côi sao sánh với người có cha. Than rằng: người cũng như ta, Nước năm, bảy mái biết đà lóng chưa? Em đang tới tuổi vừa ưa, Sao em ăn nói không vừa lỗ tai? Than rằng: nhà bạt, cửa gai, Lấy chi đắp đổi lâu dài cùng em. Ngó lên nhan sắc muốn xem, Bóng trăng chưa tỏ, ngọn đèn còn lu ... * Bạc tình chi lắm hỡi chim, Bỏ cây khô héo đi tìm cành xanh. Ca (lao -Natti Tirung Ềộ ■ 99

Nghe lòi ai sớm dỗ chiều dành, Ngãi nhơn sao nỡ bạn dứt tình bỏ ta? * Bạc tình chi lám hởi chim, Bỏ nhành lê khô héo đi tìm nhành xanh. Bạn ham nơi kẻ dỗ người dành, Cho nên bạn lại bỏ đành duyên ta. Cầm dao cắt đứt ruột ra, Ruột đau cho mấy không bằng xa nghĩa chàng! * Ban đêm gánh nước tưới dâu, Ban ngày gánh nước tưới trầu, tưới cau. Tưới rồi, ngó trực lại đằng sau, Mặt trời lên chót núi, ruột em đau như dần! * Bạn oi chớ sợ đừng lo, Bên ni sông có bạn, bên tê đò có ta. * Bạn oi chớ vội tình vong, Nước lên có thuở, nước ròng có khi. * Bạn vàng rày đã nghe ai, Gặp nhau ngả nón nghiêng vai không chào. * Bạn vàng rày đã nghe ai, Gặp ta che nón, nghiêng vai không chào. - Em đang quạt lửa nấu đào, Đào sôi, lửa tắt quên chào bạn xưa. * Bạn về giữ trọn niềm hoa, Đừng cho ong bướm vô ra nhộn nhàng. * Bạn về nghĩ lại thử coi, Tâm tình em ở gương soi nào bằng. * Bạn về răng được mà về, Non nước lòi thề bạn bỏ cho ai? 100 ■ 'Thạch ‘Phương - -tygo QiiangỊỉiểti

Lòi nguyền bỏ lại đến m ai... Chín con trăng giữ trọn chẳng sai con nào. * Bạn về ta chẳng cho về, Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ. Tay cầm bút ngọc lân châu, Đề vô áo bạn một câu ân tình. * Bạn về, ta nắm áo kéo day, Bao nhiêu nhân nghĩa trả đây rồi về. - Thiếp oi buông áo chàng về, Trăm năm đi nữa 1ỜL thề vẫn nguyên. * Bao giờ cạn nước Thu Bồn, Ngập chùa Non Nước, lời đồn em mới tin. * Bao giờ Cầu Mống gãy đôi, Sông Thu hết nước, em mói thôi thương chàng. * Bao giờ cho gạo bén sàng, Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh. Bao giờ loan, phụng một nhành, Đeo nhau quấn quít như tranh họa đồ? * Bao giờ cho sóng bỏ gành, Cù lao bỏ biển, anh mới đành bỏ em. * Bao giờ sông hẹp bằng ao, Bắc cầu chiếc đũa qua trao lời nguyền. * Bảy với ba, anh tính ra một chục, Tam tứ lục, anh tính lại cửu chương. Liệu bề đát đặng thì đươn (đan), Đừng gầy bỏ đó thế thường cười chê. * Bắt ông tơ đánh sơ vài chục, Bắt bà nguyệt nếm mấy mưol hèo, Ca clao -Jfani Trung &ộ • 101

Người ta năm bảy vợ theo, Còn tôi đơn chiếc như mèo cụt đuôi! * Bậu chê ta, bậu lấy ông câu, Bậu ăn cá bống chặt đầu kho tiêu. * Bậu có chồng chưa, bậu thưa cho thiệt, Kẻo để anh lầm tội nghiệp, bậu oi! * Bậu nói vời ta: bậu không lang chạ, Bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa? * Bậu đừng đàn đúm mà hư, Hãy về thưa lại mẫu từ bậu hay. * Bẻ bông hoa huệ cắm bình, Hữu duyên em bán, hữu tình anh mua. * Bèo than phận bèo nằm trên mặt nước, Mướp than phận mướp bắc ngọn leo giàn, Lang than phận lang dứt lên trồng xuống, Muống than phận muống ngắt ngọn nấu canh, Anh lo phận anh vẫn chưa có vợ, Em có chồng rồi duyên nợ lôi thôi. * Bên kia sổng, quê anh An Thái, Bên này sông, em gái An Vinh, Thương nhau chung dạ chung tình, Cầu mẹ cha ưng thuận, hai đứa m ình kết đôi. * Bên ni sông em bắc cái cầu năm mươi tấm ván, Bên kia sông, em lập cái quán năm, bảy từng thương. Cái quán năm, bảy từng thương là để người thương em buôn bán, Cái cầu năm mưoi tấm ván là để người thương em đi. Trách ai bạc nghĩa, vô nghi Bây giờ có đôi, có bạn không nói tiếng gì vói em. • Thạch 1Phương - JVgô QuangJliền

* Bến hiền thuyền đậu, Bến dữ thuyền lui, Ngọn nước chảy ngược, ai lại bỏ sào xuôi, Làm sao ta với bạn còn tới lui dài ngày. * Biển cạn, lòi nguyền không cạn, Núi lở non mòn nghĩa bạn không quên. Đường m òn sáng xuống chiều lên, Dặn ai hãy nhớ đừng quên nghĩa tình. * Biển Đông sóng bủa, cát dùa, Dù sánh đôi không đặng, hãy lên chùa cùng tu. * Biển sâu cá lội biệt tăm, Dẫu chờ, dẫu đợi trăm năm cũng chờ. Sông sâu cá lượn lờ đờ, Dầu trông dầu đợi, quyết chờ trăm năm. * Biết chừng nào con cá ra khỏi vực, Biết chừng nào hết khổ cực thân em? * Biết nol đâu cao nấm ấm mồ, Em ngồi mà đọi cho tùng khô, lựu cằn. * Biết là duyên nợ về đâu, Bạn gánh thảm đi trước, ta quảy sầu đi sau. * Biết nhau chi cho thiếp thương, chàng nhớ, Hay chi hồi xưa thiếp chớ, chàng đừng... Điệu chung tình thảm lắm chàng ôi! Về nhà com dọn, còn ngồi khoanh tay. Không ăn thì cha đánh, mẹ rầy, Ản thì nước mắt nhỏ đầy bát com. * Bông nào thơm bằng bông hoa lý, Nghĩa nào thâm thúy bằng nghĩa thiếp vói chàng? Ca dao -Naiti Trung Ềộ ■ 103

* Bông cúc vàng nở ra bỏng cúc tím, Em có chồng rồi, trả yếm lại cho anh! - Bông cúc vàng nở ra bông cúc xanh, Yếm em, em mặc, yếm gì anh anh đòi. * Bồng em đi dạo vườn dưa, Dưa đà có trái, chị chưa có chồng. * Bồng em đi dạo vườn cà, Trái non bỏ mắm, trái già làm dưa. Làm dưa ba bửa dưa chua, Để dành ăn cấy, khỏi mua tốn tiền. * Bớ bạn nhân tình ơi! Thân em như trái xoài trên cây, Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc, Nó đánh lúc la, lúc lắc trên cành, Một mai rcri xuống biết đành vào tay ai? * Bởi anh ở bạc nhiều bề, Cho nên cá mới bỏ về vực sâu. * Bởi anh sơ ý buổi đầu, Phải chi tới bỏ miếng trầu là xong. Vây giờ gá nghĩa vô vòng, Như rương khóa chặt, ai hòng m ở ra. * Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối, Bởi vi con muồi nên phải thả màn loan, Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan, Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười. * Bởi thương nên dạ mới trông, Không thương em đã lấy chồng từ khuya. 104 • Thạch 'Pliươìig - JỈgô Q iiangJỊiểii

* Buồn trồng trăng đã khuyết rồi, Chia tay nhớ mãi những lời giao ngỏn. * Buồn tình cha chả buồn tình, Không ai đi Huế cho mình gởi thơ. Gởi thơ thì phải gởi lời, Sợ e th a rớt, thơ roi giữa đường. * Buồn tình cha chả buồn tình, Không ai lẻ bạn cho mình kết đồi! * Buồn tình nằm ngửa chinh binh, Không ai nằm úp lên mình cho vui! * Buồn từ trong dạ buồn ra, Buồn anh ở bạc, buồn cha mẹ nghèo! * Buồn trồng ngọn nước chảy dưới sông Hàn, Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu! Ngó lên Thương Chánh1 thấy mấy nhịp cầu, Lá lay vì con ô thước khéo để sầu cho ta. * Bữa ăn có cá cùng canh, Cũng không mát dạ bằng anh thấy nàng. * Bữa nay sao bạn không vui, Hay là bạn thấy ghe lui bạn buồn? * Bước đi một bước lại ngừng, Đôi ta tính liệu cầm chừng đợi nhau. * Bước vô đây thấy chày vói cối, Rủi anh yêu nàng, biết lối nào ra? - Lối nào ra, đồi ta sê liệu, Kìa hoa hải đường hàm tiếu trước sân. 1

Thương Chánh: Sở “Đoan” (Douane et Régie) của Pháp ngày xưa.

Ca dao ■J\n/ti Trung Ềộ • 105

Mỗi nám được mấy mùa xuân, Mỗi ngày được mấy giờ Dần hỡi anh? - Giờ Dần, đợi đến ngày mai, Chờ sang đầu Tuất, nghiêng tai nói thám. Trên đời dễ mấy tri âm, Biết ai đồng điệu, đồng tâm mà chào? - Chào lê, chào lựu, chào đào, Chào cam, chào quýt, ngọt ngào chào chanh, Chào tơ liễu lục buông mành, Chào chim huỳnh điểu đậu cành lê ba, Chào rồi ta lại chào ta, Trăng trong, gió mát mặn mà đêm xuân. * Bước xuống ghe, quạt che tay ngoắt, Cất mái chèo, ruột thắt lòng đau. Thương ai từ nhỏ đến chừ, Dầu nghèo, dầu đói cũng không từ nghĩa nhân. * Cá bống đi tu, Cá thu nó khóc, Cá lóc nó rầu, Phải chi ngoài biển có cầu, Anh ra ngoài đó giải con sầu cho em. * Cá dưới sông con trừng, con lội, Chim trên trời con hát, con ca. Đêm năm canh thắp ngọn đèn tà, Vấn vương tơ tóc để đôi ta thêm buồn. * Cá nào chịu được ao này, Chẳng dập con mắt, cũng trầy con ngươi. * Cá khôn khó chết vì mồi, Bắt con long thổ, ghẹo người thủy cung. 106

*

Thạch 'Phương - -J\'gô Q itangJIiểti

* Cá về biển bắc hết trông, Em vào trong đó, bỏ chồng cho ai? * Cách sông nên phải lụy đò, Cách truông Ba Gò, em phải lụy anh1. * Cái dĩa vàng, con tôm càng ôm bọc trứng, Cha mẹ anh nghèo nên không xứng lứa đôi. Cái bát ngọc đựng con cá tràu hoa, Cha mẹ em hám thực nên đôi ta không thành. * Cầm dùi đục, đập lên đầu chàng2 Hỏi làm thợ mộc tiền ngàn để đâu? - Nắm kiềng đèn, đè lên đầu thiếp3 Rằng dầu hao, tim hết bởi vì đâu? * Cầm trâu, cầm áo, cầm khăn, Cầm dây lưng lụa, xin đừng cầm em. * Cầm vàng ném xuống vực sâu, Mất vàng không tiếc, tiếc mắt bồ câu hữu tình! * Cất bước lên non tìm hòn đá trắng, Trách con chim phượng hoàng sao vắng tiếng kêu. Trời mưa lâu hòn đá nó mọc rêu, Đứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời. * Cầu cao ván yếu gió rung, Em qua không đặng, cậy cùng có anh. * Cầu cao em bắc gập ghình, Anh nên qua lại giữ mình khéo sa. 1

Ba Gò: Nằm ở phía Bắc thành phố Quảng Ngãi.

2

Chàng: Một loại đục gỗ của thợ mộc, lưỡi bảng rộng, hình tam giác.

3

Thiếp: (hay là thếp đèn) Đĩa bằng đất nung hay bằng sành trẹt, dùng đựng dẩu phộng hay dẩu mù u để thắp sáng. Câu ca dao trên là một kiểu chơi chữ.

Ca (lau \a m Trims' ềộ • 107

* Cầu Đôi mà tháp cũng Đôi1, Dễ chi nhân nghĩa mà ròi được sao? * Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đỏi, Vật vô tri còn đèo bòng duyên lứa, Huống chi tôi vói mình. * Cầu Ô thước trăm năm giữ vẹn, Sông Ngân hà mãi mãi không phai. Sợ em ham chốn tiền tài, Dứt đường nhân nghĩa lâu dài bỏ anh. Trồng chanh đắp nấm cho chanh... * Cây cao bóng ngả qua rào, Mong sao gặp mặt, không chào cũng ưng. * Cây đa cũ, bến đò xưa, Người thương có nghĩa, nắng mưa ta vẫn chờ. * Cây đa trốc gốc, Thợ mộc đang cưa, Gặp nhau đứng bóng ban trưa, Trách tròi vội xế, phân chưa hết lời. * Cây khô nghe sấm nứt chồi, Tình chồng nghĩa vợ giận rồi lại thưong. * Cây quế thiên thai mọc nơi khe đá, Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm, Đôi đứa m ình đây như quế với trầm, Trời xui gặp gỡ sắt cầm trăm năm. * Cha mẹ bên anh kén dâu gia thế, Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng. Áo màu nu (nâu) tra bộ nút vàng, 1

Cấu Đôi và Tháp Đôi nằm ngay cửa ngõ vào thành phố Quy Nhơn.

108 ■ Thạch Phươìig - JVgõ QuangJỉiểfi

Dù xa nhau đi nữa cũng để đàng xuống lên. - Cha mẹ bên anh kén dâu gia thế, Phụ mẫu bên em kén rể đông sàng. Hai bên hai lưỡi gươm vàng, Chết thòi chịu chết, xa chàng không xa. * Cha mẹ đành, em phải đành theo. Tàu đồng đang chạy, thả neo khó ngừng. * Cha mẹ em nghèo trồng dây bí đèo, Nó bò quanh, bò co, Bò vô gốc mít, Bó xích gốc chanh, Nó bò lên nhành, Sinh đặng một hoa. Cha mẹ chàng sinh đặng chàng ra, Thương chàng không trượng bằng ta thương chàng. * Chàng cưới thiếp bạc nén, vàng thoi, Chàng về lựa họ cho hẳn, cho hòi. Đàn ông đội nón Gò Găng quai tả, Đàn bà nón thượng quai liền, Con trai đi hậu vác tiền, Mặc áo màu huyền, bịt khăn nhiễu lượt. Võng chàng đi trước, võng thiếp đi sau. Thiên hạ ngó vô: đám cưới nhà giàu! Sui gia cũng xứng, kép đào cũng xinh. * Chàng ơi đừng có ưu phiền, Tóc xe trăm ngọn ta nguyền gở xong. Rối tơ, ta gở còn xong, Rối đầu có lược, rối lòng ta phân. * Chàng rằng vì áo cụt nu (nâu), Vì dây lưng đỏ, vì dù cánh dơi. Ca dao j\~arn Tirung ê ộ • 109

* Chàng ràng chi lắm bướm oi, Đậu đâu bướm đậu m ột nơi cho rồi. * Chàng về ngoài nớ chi lâu, Để em ra đứng bờ dâu trông hoài. * Chào nhau m ột chút kẻo mà, Trời chiều bóng xế dần dà hết xuân. * Chầu rày rảnh củ, rảnh lang, Rảnh công, rảnh việc, xuống Trường An ít ngày. Hỏi thăm mưu kế ai bày, Đi ngang qua ngõ “làm dày” 1 không vô. Vô đây ta kể công đồ, Trầu, cau, thuốc, giấy thuở mô đến chừ. * Chém cha đứa đốn cây bòng, Không cho bướm đậu, buộc lòng bướm bay. * Chén com đôi đũa nằm ngang, Thiếp thấy mặt chàng đói cũng thành no. * Chèo ghe ra vạn đong dầu, Hỏi thăm cô Bốn nhức đầu khá không? Chưa khá, tôi hái lá xông, Đổ mồ hôi tôi quạt, ngọn gió lồng tôi che. * Chèo ghe ra biển lênh đênh, Sóng gió gập ghềnh toan liệu khó toan. * Chèo thuyền ra biển mà trông, Gió đưa sóng lượn, người không thấy người. * Chê sông mà uống nước bàu, Chê đây lấy đó có giàu hơn ai? 1

Làm dày: Làm kiêu làm phách.

110 ■ Thạch íf)hưamg - JVgổ QuangJIien

* Chỉ điều xe tám, đậu tư, Đố ai câu đặng con cá ngừ biển Đông. * Chỉ điều xe tám, đậu tư, Anh đi Gia Định thư từ cho em. * Chiếc thuyền kia nói có, Chiếc giã nọ nói không, Phải chỉ miễu ở gần sông, Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi. * Chiều chiều bắt bướm đang bay, Bâng khuâng nhớ bạn, bạn rày có nhớ ta? * Chiều chiều bước xuống ghe buôn, Sóng bao nhiêu gạn, dạ em buồn bấy nhiêu. Cánh buồm gió thổi hiu hiu, Nước mắt ra chầm chậm, múi dây lưng điều không khô. Thảm với sầu này không biết đến chừng mô? * Chiều nay đi ngang xóm cát, Gió nồm thổi mát tận xương. Dây tơ hồng đâu khéo vấn vương, Gặp nhau m ột bữa mà thương đời đòi. * Chiều chiều én liệng ngoài khoi, Thấy anh ba chốn, bốn nơi mà buồn. * Chiều chiều mang giỏ hái dâu, Hái dâu không hái, hái câu ân tình. * Chiều chiều mây phủ Hải Vân, Chim kêu gành đá gẫm thân thêm buồn. * Chiều chiều mầy phủ Hải Vân, Chim kêu gành đá gẫm thân em buồn. Ca dao ■J'fam Trung $ 0 ■ 111

Buồn riêng rồi lại tủi thầm, Hai tay áo vải ướt đầm cả hai. * Chiều chiều mây phủ Sơn Trà, Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm. * Chiều chiều nhớ lại chiều chiều, Nhớ người quân tử khăn điều vắt vai. Khăn điều ra nắng thì phai, Ra mưa thì nhạt, biết ai bạn cùng? * Chiều chiều mượn ngựa ông Đô, Mượn kiệu chú lính đưa cô tôi về. Cô về chẳng lẽ về không, Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau. Ngựa ô đi đến Quán Cau, Ngựa hồng đủng đỉnh đi sau Gò Điều. * Chiều chiều ra bãi mà trông, Bãi thời thấy bãi, người không thấy người. * Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Sông sâu nước chảy, ruột đau từng hồi. Tội tình thiếp lắm chàng ol! Trầu ăn không đỏ vì vôi quệt già. Đêm nằm tủi phận, trách ta, Trách vì căn số nên xa nghĩa chàng. Bấy lâu tưởng lấp suối vàng, Suối vàng không lấp, lấp đàng nghĩa nhân. * Chiều chiều ra ngắm sông sâu, Thấy dòng nước chảy dạ đau từng hồi. * Chiều chiều ra ngõ ngóng trông, Ngó hoài, ngó hủy cũng không thấy nàng. 112 * Thạch 'Phươìig - -\g ô QiiatigJ liến

* Chiều chiều ra ngõ ngó trông, Ngõ thì thấy ngõ, người không thấy người. * Chiều nay ra ngõ ba lần, Thấy anh vá lưới mình trần đen da. * Em về mua lụa đậu ba, Cắt áo sống giữa mà tra cổ kiềng. Tai nghe anh có vợ riêng, Chặn đường, lột áo cổ kiềng của anh. * Chiếu manh lo phận chiếu manh, Chiếu manh đâu dám xong xanh giường ngà. * Chim bay bờ suối ven cầu, Nón đây anh đội, về dầu sao nên. * Chim bay về Núi Một, Gà gáy ngõ Cống Đôi, Anh không thương nữa thì thôi, Cứ đường cái cũ, cây Da Đôi em về! * Chim bay về núi bơ vơ, Anh ơi chầm chậm mà chờ duyên em. * Chim chuyền bụi ớt líu lo, Líu lo bụi ớt, không cho con chim chuyền. Trách người thục nữ thuyền quyên, Ngồi giữ bụi ớt, con chim chuyền được đâu. Ngó lên cây ớt chín từng, Càng cao càng lớn nửa mừng nửa lo. Trách người thục nữ sao quá so đo, Ngồi giữ bụi ớt không cho con chim chuyền. * Chim chuyền bụi ớt líu lo, Tình thương quân tử ốm o gầy mòn. Ca clao jfain Trung ề ộ ■ 113

Tưởng rằng hữu thủy, hữu chung, Ai hay như pháo nổ đùng xác tan. * Chim đa đa đậu nhánh đa đa, Bạn về xứ bạn bỏ ta một mình. Ra sông xách nước đổ bình, Nước chao bình cạn, giống tình ta không? * Chim kêu ríu rít vườn dâu, Bạc tình chỉ hởi bạn, để chữ sầu cho em. * Chim kêu vườn thị, lâm lụy thêm buồn, Anh đi làm thợ luông tuồng bỏ em. * Chim khôn đậu nóc nhà quan, Trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng. * Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Bóng trăng ngả lộn bóng tre, Chàng oá, đứng lại mà nghe em thề. Vườn đào, vườn lựu, vườn lê, Con ong vổ hút nhụy, con bướm xê ra ngoài. Chàng về nghĩ lại mà coi, Tấm tình em ở, gương nào soi cho bằng? * Chim lạc bầy còn thương cây nhớ cội, Người xa người tội lắm người oi! Chẳng thà không biết thì thôi, Biết rồi mỗi đứa mỗi noi thêm buồn. * Con chim liễu nó biểu con chim quỳnh, Biểu to, biểu nhỏ, biểu mình thương tôi. * Chim loan, chim phụng đi đâu, Để cho chim cú đậu đầu cành mai? ■ Thạch 'Phươiig - v\gớ QiinngJliển

* Chim phượng hoàng bay ngang qua chợ, Nghe anh có vợ, em mói lấy chồng. Châu rày cá đã theo sông, Bến hiền thuyền đậu, anh trông nỗi gì? * Chim quyên ăn trái ổi tàu, Xứng đôi mẹ gả, ham giàu mà chi. Ham giàu đã thấy giàu chưa, Bữa ăn nước mắt như mưa tháng mười. * Chim quyên nó đỗ nhành dâu, Giả đò lơ láo kiếm sâu đở lòng. Lạy trời cho nổi gió nồm, Cho người thục nữ mủi lòng ngủ say. * Chim quyên hút mật bông quỳ, Lòng thương con má sá gì thân tôi. * Chim quyên xuống đất kiếm mồi, Thấy anh lao khổ, đứng ngồi không yên. * Chim trên rừng con bay, con nhảy, Cá dưới nước con lội, con trừng. Anh thương em cha mẹ bảo đừng, Ruột em nó đứt chín mười từng anh ol! * Chim vàng đậu nhánh mai vàng Vào vòng hoa nguyệt, không thưong chàng còn thương ai? * Chim sẩy lồng còn trông trở lại, Cám ơn cái lồng, trả ngãi người nuôi. Em có chồng rồi không lẽ đi xuôi, Ghé vô thăm bạn cho nguôi tấm lòng. * Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội, Người xa người tội lắm người ơi! Ca dao ■J'fam Tnaig Êộ » 1 1 5

Chẳng thà không gặp thi thôi, Gặp rồi mỗi đứa mỗi nơi thêm buồn. * Chim xanh ăn trái xoài xanh, Ản no tắm mát đậu nhành dâu da. Cực lòng em phải nói ra, Chờ trăng trăng xế, chờ hoa hoa tàn. * Chim xanh ăn trái xoài xanh Ản no tắm mát lên nhành nghỉ ngoi. Cực lòng em lắm anh oi! Kiếm nơi (mô) thanh vắng, anh ngồi (cho) em than. * Chín con chưa gọi rằng chồng, Huống chi em bậu tay không mới về. * Chờ chờ, đợi đợi, trông trông, Bao nhiêu chờ đợi mặn nồng bấy nhiêu. * Chợ đang đông, em không dọn hàng ra bán, Chợ tan rồi, em dạo quán bán rao. * Chợ đang đông, em không toan liệu, Tan chợ rồi, bán chịu không ai mua. * Chuồn chuồn đậu ngọn mía mưng, Em đã có chốn, anh đừng vãng lai. * Chuông vàng đánh nhẹ kêu thanh, Trai khôn nói ít, gái lanh biết nhiều. Rựa hay bén, chẳng bằng rìu, Bạn m uốn làm nên cơ nghiệp, phải chiều lòng em. * Chuột kêu chút chít sau rương, Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay. * Chữ rằng: “Chi tử vu quy”, Làm thân con gái phải đi theo chồng. 116 ■ 'Thạch -Phương - ìKgô QiiangJ Iiển

* Chữ rằng: “Xuân bất tái lai” Ngày nay hoa nở ngày mai hoa tàn. Mặc ai nay lụa mai hàng, Xin anh đừng có phụ phàng vải bô. Thân em như rau muống dưới hồ, Nay chìm mai nổi, biết ngày mô cho thành. * Chữ rằng: “Thiên võng khôi khôi, Sơ chi bất lậu” lưới tròi bủa giăng1 Xa xồi chưa kịp nói năng, Từ qua đến bậu như trăng xế chiều. Thân em như tấm lụa điều, Phất phơ trước chợ nhiều điều đáng thương. Dốc lòng trồng cửu lý hương, Ba năm hai lá, người thương giã đầu. Sông ngân chưa bắt nhịp cầu, Phận em là gái biết sầu mấy ncri? Trâm vàng giắt chặt còn rol, Huống chi em bậu ở đời rứa răng? Ngó lên sao mọc băng xăng, Hỏi anh: anh có bất bằng sự chi? Thương cha thương mẹ có khi, Thương em kịp thuở kịp thì xuân xanh. Bữa ăn có cá cùng canh, Cũng không mát ruột bằng anh thấy nàng. Ngó lên am bạc chùa vàng, Tu thời đặng đó, bỏ nàng ai nuôi? Lòng ta thương bậu khôn nguôi, Nước sao như nước chảy xuôi một bề! 1

Cái lưới trời tuy thưa nhưng không có gì có thể lọt qua được, không bỏ sót một cái gì.

Ca dao -Natti Trung Sộ • 117

* Chữ ửiiên là ười, trời cao lồng lộng. Chữ địa. là đất, đất rộng mênh mỏng. Chữ hà là sông, sông dài lai láng. Em hỏi anh rày quê quán nơi đâu? - Chữ thiên là trời, ười cao lồng lộng. Chữ địã là đất, đất rộng thinh thinh. Nói ra sợ bạn buồn tình, Đêm nằm lụy nhỏ như bình nước nghiêng. * Chữ tình càng tường càng thâm. Muốn pha khó lợt, muốn dầm khôn phai. Nhắn ai đừng có nghe ai! * Chữ Trung, chữ Hiếu, chữ tìòã, Hỏi trong ba chữ, thờ cha chữ nào? - Chữ Trung, thì để thờ cha, Chữ Hiếu thờ mẹ, chữ Hòa thờ anh. * Chừng nào bánh đúc có xương, Dây tơ hồng có rễ, mới kết đường nghĩa nhơn. * Chừng nào biển nọ xa gành, Cù lao xa sóng, anh mới đành xa em. Chừng nào biển cạn thành ao, Bắc cầu chiếc đũa mà trao ân tình. * Chừng nào đá nổi, lông chìm, Chanh chua đừng chip miệng, em tìm đến anh. * Chừng nào cho sóng bỏ gành, Cù lao bỏ biển, em mói đành bỏ anh. * Chừng nào Hòn Chữ bể tư, Cửa Nha Trang cạn nước, anh mói từ nghĩa em. * Chừng nào núi Bụt hết cây, Lại Giang hết nước, dạ này hết thương. 118



‘Thạch 'Phươììg - -Sgô QuniigJliển

* Có chà, cá mói ở ao, Có em, anh mới ra vào chốn ni. * Có chồng rồi, bạn nói rằng không, Con đâu bạn ẵm, bạn bồng trên tay? - Có chồng năm ngoái, năm xưa, Năm nay chồng để, cũng như chưa có chồng. * Có thương thì thương cho chắc, Bằng trục trặc thì trục trặc cho luôn. Đừng như con thỏ đứng đầu truồng, Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng. * Có trầu mà chẳng có cau, Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm. * Con cá rô thia ẩn bóng chân trâu, Một trăm quần tử tới câu cũng chẳng màng. * Con cả đối nằm trong cối đá, Con chim đa đa đậu nhánh đa đa. Anh khuyên em đừng lấy chồng xa, Lỡ khi cha yếu mẹ già, Com canh ai nấu, mẹ già ai trông? * Con cả đối nằm trong cối đả, Con m èo đuôi cụt nằm m ú t đuôi kèo1, Anh mà đối đặng dẫu nghèo em củng ưng. - Con chim m ỏ kiến đậu trên m iếng cỏ, Con chim vàng lông đáp lại vồng lang2, Anh đà đối đặng vậy nàng tính sao? * Con cá nục gai bằng hai con cá nục vọng, Vợ chồng nghĩa trọng, nhân ngãi tình thâm, 1, 2 Cách nói lái theo kiểu Nam Trung Bộ.

Ca. (lao ■Ararn Trung ề ộ • 119

Xa nhau muôn dặm cũng tảm, Gặp nhau hớn hở tay cầm lời trao. * Con chim chiền chiện Nó liệng trên cao Nó kêu làm sao Tằng lăng tíu líu Em còn lịu dịu Không nỡ dứt tình Chờ khi thanh vắng một m ình Đón anh, em hỏi: phụ tình tại ai? * Con chim quỳnh nhung ăn trái quỳnh châu, Chàng đà phụ thiếp, thiếp đâu phụ chàng. Không tới lui thì ra chỗ từ nan, Tới lui thì sợ miệng thế gian chê cười. Nguyện cùng nhau đất chín, trời mười, Trăm năm không bỏ nghĩa người bạn oi! * Con chim tra trả1, ai vay mà trả? Bụi gai sưng2, ai vả mà sưng? Đây người dưng, đó cũng người dưng, Cớ sao nước mắt rưng rưng thế này? Hai tay ôm vạt áo dài, Đưa lên con mắt, chặm hoài không khô. * Con cò lặn lội bờ sông, Ngày xuân m òn mỏi má hồng phôi pha. Em về giục mẹ cùng cha, Chợ trưa, dưa héo nghi mà buồn tênh. 1

Chim tra trả: Một loại chim có bộ lông ngũ sắc ở địa phương.

2

Gai sưng: Một loại cây leo có gai, lá non có màu tím, mùi thơm, đóng bào địa phương

thường hái vé để nêm canh hay món xào.

120 ■ ‘Tìiạch Phương - -Ngô Q iiattgJỊiển

* Con gà hắn mổ hột kê Con ngựa ăn gò mả, con rồng về Bình Long Núi Đồng Dương, dê chạy giáp vòng Ngó về Long Hải, con cá nằm ngất ngư Trai nam nhơn mà đối đặng chừ chừ Em về em lạy mẫu từ rồi đi theo anh. - Con diều nó đậu bông trang Con voi ăn núi Tượng, con rùa bò Đá Quỵ. Ngó lên cây lồ ô, con quạ ngủ li bì Ngó về sông rạch, con tôm đi bạc hà Em về thưa mẹ cùng cha Qua đà đối đặng, em theo ta cho rồi. * Con quạ nỏ đứng bờ sông, Nó kêu bớ má đừng lấy chồng bỏ con. Con quạ nó đứng đầu non, Nó kêu bớ má thương con hãy về. * Con cuốc lẻ đôi còn ngồi than khóc, Huống chi hai đứa m ình chừ phân tóc, rẽ tơ. * Con rắn không chân, con rắn biết, Đá có ngọc ẩn, thì đá hay, Tội thì thiếp chịu, vạ chi lây tới chàng? * Con ve kêu trên cành mít mục, Con sùng nó đục trên nhánh cây đa. Bớ người có mẹ khồng cha, Vô đây kết nghĩa giao hòa cùng anh. * Còn trời còn nước còn non, Còn cô bán rượu tôi còn say sưa. * Còn trời còn nước còn non, Còn ta với bạn, đường còn lại qua. Ca (lao

'Truììg ề ộ • 121

* Cô kia con gái nhà nông, Cả ngày sao cứ chổng mỏng lên ười? - Anh ơi nông vụ kịp thời, Mông em mà không chổng, lấy gì anh ăn? * Cô kia môi đỏ má hồng, Cô chưa lấy chồng còn đợi chờ ai, Buồng không lần lữa hôm mai, Đầu xanh mấy chốc da mồi tóc sương. * Công bất thành, danh bất đáo, Thiên hạ nói láo, cha mẹ rầy rà. Chừng nào lễ vật tới nhà, Đây em mới dám giao hòa bắt tay. * Cớ sao thấy mặt thì thương, Hay chăng trời đất vấn vương cho mình? * Com hai bát, bát ăn bát để, Nước hai bình, bình uống bình mang. Anh đưa em về chốn Lại Giang1, Lui chân trở lại, nước mắt tràn như mưa. * Cũng vì hai ngả cách xa, Năm canh nước mắt chan hòa như mưa. * Củi tre than bọn khó nhen, Thương nhau chẳng luận khó hèn mà chi. * Cửa Tam Quan nước cạn bày cừ, Sa Huỳnh khô tắt, em mới từ nghĩa anh. * Dang tay khoát bạn: khoan thương! Ta không phải nghĩa can thường với bạn đâu.

1

Lại Giang: Sông Lại ở Bình Định.

122 ■ Thạch 'Pliươĩig - -\g ô QuangJIieii

* Dao vàng chích giọt máu rơi, Cũng chưa đau mấy bằng lòi anh phân. * Dạo vườn hái trái thom non, Người dưng gá nghĩa, bà con xin đừng! * Dầu ai khóc ngả cười nghiêng, Ta đây vẫn vững như kiềng ba chân. Dầu ai lên ngựa xuống kiều, Ta đây thủng thỉnh mai chiều hẳn hay. Dầu mà nước ngập bờ sông, Cầu trôi nhịp giữa, tôi cũng không bỏ nàng. * Dẫu mà đan giỏ thả sông, Trôi lên trôi xuống, em cũng không bỏ chàng. Dẫu mà tội bắt lên quan, Tội em em chịu, tội chàng em xin. * Dây rau bấc bò trên ngõ chuối, Ai đối đặng rồi, giá thú nghênh hôn. - Con chim huýt cô đậu cửa nhà di, Ta đà đối đặng, bạn thì theo không. * Dây tơ hồng không ai trồng mà mọc, Thấy em chưa chồng, anh chọc anh chơi. * Dế kêu khỏa lấp cơn sầu, Mấy lời anh nói, bạc đầu em không quên. * Dọn com chống đũa ngồi nhìn, Mảng sầu người nghĩa, thất tình quên ăn. * Dù cho cạn nước Thu Bồn, Hải Vân hóa cát, biển Đông thành đèo. C'a (lao ■Kam Tìrung Sộ • 123

Dù cho cay đắng trăm điều Cũng không lay được tình keo nghía dày. * Dù cho núi Chúa bạc đầu, Vũng Thừng cạn nước đến đâu ta cũng chở. * Đã mang lấy kiếp con tằm, Không vương tơ nữa cũng nằm ưong tơ. Đêm nằm tơ tưởng, tưởng tơ, Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ chiếu không. * Đành lòng đẹp dạ anh chưa? Làm cho em đứng giữa mưa em chờ. * Đã lâu sợ bạn nguôi tình, Cầm cân phải giữ cho bình mặt cân. * Đặng lòng này, anh say lòng khác, Đặng ngãi đó, anh bỏ ngãi đây. Nên hay không nên, em cũng ở chốn này, Để xem con hạc múa, con rồng xoay thế nào * Đằng đông hừng sáng mất rồi, Xin chào cô bác, giã người tôi thương. * Đất có bồi có lở, Người có dở có hay. Em nguyền một tấm lòng ngay, Đinh ninh m ột dạ đến ngày trăm năm. * Đầu đen vì bởi xức dầu, Răng đen vi bỏi miếng trầu, miếng cau. * Đấy lạ thì đây cũng lạ, Anh kêu em dạ, thiên hạ đều khen. T liạ c h -P h ư ơ n g - -A g o Q u a i i g J ỉiể n

Tưởng là đó nhóm, đây nhen, Hai bên hiệp lại như đèn mới xinh. Ai ngờ anh lại phỉnh mình, Qua cầu rút ván để minh bơ vơ. * Đầu làng câu duối Cuối làng cây da Đường cái cháng ba1 Có cây thị hồng Con gái chưa chồng Trong lòng hớn hở Con trai ch ư a YỢ Ruột thắt trái chanh Ngó lên quán Đảnh trời xanh Chọn ai cũng yậy, gá nghĩa vói anh cho rồi. * Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu hồng đào chưa nhấm đà say. Bạn về nằm nghĩ gác tay, Coi ai OĨ1 trọng nghĩa dày cho bằng em. * Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu hồng đào chưa nhấm đà say. Chàng đi mô đã mấy hôm rày, Phòng văn vắng vẻ, sách bày cho ai? * Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm, Rượu hồng đào chưa nhấm đà say. Lòng ta như chén rượu đây, Lời thề nhớ chén rượu này bạn oi!

1

Cháng ba: Ngã ba

Ca dao JV