Too much and never enough [1]

1,972 99 6MB

Vietnamese Pages [151] Year 2020

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD FILE

Polecaj historie

Too much and never enough [1]

Citation preview

Gởi đến con gái, Avary, và bố tôi

NHÀ XU T B N Đ I NAM

Nếu tâm hồn bị giam cầm trong bóng tối, tội ác sẽ nảy sinh. Người có tội không phải là kẻ gây ra tội ác mà là kẻ gây ra bóng tối – Victor Hugo, Những Người Khốn Khổ

Hà Triệu

Ghi chú của tác giả

Phần lớn nội dung của cuốn sách là ghi lại từ trí nhớ của tôi. Những sự kiện không có mặt, tôi dựa vào các cuộc nói chuyện hay phỏng vấn, mà tôi có ghi âm lại, với người nhà, bạn bè, hàng xóm và những người có liên quan. Tôi tái hiện lại các đoạn đối thoại theo trí nhớ của tôi và người khác, chủ yếu là bảo đảm nội dung chứ không thể đúng từng lời. Ngoài ra tôi dùng đến tài liệu pháp lý, báo cáo tài khoản định kỳ của ngân hàng, thư từ, email, tin nhắn, hình ảnh... Bối cảnh câu chuyện, tôi dựa vào báo New York Times, đặc biệt là phóng sự điều tra của các phóng viên David Barstow, Susanne Craig và Russ Buettner phát hành vào ngày 2 tháng 10 năm 2018, Washington Post, Vanity Fair, Politico; trang web của Bảo Tàng TWA, và cuốn Sức Mạnh Của Suy Nghĩ Tích Cực của mục sư Norman Vincent Peale. Về dự án Steeplechase Park, xin có lời cám ơn đến website về lịch sử của Coney Island, Brooklyn Paper và bài báo số 14 tháng 5 năm 2018, trên 6sqft.com của nhà báo Dana Schulz. Cám ơn đến Dan P.McAdams vì hiểu biết sâu sắc của ông về “người muôn mặt”. Cám ơn đến báo cáo của: ông Wayne Barrette-đã mất, David Corn, Micheal D’Antonia, Davif Cay Johnston, Tim O’Brien, Charles P. Pierce, và Adam Serwer vì nhưng thông tin về, doanh nghiệp, phạm pháp trong gia đình tôi. Cũng xin có lời cám ơn đến Gwenda Blair, Michael Kranish và Marc Fisher. Bố tôi mất năm bố mươi hai tuổi chứ không phải bốn mươi ba.

Hà Triệu

Lời nói đầu Tôi thích tên mình lắm. Hồi còn là đứa trẻ dự trại hè những năm 1970, ai cũng gọi tôi là Trump. Đó là niềm hãnh diện không phải vì liên quan đến quyền lực và bất động sản (ngoài khu Brooklyn và Queens có ai biết đến gia đình tôi) mà bởi vì nghe hay hay cho một đứa bé gái sáu tuổi gan lì chẳng biết sợ gì. Những năm 1980, khi tôi lên đại học và chú Donald bắt đầu đặt tên cho các cao ốc cả chú ở Manhattan, cảm xúc của tôi về tên mình mỗi lúc mỗi phức tạp hơn. Ba mươi năm sau, ngày 4 tháng tư năm 2017, tôi trên chuyến xe lửa Amtrak xuôi về Washinton, DC, dự buổi dạ tiệc của gia đình ở Nhà Trắng. Trước đó mười ngày, tôi nhận email mời đến dự sinh nhật 80 của cô Maryanne và 75 của cô Elizabeth. Chú Donald thành chủ nhân của phòng Bầu Dục từ tháng giêng. Đến ga Union Station, nhà ga có mái vòm cao sàn lát đá hoa cương trắng đen, tôi bước ngang qua một người bán hàng rong để cái giá gỗ trên có rất nhiều hạt nút nhỏ có tên tôi đặt trong vòng tròn đỏ lấp lánh “TỐNG CỔ ÔNG TRUMP” “ ÔNG TRUMP Đ

RÁC RƯ I” và “TRUMP LÀ MỘT GẢ PHÙ THỦY” tôi lấy kiếng mát

đeo vào rồi rảo bước. Tôi đón taxi đến khách sạn Trump International, cả gia đình tôi sẽ được ở một đêm miễn phí. Xong thủ tục khách sạn, lúc đi ngang qua khoảng mái vòm, bất giác tôi nhìn lên trần nhà bằng kính và bầu trời xanh phía trên cao. Những chiếc đèn chùm bằng pha lê ba tầng, gắn lên những thanh rầm chính cong theo trần nhà, tỏa xuống ánh sáng dịu dàng. Một bên là hàng ghế bành xanh lam, sô pha nhỏ màu lục nhạt, tràng kỷ màu ngà, được xếp thành từng nhóm. Một bên là bàn ghế nhỏ bao quanh một ba rượu lớn, lát nữa tôi sẽ gặp anh tôi ở đây. Trước khi đến tôi cứ nghĩ chắc khách sạn sơn nhũ vàng thường lắm hóa ra không phải vậy. Phòng tôi rất trang nhã. Nhưng sao tên tôi dán đầy vào các thứ xung quanh: dầu gội đầu TRUMP, dầu dưỡng tóc TRUMP, dép TRUMP, mũ trùm đầu khi tắm TRUMP, xi ra đánh giày TRUMP, bộ đồ vá đồ TRUMP, áo choàng tắm TRUMP. Mở tủ lạnh lấy một chai rượu vang trắng loại nhỏ hiệu TRUMP rồi đổ qua cổ họng tên Trump của tôi, để cho nó ngấm vào huyết quản Trump để đến trung tâm sung sư ng trong não bộ tên Trump. Một tiếng sau tôi gặp anh trai, Frederick Crist Trump, III, tôi vẫn gọi anh là Fritz từ hồi còn bé và vợ anh chị Lisa. Lát sau tôi gặp hết người nhà: Cô Maryanne, lớn nhất trong năm người con của ông bà nội (Fred và Mary Trump) hiện cô là thẩm phán tòa phúc th m liên bang được nhiều người nể trọng; chú Robert, con út, chú có thời gian i Hà Triệu

ngắn làm việc cho chú Donald ở Atlantic City, rồi không khấm khá gì vào đầu những năm 1990 chú thôi không làm ở đó nữa, chú đang đứng với bạn gái; cô Elizabeth, con giữa trong gia đình và chồng là dượng Jim; anh họ tôi, anh David Desmond (con một của cô Maryanne) cùng với vợ; mấy người bạn của hai cô. Mấy anh em con ông bà nội chỉ vắng bố tôi, Frederick Crist Trump, Jr., con trai lớn của ông bà, mọi người vẫn gọi là Freddy. Bố tôi mất hơn ba mươi lăm năm trước. Mọi người tập trung, mấy nhân viên an ninh Nhà Trắng kiểm tra và cho lên hai chiếc xe thùng như loại chở đội tuyển lacross trường đại học. Mấy vị lớn tuổi lên xe khó khăn. Ngồi trên mấy băng ghế dài trong xe không thoải mái chút nào. Không biết sao Nhà Trắng không cho xe linosin đến đón mấy cô nhỉ. Mười phút sau xe đến cổng phía nam, hai người lính canh rời chốt gác kiểm tra dưới gầm xe trước khi cho vào cổng trước. Xe chạy thêm một đoạn rồi dừng lại bên phòng bảo vệ cạnh tòa nhà East Wing, mọi người lục tục xuống xe. Từng người một được đọc tên, nộp điện thoại túi xách rồi bước qua chiếc cổng có máy phát hiện kim loại. Khách đi thành từng nhóm hai ba người theo hành lang ngang qua mấy cái cửa sổ trông ra vườn và bãi cỏ, qua tiếp mấy bức ảnh lớn như người thật của mấy đệ nhất phu nhân. Tôi dừng lại,đứng yên một phút trước ảnh của bà Hillary Clinton, tự hỏi sao lại thế này không biết. Tôi không tưởng tượng nổi có lúc vào Nhà Trắng chứ đừng nói dự tiệc ở đây. Cứ như trong mơ, tôi nhìn quanh, Nhà Trắng trông trang nghiêm, thanh lịch và oai vệ. Chốc nữa thôi tôi gặp lại người chú đang ở đây, cũng tám năm rồi còn gì. Từ hành lang mờ tối chúng tôi ra đến mái hiên của cửa chính, xung quanh là Vườn Hồng rồi cuối cùng dừng lại ở phòng Bầu Dục. Qua mấy chiếc cửa kiểu Pháp tôi thấy vẫn còn họp, ông phó tổng thống Mike Pence đứng tránh sang bên, nhưng ông chủ tịch quốc hội Paul Ryan, ông nghị sỹ Chuck Schumer hàng tá nghị sỹ khác cùng nhiều nhân viên vây quanh chú Donald đang ngồi sau chiếc bàn Kiên Định. Hoạt cảnh đó nhắc tôi nhớ lại cách ông nội tôi vẫn hay áp dụng với những kẻ cầu cạnh cả văn phòng Brooklyn và nhà ông ở Queens: ông ngồi còn họ phải đứng xung quanh. Mùa thu năm 1985, khi tôi tạm ngưng việc học ở đại học Tufts, tôi gặp ông xin phép đi học lại, ông nhìn tôi nói: “Sao ngu ngốc vậy? Cháu học mấy cái thứ vô bổ đó làm gì? Học làm thư ký ở mấy trường học nghề đi.”

ii

Hà Triệu

“Cháu muốn tốt nghiệp cử nhân ông ạ” chắc trong giọng tôi có vẻ bực mình vì thấy ông nheo mắt nhìn như muốn đánh giá lại cái con bé này. Ông khinh khỉnh nhếch mép cười: “thiệt hết chịu nổi.” Mấy phút sau cuộc họp kết thúc. Tôi đâu nghĩ phòng Bầu Dục lại nhỏ và khó gần vậy. Cậu em họ Eric với cô vợ Lara đang đứng ngay bên cửa, tôi lên tiếng chào: “Chào Eric, chị là Mary đây.” “Em biết chị mà.” Eric trả lời. “Cũng lâu lâu rồi chớ, hình như lần cuối chị gặp lúc em đang học trung học.” “Chắc vậy” Eric nhún vai trả lời. Cậu ấy không giới thiệu tôi và Lara mà cùng vợ lãng ra xa. Tôi nhìn quanh, Melani, Ivanka, Jared và Donny cũng đã đến, đang đứng cạnh chú Donald. Ông Mike Pence như đang núp bên kia phòng, vẻ mặt lừ đừ như bà cô già khó gần. Tôi cố nhìn vào mắt ông nhưng ông không hề nhìn tôi. “Chào mọi người,” tiếng cô thợ chụp hình của Nhà Trắng vang lên vui vẻ. Cô thợ trẻ, nhỏ nhắn vận bộ đồ vét s m màu. “Mọi người tập trung chụp mấy tấm trước khi lên lầu nhé.” Cô hướng dẫn bọn tôi đến đứng quanh chú Donald, chú vẫn đang ngồi ở bên chiếc bàn Kiên Định. Cô đưa máy chụp hình lên “một, hai, ba cười lên” Chụp được vài tấm, chú Donald đứng lên chỉ vào bức ảnh lồng kính đen trắng của ông nội trên chiếc bàn bên kia nói “Chị Maryanne nè nhìn bố ngon lành nghen” Có một bức hình như vậy nằm trên chiếc bàn nhỏ trong thư phòng nhà ông nội. Trong ảnh ông còn trẻ để ria mép, trán cao, tóc s m màu, ánh mắt ông đầy quyền uy. Ánh mắt ấy tôi gặp hàng ngàn lần cho đến lúc ông bị bệnh mất trí nhớ. “Cậu nên có một bức ảnh của mẹ chứ.” Cô Maryanne nhắc chú. “

đúng đó” chú nói như chợt nghĩ ra. “Em sẽ cho người lấy hình mẹ”

Nán lại phong Bầu Dục vài phút, mỗi người lần lượt đến chụp hình bên chiếc bàn Kiên Định. Anh Fritz chụp cho tôi một bức, mãi sau này xem lại tôi thấy ông nội lù lù sau lưng tôi như bóng ma. Ra khỏi phòng, ông sử gia của Nhà Trắng đến. Ông dẫn chúng tôi tham quan tầng hai biệt thự Executive Resident (nơi ở gia đình tổng thống trong Nhà Trắng. ND) trước khi ăn tối. Lên đến lầu, vào phòng ngủ Lincoln, nhìn quanh tôi ngạc nhiên thấy ai đó bỏ lại quả táo ăn dở trên bàn. Ông kể chuyện xảy ra ở đây qua nhiều năm tháng. Chú Donald chốc chốc chỉ tay nói “Từ đời tổng thống George Washington ở đây đến giờ, phòng này chưa bao giờ đẹp được vậy”. Ông sử gia chắc vì lịch sự iii

Hà Triệu

nên không muốn nhắc: sau khi tổng thống Washington mất ngôi biệt thự này mới được xây dựng. Chúng tôi lại đến phòng làm việc riêng của tồng thống(Treaty Room) và sau cùng là phòng ăn. Chú Donald đứng ngay cửa ra vào chào từng người. Vào sau cùng, tôi chưa kịp chào, ông hướng về phía tôi vẻ mặt ngạc nhiên “chú nhất định mời cho được cháu dự tiệc đó.” Ông hay nói đãi bôi vậy, chú có sở trường thay đổi cho hợp ngữ cảnh, nghe ấn tượng thật nhưng tôi biết không chú chằng thật tâm chút nào. Lần đầu tiên trong đời, ông dang rộng hai tay ôm lấy tôi. Ấn tượng đầu tiên của tôi, phòng ăn rất đẹp: gỗ s m bóng loáng, bộ đồ ăn muỗng nĩa đầy tinh tế, mấy tấm thiệp nhỏ ghi tên chỉ chỗ ngồi từng người và thực đơn viết theo lối thư pháp, thực đơn gồm có xà lách trộn, khoai tây nghiền- món truyền thống của gia đình Trump và bò Wagyu phi lê. Ngồi vào ghế rồi tôi nhận ra ghế ngồi xếp theo thứ bậc. Trong gia đình tôi, giá trị của thành viên được thể hiện bằng vị trí chỗ ngồi, nhưng tôi không quan tâm: mọi người quanh tôi đều thoải mái – vợ chồng anh Fritz chị Lisa; vợ chồng người con riêng của chồng cô Maryanne ngồi kế bên tôi. Mỗi người phục vụ mang hai chai rượu vang đỏ và trắng. Đây là rượu thật chứ không phải rượu TRUMP. Lạ đấy, cả đời tôi chưa từng thấy dịp lễ lạt hay tiệc tùng nào trong gia đình tôi mà có rượu, nhà ông nội chỉ có cô ca hay nước ép trái cây. Giữa bữa ăn, Jared bước vào. “ồ nhìn này” Ivanka vỗ tay nói “Jared mới từ Trung Đông về” cứ như chúng tôi chưa gặp cậu ấy lúc ở phòng Bầu Dục vậy. Bước đến bên vợ Jared cuối xuống hôn lên má rồi quay ra cúi chào nhạc phụ đang ngồi cạnh Ivanka. Họ thì thào gì đấy một lát Jared ra khỏi phòng. Cậu ấy không chào hỏi ai kể cả mấy cô. Jared đến ngưỡng cửa, Donny đứng lên chạy theo như chú chó con lăng xăng. Đến món tráng miệng, chú Robert đứng lên tay cầm ly rượu, nói “thật vinh dự khi được ở đây cùng tổng thống Hoa Kỳ, cám ơn ông tổng thống đã mời chúng tôi dự tiệc sinh nhật của hai người chị.” Cảnh hai chú nhắc tôi nhớ đến buổi tiệc mừng ngày Lễ Father’s Day lần cuối cùng của ông nội tôi ở nhà hàng Peter Luger Steak House ở Brooklyn. Y như bây gi ,hồi đó hai chú đứng đối diện với tôi. Không giải thích gì, chú Donald quay sang chú Robert kh gọi “nè” rồi chỉ tay vào hàm răng đang nhe ra về phía chú em. “Gì vậy?” chú Robert hỏi

iv

Hà Triệu

Chú Donald nhấc môi lên cao hơn chỉ tay gần tới phía miệng. Chú Robert có vẻ bực mình. Tôi không biết chuyện gì nhưng vẫn uống cô ca theo dõi hoạt cảnh vui nhộn đó. “Thì nhìn nè” chú Donald nói qua kẽ răng “em thấy sao?” “Thấy cái gì?” chú Robert bối rối thật sự. Chú nhìn quanh xem có ai để ý không, thì thào “răng em dính cái gì hả?” dám lắm chớ, mấy cái tô đựng rau spinach trộn kem để đầy bàn. Chú Donald không nhe răng và chỉ tay nữa, hỏi chú Robert bằng vẻ mặt khinh khỉnh, cả đời ông vẫn vậy với chú em, hỏi “Mới tẩy trắng răng, đẹp không?” Nghe chú Robert nói vậy, chú Donald ném cái nhìn khinh miệt như hai mươi năm trước ở nhà hàng Brooklyn. Chú phát biểu đôi lời cho sinh nhật mấy cô, rồi hất hàm ra hiệu về phía cô con dâu. “Đó là Lara” chú nói tiếp “thật tình mà nói, tôi chẳng biết cô ta là cái đứa đ.. nào, cho đến khi cô nàng có bài phát biểu rất hay trong lúc cuộc vận động tranh cử ở Georgia.” Lúc đó Eric và Lara lấy nhau đã tám năm, ít nhất chú cũng đã gặp cô ấy một lần trong đám cưới chứ. Chú nói cứ như thể chú chẳng hay biết gì về cô con dâu cho đến khi Lara phát biểu cổ động cho chú trong mít tinh bầu cử. Như mọi khi, bản thân câu chuyện quan trọng hơn sự thật, chú sẵn sàng hy sinh hết nếu nói dối mà câu chuyện nghe kêu hơn. Tới lượt mình phát biểu, cô Maryanne nói: “cám ơn cậu đã tổ chức mừng sinh nhật cho hai chị, cả một chặng đường dài từ cái đêm Freddy đổ cả tô khoai tây lên đầu cậu Donald vì nghịch ngợm” trong nhà, ai cũng biết giai thoại khoai tây nghiền bật cười ồ lên chỉ trừ chú Donald, chú ngồi nghe vòng hai tay vào nhau mặt cau lại. Lúc nào nghe cô chị Maryanne nhắc lại chú đều khó chịu, như thể cậu bé bảy tuổi ngày nào mới vừa bị sỉ nhục. Bỗng nhiên, cậu em họ Donny của tôi, vừa quay lại sau khi chạy theo ông em rể Jared, đứng lên phát biểu. Thay vì chúc mừng hai cô, cậu lại nói như đang tranh cử: “tháng mười một vừa rồi, nhân dân nước Mỹ thấy được điều quan trọng và đã bầu cử ra một vị tổng thống rất am hiểu họ. Dân Mỹ hiểu gia đình này mới tuyệt vời làm sao, chính các giá trị của gia đình làm này là sợi dây kết nối mọi người.” Tôi nhìn cậu em tròn mắt hết hồn. Tôi gọi một người hầu bàn hỏi xin thêm rượu vang. Cậu hầu bàn một lúc sau mang vào hai chai vang đỏ và trắng rồi hỏi tôi muốn dùng thứ nào. “Cho tôi xin loại này.” Tôi bảo v

Hà Triệu

Xong phần tráng miệng, mọi người đứng lên. Mất cả thảy khoảng hai tiếng từ lúc bước vào phòng Bầu Dục, buổi tiệc đã xong đến giờ ra về. Từ đầu đến cuối, thời gian gấp đôi một buổi tiệc mừng lễ Tạ Ơn, hay Giáng Sinh ở nhà ông bà nội tôi nhưng vẫn ngắn hơn cuộc gặp bà cựu thống đốc bang Alaska, Sarah Palin và hai nhạc công Ted Nugent, Kid Rock sau đó mấy tuần. Có người gợi ý mỗi người nên chụp ảnh kỷ niệm riêng với chú Donald (dù không phải để vinh danh người khách). Đến lượt tôi, chú cười đưa ngón tay cái lên nhưng tôi thấy ông đầy mệt mỏi, dường như chú cố vui vẻ thôi. “Đừng mất tinh thần chú ạ” tôi nói với chú khi anh Fritz chuẩn bị chụp ảnh. Trước đó không lâu, cố vấn thứ nhất về an ninh quốc gia của chú bị sa thải trong nhục nhã, và xoi mói bới móc về cung cách tổng thống của chú bắt đầu xuất hiện. Chú nghiến chặt răng, hếch cằm lên, như đang tìm bóng ma bà nội tôi. “Chúng nó không làm gì được chú đâu.” Chú nói. Chú Donald tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống vào ngày 16 tháng sáu năm 2015, tôi không nghĩ đó là chuyện nghiêm túc. Chắc chú cũng chỉ muốn đánh bóng tên tuổi, trước giờ vẫn thế mà. Rồi thăm dò dư luận cho thấy mức ủng hộ chú tăng cao và có thể nhận được lời hứa có tính chiến lược từ tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Nga sẽ làm hết sức mình để nâng mức ủng hộ chú trong bầu cử. Hấp lực chiến thắng lớn dần. Trong một buổi hai cô cháu ăn trưa, cô Maryanne nói: “thằng hề đó làm sao mà thắng được chớ.” Tôi đồng ý với cô. Cô bình luận với tôi về tiếng tăm của một ngôi sao chương trình thực tế hết thời, và thất bại của chú trong kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tranh cử của chú. “ai mà tin ba mấy cái chuyện vớ vẩn chú là người tự lập? Chú tự làm được gì chứ?” tôi hỏi cô. “ ” cô trả lời khô khốc như sa mạc Sahara, “được chớ, năm lần phá khai phá sản đó.” Chú đề cập đến vấn nạn ma túy, và dùng hình ảnh nghiện rượu của bố tôi để đánh bóng cho thiện ý chống nghiện ngập, để ra vẻ nhiều đồng cảm với cử tri, cả cô với tôi đều tức giận. Cô Maryanne nói “Donald dùng bố cháu với mưu đồ chính trị mà, tội lỗi quá, cậu Freddy đáng ra là người kế nghiệp của gia đình chớ đâu phải là Donald.” vi

Hà Triệu

Cô và tôi cứ nghĩ, phân biệt chủng tộc rành rành trong mấy lời phát biểu chỉ là gây cản trở cho chú thôi, chứ ai ngờ ông mục sư Jerry Falwell, Jr và những mục sư da trắng theo phái Phúc Âm tán thành. Cô Maranne, là con chiên ngoan đạo từ khi cải theo Thiên Chúa giáo từ năm mươi năm trước, điên tiết lên: “mấy cái thằng đ... này bị sao vậy? Donald chỉ đi nhà thờ để quay phim, thật không tin được, đạo hạnh gì nó, nhất định là không.” Không có thứ gì chú phát biểu khi tranh cử, làm tôi thay đổi quan điểm về chú - từ chê bai bà bộ trưởng bộ ngoại giao Hillary Clinton, một ứng viên tranh chức tổng thống có trình độ nhất trước giờ, là “người phụ nữ khó ưa”, đến chế nhạo Serge Kovaleski, một phóng viên tàn tật của tờ New York thời báo. Tôi còn nhớ bữa ăn nào ở nhà ông nội, khi nói về phụ nữ chú luôn mô tả là mấy con mẹ béo ị dơ dáy, còn mấy người đàn ông thành đạt quyền lực hơn chú là mấy thằng cha thất bại chẳng làm được gì còn ông nội, cô Maryanne, cô Elizabeth, chú Robert hùa theo cười. Chuyện xúc phạm, hạ thấp nhân phẩm của người khác bên bàn ăn gia đình Trump là chuyện thường ngày ở huyện. Điều ngạc nhiên là chú không hề bị ai chê trách gì. Chú được đảng đề bạt tranh cử, những chuyện tôi nghĩ gây bất lợi lại được chú dùng như vũ khí. Tôi không quan tâm lắm, làm sao thắng cử được mà lo. Cứ nghĩ chú thắng cử đủ làm tôi phát ốm. Cuối hè năm 2018, tôi thấy có nói toạc ra những điều mình biết về chú chẳng ăn thua gì. Chú chẳng hề hấn gì trong Đại Hội Toàn Quốc Đảng Cộng Hòa và kêu gọi những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí (theo tu chính hiến pháp lần hai) nên loại bỏ bà Hillary Clinton. Ngay cả vụ chú công kích hai ông bà Khizr và Ghazala Khan, là cha mẹ anh hùng (Gold Star parents) có con trai là đại úy quân đội Mỹ chết trận ở I Rắc cũng không gây rắc rối gì. Khi phần lớn đảng viên đảng Cộng Hòa ủng hộ chú sau khi đoạn băng của chương trình truyền hình Đường Vào Hollywood (Acesss Hollywood) ghi lại những phát ngôn, nhận xét thô tục của chú, tôi biết mình đã quyết định đúng. Tôi bắt đầu có cảm giác như thể tôi đang xét lại lịch sử gia đình mình, và chú Donald là nhân vật trung tâm, phát triển đến một tầm cao mới. Chạy đua với chú tiêu chuẩn sẽ khắt khe hơn, trong khi bố tôi lúc nào cũng luật lệ hạn chế còn chú không những không bị hạn chế mà còn được tưởng thưởng cho những hành vi vô trách nhiệm, dốt nát, thổ bỉ, thấp hèn. Không thể để chuyện này xảy ra lần nữa. Tiếc thay nó cứ vậy xảy ra. vii

Hà Triệu

Truyền thông không để ý: không một ai trong gia đình chú từ con ruột đến con rể và người vợ hiện nay, nói một lời nào ủng hộ trong suốt quá trình vận động tranh cử. Cô Maryanne bảo tôi cô may mắn vì là một chánh án cấp liên bang, cô phải giữ lập trường khách quan. Có thể cô là người duy nhất ở đất nước này với tư cách làm chị hay uy tín chuyên môn, nếu cô phát biểu ý kiến: chú hoàn toàn không phù hợp để nắm trọng trách tổng thống có thể tình thế sẽ đổi khác. Than ôi cô cũng có bí mật cần phải giấu. Sau cuộc bầu cử tôi chẳng ngạc nhiên gì khi nghe cô nói đã bầu cho cậu em chỉ vì “trung thành với gia đình.” Lớn lên trong gia đình Trump, đặc biệt là con bố Freddy, là cả một sự thách thức rồi. Mặt nào đó tôi rất may mắn. Được học trường tư mắc tiền, bảo hiểm y tế loại một phần lờn đời mình. Nhưng cũng có tình trạng luôn thiếu thốn cho mọi người trừ chú. Sau khi ông nội mất năm 1999, tôi ngộ ra rằng chi phái của bố tôi bị loại ra khỏi thừa kế chỉ vì người con trai lớn không bao giờ tồn tại, rồi đến kiện thưa, hầu tòa. Tôi biết nếu mình nói ra những điều về chú cho bàn dân thiên hạ hay, thể nào cũng có người cho tôi là cô cháu bất mãn, bị truất quyền thừa kế vì tiền mà trả đũa. Để hiểu rõ nguồn cơn vì sao chú Donald và cả chúng tôi ra nông nỗi này, cần quay lại điểm xuất phát là ông nôi tôi, và ý muốn được công nhận, một ý muốn buộc ông phải cổ súy cho chú Donald phát triển các tố chất đao to búa lớn, và niềm tin không bao giờ đạt được nhằm che đậy yếu đuối thiếu tự tin đến bệnh hoạn. Lớn lên, chú trở thành người tự khen, đầu tiên là vì chú cần ông tôi tin chú nhiều khả năng cũng như tự tin hơn ông anh Freddy, kế nữa ông cần chú và dần dần chú tin vào những điều chú cường điệu, trong sâu xa chú nghi ngờ ngoài chú chắc chẳng có ai tin. Lúc tranh cử, bất cứ thách thức nào đến ý thức tối thượng của chú đều gây ra giận dữ. Cảm giác sợ hãi, dễ bị tổn thương chú đào sâu chôn chặt đến nỗi chú không cần thừa nhận mình có những nhược điểm này. Và không bao giờ. Vào những năm 1970, khi ông nội tôi cất nhắc chú đã nhiều năm, giới truyền thông New York có trách nhiệm hơn và không còn nghe những lời cường điệu vô căn cứ của chú. Đến những năm 1980, ngân hàng vào cuộc khi họ cấp vốn cho các dự án của chú, chỉ vì họ hy vọng chú mà thành công, họ có cơ hội bù lại lỗ lã trong kinh doanh. Qua cả thập niên, chú loạng choạng trong kinh doanh rồi phá sản liên miên, thê thảm tời mức phải cho các sản phẩm đang thất thế trên thị trường lấy tên mình như thịt bò, rượu vodka. Đúng lúc đó, nhà sản xuất sô truyền hình Mark Burnett lại cho viii

Hà Triệu

chú một cơ hội. Chương trình Người Tập Sự bán hình ảnh một nhân vật chuyên đàm phán khôn khéo, tự lập, đã là đề tài sáng tạo của ông tôi năm mươi năm trước, và thật đáng kinh ngạc hàng đống bằng chứng chứng minh ngược lại nhưng đến thiên niên kỷ mới nó vẫn nhởn nhơ sống. Rồi năm 2015 khi chú tuyên bố tranh chức ứng viên cho đảng Cộng Hòa, một tỉ lệ rất cao của người dân được bồi dưỡng rất kỹ để tin vào những chuyện hoang đường này. Đến nay những chuyện dối trá, xuyên tạc, bịa đặt là thành quả chú đại diện cho đảng Cộng Hòa, những tín đồ da trắng Tin Lành theo phái Phúc Âm. Ai biết rõ hơn như nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ của đảng đa số; những người biết lẽ phải như chủ tịch hạ viện Kevin McCarthy, bộ trưởng bộ ngoại giao Mike Pompeo và tổng chưởng lý William Barr và nhiều cái tên nữa không thể liệt kê ra hết, vô tình hay hữu ý, vì quyền lợi bản thân mà thông đồng với chú. Con cái trong gia đình ông nội tôi không ai là không tổn thương hoặc là thể xác hoặc là tinh thần do tâm thần của cha và tình trạng bệnh tật của mẹ, nhưng bố tôi và chú là bị nặng nề nhất. Để hiểu rõ toàn cảnh bức bích họa tên Donald, mang sắc thái tâm thần đầy bệnh lý, hành vi dị kỳ, thiết nghĩ nên điểm qua lịch sử xuyên suốt gia đình tôi. Ba năm qua, tôi quan sát biết bao học giả uyên thâm, tâm lý gia chuyên về lý thuyết, và nhà báo họ chưa rõ hết bệnh tình, nhưng dùng những cụm từ như “ái kỷ ác tính” và “rối loạn nhân cách ái kỷ” cố gắng giải thích thái độ kỳ quặc, và tự chuốc lấy thất bại vào thân của chú như vậy. Riêng tôi thấy sắp chú vào dạng bệnh nhân “ái kỷ” là đúng, chú hội đủ năm tiêu chuẩn trong Sổ Tay Chẩn Đoán và Thống Kê về Rối Loạn Tâm Thần. Nhưng chẩn đoán như vậy đưa chúng ta đi quá xa.

Tôi hoàn tất học vị tiến sỹ về tâm lý lâm sàng tại Học Viện Derner về Nghiên Cứu Bậc Cao về Tâm Lý, khi làm luận án tôi dành một năm làm việc ở phòng khám của Trung Tâm Tâm Thần Manhattan, một bệnh viện chính phủ, ở đó chúng tôi chẩn đoán, đánh giá và điều trị cho một số bệnh nhân nặng nhất và dễ bị tổn thương nhất. Ngoài việc là trợ giáo giảng dạy trong nhiều năm cho bậc cử nhân về tâm lý, bao gồm cả sang chấn tâm lý, bệnh học thần kinh, và tâm lý của sự phát triển, tôi còn cung cấp những liệu pháp và trắc nghiệm tâm lý cho bệnh nhân ở các phòng khám chuyên khoa của cộng đồng.

ix

Hà Triệu

Theo những kinh nghiệm tích lũy được, tôi biết thời điểm bệnh và những chẩn đoán đó không thể tồn tại riêng rẻ một mình. Liệu chú có những triệu chứng mà không ai để ý đến? Có biểu hiện rối loạn nào khác có thể dùng để giải thích rõ ràng hơn không? Có thể lắm chứ. Trong trường hợp bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn của rối loạn nhân cách ở dạng nặng nhất thường được xem là rối loạn nhân cách chống lại xã hội, cũng có thể xem là có tố chất phạm tội mãn tính, ngạo mạn và không lưu tâm gì đến quyền lợi của người khác. Hay phối hợp nhiều loại bệnh cùng lúc? Khả năng này rất cao. Chú cũng hội đủ tiêu chuẩn rối loạn nhân cách độc lập, các dấu hiệu của bệnh lý này bao gồm không có khả năng quyết định, nhận trách nhiệm, lo lắng khi ở một mình, và cố gắng thu lượm ủng hộ từ người khác. Còn những yếu tố nào khác không? Rõ ràng là có. Chú có khoảng thời gian rất dài hàng thập niên bị chứng không học hành gì được, không xử lý được thông tin. Chú uống cô ca loại dành cho người ăn kiêng cả mười hai chai một ngày và ngủ rất ít. Có phải vì thế mà chất cà phê trong đó gây cho chú rối loạn giấc ngủ? Chú có chế độ ăn uống rất lạ lùng, và không bao giờ tập thể dục, có thể vì thế làm cho những rối loạn nghiêm trọng hơn. Sự thật là, bệnh lý của chú rất phức tạp và thái độ của ông không thể nào giải thích được, phải nghĩ ra một chẩn đoán chính xác và toàn diện hơn gồm tổng hòa các thử nghiệm tâm lý và tâm lý thần kinh mà chưa dùng để khám cho chú bao giờ. Hiện thời chúng ta chưa thể đánh giá hoạt động hàng ngày của chú được vì ông như tự giam mình trong biệt thự West Wing. Chú đã mất tính tự lập vì bị ông nội tôi khống chế gần như cả quãng đời trưởng thành, nên không cách gì biết được bản thân chú phát triển hay tồn tại trong thế giới này thế nào. Cuối buổi tiệc sinh nhật cho hai cô vào năm 2017, chúng tôi xếp hàng chờ chụp hình, chú như đang bị áp lực gì đấy mà tôi chưa thấy bào giờ. Theo dòng áp lực ngày mỗi lớn trong suốt ba năm qua, khác biệt giữa năng lực điều hành quốc gia và năng lực của chính chú rộng ra thêm, cho thấy ảo tưởng của chú rõ ràng hơn bao giờ hết. Không phải tất cả dân Mỹ, nhưng hầu hết đều có đời sống bình an do kinh tế ổn định, không khủng hoảng gì lớn cho đến một ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng do những bệnh lý lạ kỳ ở chú. Rồi đại dịch COVID-19 bùng nổ, có khả năng gây ra khủng hoảng kinh tế, đào sâu thêm di biệt giai tầng xã hội song hành với các đối nghịch về chính trị nhờ vào bản năng ưa gây chia rẽ của chú. Tương lai mịt mờ của cả một quốc gia gây ra đại thảm họa cũng nhờ vào khả năng quản lý yếu kém hơn x

Hà Triệu

người của chú. Để được ổn định như trước, cần khuyến khích tôn trọng các nhân sỹ; lãnh đạo có tính cách mạnh mẽ, dám nhận trách nhiệm và có ý sửa sai nếu phạm phải sai lầm. Nhưng chú lại kiểm soát những tình huống ngoại ý bằng dối trá, gây rối loạn, và thêm khó hiểu làm mọi người mất hết phương hướng giữa lúc đã phải đương đầu với nghịch cảnh, bi thương. Quản lý tệ hại gây tranh cãi của chú về đại dịch tạo phản kháng và xét đoán chưa gặp bao giờ, khiến chú phải dùng đến thủ đoạn thù hằn trả thù, tiểu nhân như không cấp phát, cho các vị thống đốc cứng đầu, ngân sách, đồ bảo hộ cá nhân và máy trợ thở mua bằng tiền đóng thuế của chính quý vị. Trong bộ phim dựa theo tiểu thuyết của bà Mary Wollstonecraft Shelley phát hành năm 1994, ma cà rồng Frankestein nói “ta hiểu sự đồng cảm ở con người, ta xoa dịu tất thảy. Trong ta còn có tình yêu, hay thứ gần giống tình yêu mà các ngươi không hiểu được, trong ta có cả những cơn thịnh nộ, hay thứ gần giống như thịnh nộ mà các ngươi không tin. Nếu không yêu được thì ta nổi cơn thịnh nộ.” Sau khi trích dẫn câu nói ấy, phóng viên đa năng Charles Pierce của tạp chí Esquire viết tiếp, “Donald không màng đến những hoài nghi ông gây ra xung quanh. Y tự hào về con quái vật tiềm ẩn bên trong, vinh danh cơn điên và công lực hủy diệt của chính con quái vật ấy. Y không hề biết quái vật cũng có tình yêu mà lại hết lòng phụng sự cho cuồng bạo. Y chính là Frankeestein đã mất hết lương tri.” Đem áp dụng cho người cha của chú đúng hơn nhiều, ông tôi đã biến chú – người con duy nhất trong mắt ông thành người không biết tình yêu là gì. Ông muốn chú như thế. Rốt lại, không yêu thương nào cho chú dù có khát khao đau đớn đến đâu. Cuồng bạo được tự do vẫy vùng che lấp hết tất thảy. Khi cô Rhona Graff, trợ lý điều hành lâu năm của chú Donald mà mọi người hay gọi đùa là người gác cửa, gởi thiệp mời cho hai mẹ con tôi đến dự tiệc đêm công bố kết quả bầu cử ở New York City, nhưng tôi từ chối tham dự. Nếu bà Clinton thắng cử tôi không thể giấu được vẻ hân hoan, tôi không muốn thô lỗ vậy. Năm giờ sáng hôm sau, chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi có tuyên bố chính thức bà thua cuộc, tôi cứ đi vòng quanh trong nhà đau đớn như nhiều người khác nhưng lại có điều thầm kín không tỏ bày được: như thể 62.979.636 cử tri đã chọn biến cả quốc gia này thành một phiên bản khổng lồ của gia đình tôi đầy khác thường hiểm ác. Trong một tháng sau ngày bầu cử tôi cập nhật liên tục cả tin tức và twitter nhưng lại bồn chồn không tập trung được gì cả. Không hành động nào của chú làm tôi ngạc xi

Hà Triệu

nhiên cả, tốc độ và khối lượng những chuyện bốc đồng chú ra tay cho toàn nước Mỹ - từ nói dối trá số người tham gia lễ nhậm chức và rên rỉ chú bị đối xử tệ bạc cho đến bỏ những công tác bảo vệ môi trường, nhắm vào đạo luật Affordable Care Act nhằm bỏ luôn chi phí y tế phù hợp với túi tiền của hàng triệu người dân, và thông qua sắc luật phân biệt đối xử với người Hồi Giáo-làm tôi bị bội thực. Đến việc nhỏ nhất như là nhìn bộ mặt chú nghe tên tôi gọi đi gọi lại hàng tá lần một ngày nhắc tôi nhớ tới những ngày muôn năm cũ bố tôi tàn úa chết dần do sự tàn độc và rẻ rúng của ông nội. Bố mất đi ở tuổi bốn mươi hai, còn tôi chỉ là đứa bé mười sáu. Tôi kinh hoàng nhận ra những hành động tàn nhẫn của chú bây giờ là chính sách của nước Mỹ ảnh hưởng đến triệu triệu con người. Bầu không khí chia rẽ ông tôi tạo nên trong gia đình, như hồ nước chú cứ bơi rồi kiếm lợi còn những kẻ khác là những kẻ lố bịch. Đất nước này rồi sẽ suy yếu như bố tôi, biến chúng ta thành những kẻ khác trong khi chú không hề thay đổi gì. Con người rồi không còn tin vào lòng tốt hay vị tha, những khái niệm không mang ý nghĩa nào với chú. Chính quyền và đảng của chú gộp làm một, bằng thứ chính trị ta thán và quyền hành. Tệ hơn nữa, chú không chút kiến thức về lịch sử, nguyên tắc lập pháp, chính trị địa lý, ngoại giao... và có ai ép chú phải thể hiện các kiến thức ấy đâu. Chú đánh giá đồng minh, các chương trình xã hội qua lăng kính tiền bạc, ông nội tôi dạy như vậy mà. Chi phí và thành quả của việc quản trị thể hiện qua con số tài chính như thể bộ tài chính là con heo đất của riêng chú. Với chú, mỗi một đồng chi ra là mất đi, mỗi một đô la kiếm được là dành dụm. Giữa cái thế giới đầy thô tục, có một người tận dụng mọi quyền lực và lợi thế có thể làm theo ý mình để trục lợi cho bản thân và (đương nhiên là có điều kiện) cho gia đình, bạn bè và những kẻ bợ đỡ, còn những kẻ khác làm gì có phần, hệt như ông nội điều hành gia đình tôi. Điều lạ lùng là trong suốt năm mươi năm qua, chú nhận được nhiều quan tâm hay che đậy nhưng không có ai soi xét gì. Qua tính cách đầy khiếm khuyết hay thái độ khác thường mà đã bị mỉa mai chế nhạo, chẳng ai đặt câu hỏi tại sao chú như thế hay làm sao chú có cơ hội sai sót hết lần này đến lần khác trong khi rành rành chú không hề có chút năng lực nào. Chú, khía cạnh nào đó, luôn bị những khuyết điểm cô lập, bị che chắn, khó có thành công nào tự tay tao ra. Có ai yêu cầu chú làm việc lương thiện đâu, dù chú thất bại đến đâu vẫn cứ được tưởng thưởng, thật không thể giải thích nổi. Vào đến Nhà Trắng chú vẫn gây ra vô số thảm họa mà không việc gì, nơi có đám người vỗ tay thuê sẵn sàng tung hô mấy lời công bố hay bọn họ ra sức che đậy những việc làm xii

Hà Triệu

cẩu thả đến mức phạm pháp của chú bằng cách bình thường hóa những vi phạm mà chỉ nghe qua ai cũng ngơ ngác. Giờ đây, rủi ro đã quá mức tưởng tượng, đứng trước lằn ranh sống và chết theo đúng nghĩa đen. Không giống như trước nữa, những thất bại đe dọa tính mạng chúng ta không che đậy được nữa. Dù các cô các chú có nghĩ gì đi nữa, tôi viết cuốn sách này không phải vì tiền hay vì trả thù. Nếu vì những động cơ đó tôi đã viết cuốn sách về gia đình tôi từ lâu rồi, lúc không thể đoán được chú dùng tiếng tăm của một doanh nhân phá sản hàng loạt, hay một người dẫn chương trình không ăn nhập gì để trèo vào Nhà Trắng; hay khi còn an toàn hơn vì ông chưa có quyền hành trong tay để đe dọa gây nguy hiểm cho những trọng tài và nhà phê bình. Đứng trước dòng chảy của các sự việc trong suốt ba năm qua buộc tôi phải lên tiếng. Khi cuốn sách đến được tay bạn đọc, hàng trăm ngàn thường dân Mỹ đã mất mạng cho cái đền thờ đầy ngu dốt và kiêu căng kia. Nếu chú thắng cử thêm trong nhiệm kỳ tới thì đó chính là dấu chấm hết cho nền dân chủ nước Mỹ. Không ai biết chú rõ bằng gia đình chú. Không may họ im lặng vì sợ hãi hay vì lòng trung thành. Còn tôi đứng ngoài cả hai thứ đó. Với tư cách là con gái duy nhất của bố, cháu gái duy nhất của chú xin kể hầu quý vị những chuyện lần đầu mới nghe, hơn nữa, tất cả là quan điểm của một chuyên gia tâm lý lâm sàng có qua trường lớp. Quá Nhiều và Không Bao Giờ Đủ là câu chuyện về một gia đình nhiều người biết đến và đầy quyền lực nhất trên thế giới. Và tôi là người độc nhất muốn kể cho quý vị nghe. Hy vọng cuốn sách này quét sạch mấy cái thứ “chiến lược” hay “chương trình nghị sự” như thể chú luôn tuân thủ quy tắc của tổ chức. Cái tôi đã và đang là rào cản mỏng manh, không thích hợp giữa chú và thế giới bên ngoài, nhờ tiền bạc và quyền lực của người cha, chú có bao giờ phải thương lương đâu. Chú muốn sống mãi với những ảo ảnh do ông tôi dựng lên rằng chú mạnh mẽ, thông minh và hơn người, vì đối diện với sự thật tất cả chỉ là bong bóng xà phòng chính chú cũng sợ hãi không dám nhìn vào. Chú theo bước ông tôi rồi do anh em cuối đầu tuân phục, im lặng và không có phản ứng đã giết chết cha tôi. Nhưng tôi không thể để chú giết chết đất nước này.

xiii

Hà Triệu

Phần m t C s

vì hai ch

1 Hà Triệu

nh n tâm.

Chương m t “Vi n” “Bố ơi, mẹ bị chảy máu!” Gần một năm sống trong “Viện”, như họ vẫn thường gọi căn nhà của ông bà nội tôi, mọi người vẫn chưa thấy thân quen, nhất là lúc giữa đêm. Cô Maryanne, Lúc đó mười hai tuổi, hoảng hốt thấy mẹ nằm bất động trong phòng tắm, nơi cô và em gái thường tắm. Máu đầy sàn. Sợ quá, cô quên cả chuyện thường ngày không dám léo hánh đến phòng ngủ làm phiền cha, chạy vào gọi ông dậy. Ông tôi ngồi dậy, đi nhanh về phía cuối nhà, ông thấy vợ nằm bất động, hai cha con chạy ngược vào phòng ngủ, ông dùng chiếc điện thoại phụ gọi cấp cứu. Rất thân với bệnh viện Jamaica, ông tôi nói chuyện với nhân viên điều động xe cứu thương, ông yêu cầu bác sỹ giỏi nhất bệnh viện sẽ chăm sóc cho vợ. Ông cố gắng giải thích tình trạng của vợ với người nghe điện thoại. Cô Maryanne nghe bố nói “có kinh”, lạ lẫm quá cô chưa nghe bao giờ. Vào viện một lúc, các bác sỹ phải mổ cấp cứu cắt dạ con bán phần cho mẹ. Khi thăm khám các bác sỹ phát hiện bà bị biến chứng hậu sản nghiêm trọng không được chẩn đoán lúc sanh chú Robert chín tháng trước. Phẫu thuật làm bà bị nhiễm trùng cả ổ bụng, biến chứng chồng biến chứng. Vẫn đĩnh đạc, ông dùng chiếc điện thoại trong thư phòng nói chuy n qua loa với bác sỹ của vợ. Gác máy ông gọi cô Maryanne lại. “Bác sỹ nói mẹ không qua được đêm nay” ông bảo con gái. Một lát sau, trước khi vào bệnh viện ông nói với Maryanne “sáng ngày con cứ đi học, có gì bố sẽ báo”. Cô hiểu ngầm ý ông: khi nào mẹ mất bố sẽ gọi. Cô Maryanne khóc cả đêm trong phòng, mấy em ngủ hết không biết gì chuyện xảy ra cho mẹ. Hôm sau cô đến trường mà hồn vía đâu đâu. Tiến sỹ James Dixon, hiệu trưởng trường Kew-Forest, trường tư thục cô mới theo học, cha cô cũng có chân trong ban giám đốc, đến lớp gọi cô lên văn phòng “có điện thoại cho con trong phòng thầy” Cô đinh ninh cha báo mẹ mất. Đi đến phòng thầy hiệu trưởng cứ như ra pháp trường. Cô bé mười hai tuổi đầu cứ nghĩ rồi đây mình phải làm mẹ cho bốn đứa em. Qua điện thoại cô nghe cha báo: “mẹ qua cơn nguy kịch rồi con”. Tuần sau, mẹ chịu thêm mấy lần phẫu thuật, rồi cũng xong. Cha theo sát bệnh viện, ông muốn các bác sỹ giỏi nhất chăm sóc cho vợ. Bà sống nhưng ngày bình phục còn xa quá. 2 Hà Triệu

Suốt sáu tháng sau, mẹ vô ra bệnh viện như cơm bữa. Biến chứng nghiêm trọng quá. Sau này bà còn bị thêm chứng loãng xương do giảm nội tiết tố vì cắt buồng trứng trong phẫu thuật cắt bỏ bán phần tử cung. Hồi đó thủ thuật đó vẫn thường như vậy dù là không cần thiết. Mẹ còn chịu thêm những cơn đau như xé da thịt do xương mỏng đi và rất dễ gãy. Con trẻ sẽ là may mắn nếu có được cha mẹ gần gũi, chăm sóc và yêu thương. Ôm ấp, vỗ về, cảm thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ. Quan tâm tạo cho trẻ cảm giác an toàn, được bảo vệ khi chập chững vào đời mà không sợ hãi vì biết rằng chí ít cha hoặc mẹ luôn là chỗ dựa vững vàng. Theo dõi, hướng dẫn, cũng rất quan trọng với sự phát triển của trẻ, đó là quá trình phụ huynh thu thập, xử lý và uốn nắn cảm xúc của trẻ. Thiếu đi việc này, trẻ không được hướng dẫn để đầu óc phát triển bình thường, hay hiểu rõ thế giới chung quanh chúng. Có gắn kết với người chăm sóc đầu đời con trẻ sẽ thông minh, xúc cảm, có theo dõi theo uốn nắn con trẻ mới biết cảm thông. Ông bà tôi ngay từ đầu đã có vấn đề trong việc nuôi dạy con. Bà ít khi kể cho tôi nghe về thời thơ ấu hay cha mẹ mình, tôi chỉ đoán chừng, nhưng chắc chắn bà là út trong gia đình mười người con- cách người con cả hai mươi mốt tuổi và người áp út bốn tuổi- bà lớn lên trong bối cảnh mọi người chẳng mấy quan tâm đến nhau vào những năm đầu thập niên 1910. Vì thiếu thốn chăm sóc hay vì lý do nào đó mà bà tôi là người mẹ theo kiểu con cái phải an ủi cha mẹ hơn là cha mẹ an ủi con cái. Bà gần gũi con cái khi bà muốn được vỗ về chứ không phải khi chúng cần đến bà. Lúc nào cũng ủy mị, mỏng manh dễ vỡ, cho rằng đã hy sinh nhiều bà chỉ quan tâm đến mình. Nhất là với mấy người con trai bà chẳng cho họ được gì. Lúc nằm viện, mà cả sau đó, bà vô hồn cả tinh thần và thể xác. Cách sống của bà tạo lỗ hổng lớn cho các con. Cô Maryanne, bố và cô Elizabeth đã đủ lớn nên hiểu được chuyện gì đang diễn ra và tự lo lấy. Với chú Donald và chú Robert còn thảm thương hơn, người hai tuổi rưỡi, người chín tháng, ở độ tuổi quá dễ tổn thương nhất là không có ai thay thế cho khoảng trống đó. Ô sin trong nhà không cáng đáng hết việc, bà cố nội tôi, sống gần đó, giúp nấu ăn, bà giống con trai mình chẳng gần gũi các cháu. Khi không đi học, cô Maryanne có nhiệm vụ chăm các em. Bố tôi, con trai, chẳng phải làm gì, cô phải tắm rửa, dỗ em ngủ. Mười hai tuổi cô cũng chỉ làm được đến vậy. Cả năm đứa trẻ như mồ côi mẹ. Trong khi bà tôi yếu đuối cần được chở che, ông lại chẳng thể hiện chút tình cảm nào. Sự thực ông là người bị rối loạn nhân cách chức năng cao (high-functioning 3 Hà Triệu

sociopath). Dù không phổ biến nhưng bệnh này cũng không hiếm, chiếm đến 3 phần trăm dân số, trong số đó ¾ là nam giới. Triệu chứng bệnh bao gồm thiếu sự cảm thông, có tố chất nói dối, không quan tâm đến đúng sai, thái độ ngược đãi và thờ ơ với quyền lợi của người khác. Có cha mẹ mắc bệnh này nhất là khi con cái không có ai xung quanh sẻ chia, che chở chắc chắn quá trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm sao chúng hiểu được chính mình, điều chỉnh cảm xúc và là công dân bình thường về sau. Bà quá bệnh tật, yếu đuối không kham nổi những khó khăn trong đời sống hôn nhân nảy sinh từ tính tình nhẫn tâm, lãnh đạm và thích kiểm soát người khác của ông chồng. Ông không có được xúc cảm của một người bình thường, làm chồng làm cha nhưng ông rất cứng nhắc, trọng nam khinh nữ. Với ông phụ nữ sinh ra chỉ để vâng lời – thì làm sao có chuyện chia sẻ cảm xúc với vợ. Những chấn thương đã biến Bà thành người vô hồn về thể xác lẫn tinh thần, mặc nhiên ông trở thành người duy nhất có trách nhiệm với các con, nhưng thật là sai lầm khi đặt vào tay ông trọng trách chăm sóc con cái gia đình. Ông khăng khăng con cái không phải việc của mình và dành mỗi ngày đến 12 tiếng, sáu ngày một tuần cho công ty Trump Management, đương nhiên các con phải tự lo lấy thân. Ông chỉ biết chú tâm những gì ông cho là quan trọng: doanh nghiệp đang ăn nên làm ra của mình, lúc đó có hai dự án phát triển khu dân cư ở Brooklyn lớn nhất đời ông: Shore Haven và Beach Haven. Quay lại với chuyện hai chú Donald và Robert, hai cậu bé vì thiếu sự quan tâm của cha bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả. Hành vi của con trẻ sẽ là tính cách về sau của con người, người chăm sóc cần có phương pháp tích cực và an ủi như chia sẻ niềm vui hay vỗ về lúc khó khăn. Thậm chí trong đời thường ông tôi cũng cần lưu tâm đến hành vi của trẻ khi có vấn đề, với hai chú lại cần sự quan tâm nhiều hơn từ cha vì đã thiếu tình thương của mẹ. Thế nhưng càng cần cha, các chú lại bị cự tuyệt. Ông tôi không muốn có thêm trách nhiệm, lúc nào ông cũng thấy bực mình căng thẳng vì con cái muốn gần gũi, vỗ về. Những lúc cần nhất các chú cũng chỉ nhận được sự ghẻ lạnh hay giận dữ từ người cha. Với hai chú “cần, muốn” chẳng khác gì với nhục mạ, vô phương hay tuyệt vọng. Ông bố luôn muốn con cái phải tự biết đừng quấy rầy lúc ông có mặt ở nhà. Cung cách làm cha của ông tôi tạo thêm những ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng của bà. Kết cục là con cái không những khó hội nhập với xã hội mà còn xa lánh nhau. Cũng vì lý do đó anh chị em của bố tôi chẳng những khó gắn kết, đấu tranh bảo vệ cho nhau mà còn gây thêm nhưng cơn nóng giận cho ông nội. 4 Hà Triệu

Bà đổ bệnh, chú Donald đột nhiên mất đi nguồn an ủi, nối kết mang tính nhân văn, không có ai giải thích cho hiểu tình cảnh của mình, chú chỉ biết dựa vào ông. Trước lúc mẹ bệnh, chú Donald đôi lúc nhờ đến bà, rất ít khi cần đến cha. Cho đến khi cha thành nguồn nương tựa duy nhất lại bị ông khước từ gây thêm sợ hãi. Thật trớ trêu khi chú lại nương nhờ vào người chỉ ra những nỗi kinh sợ. Ngược đãi con cái, trong chừng mực nào đó, là chịu đựng “quá nhiều” hay “không đủ”. Trong trường hợp này, chú Donald lại kinh qua “không đủ” khi mất đi sợi dây liên lạc với mẹ đúng giai đoạn phát triển trọng yếu, đã gây tổn thương sâu đậm. Không ai xung quanh, nhu cầu mong muốn bị bỏ mặc, lúc sợ hãi không ai an ủi. Mẹ bỏ phế ít nhất một năm, cha lại không ngó ngàng, chở che yêu thương, quá thiếu thốn quan tâm của cha mẹ tạo ra nhưng vết sẹo suốt đời cho chú. Tính cách chỉ biết mình, bắt nạt, vĩ cuồng cuối cùng ông nội tôi cũng nhận ra nhưng không vì thế mà ông giảm việc gây sợ hãi cho con cái. Càng lớn, chú càng thưởng thức “quá nhiều” từ ông tôi một cách gián tiếp – khi chú chứng kiến những điều bố tôi phải chịu đựng như bị để ý quá mức, đặt ra mục tiêu quá cao, và trên hết là bị sỉ nhục quá nhiều. Ngay từ đầu, lúc nào ông tôi cũng ưu tiên cho quyền lợi của chính mình. Để tâm đến con cái, nếu có, cũng chỉ là phản ánh mong muốn của chính ông. Với ông tình yêu chẳng nghĩa lý gì, chẳng hề cảm thông với tình cảnh của người khác, đó cũng là điểm đặc trưng của bệnh rối loạn nhân cách. Tuân lệnh là trên hết, thế thôi. Con cái cũng vậy, phải hiểu rằng “tình thương” của ông là thứ có điều kiện. Cô Maryanne, cô Elizabeth và chú Robert ông đối xử như với chú Donald vì rằng ông có quan tâm gì đến con cái đâu. Nhưng cậu con trai lớn, cùng tên, ông lại lưu tâm nhiều hơn chỉ vì muốn cậu khi lớn lên sẽ kế nghiệp dòng họ. Để đối phó, chú Donald bắt đầu gây thanh thế, nhưng cũng chỉ cấp phường, bằng việc gây hấn với người khác và không đếm xỉa gì đến việc thiếu vắng mẹ và nhất là bỏ mặc của cha. Chính việc bị bỏ bê của cha, chú đã học được không nơi nương tựa, nhờ đó, trước những giông bão không biết đau là gì nữa, không còn có chút xúc cảm gì. Chú khéo léo che đậy, thay vào đó là ca cẩm, thái độ húng hiếp, coi thường và hung hăng-tất cả đều có mục đích nhưng lâu dài lại là vấn đề. Nếu được chăm sóc và quan tâm đúng mức những vấn đề như đã nói đều có thể hóa giải, nhưng không may cho chú Donald và cho bất kỳ ai trên hành tinh này, nếu nhân cách đó có cơ hội trui rèn vì rằng khi ông tôi để ý đến cậu con trai thứ hai to mồm, khó dạy ông lại vỗ tay đánh giá cao tính cách đó. Nói cách khác, ông chấp thuận, cổ 5 Hà Triệu

súy và tạo điều kiện cho chú Donald thành người khó ưa đó cũng là hậu quả từ việc ngược đãi con cái. Bà nội tôi chẳng bao giờ bình phục như xưa nữa. Khởi đầu, là chứng mất ngủ làm cho bà không nghỉ ngơi gì được. Mấy người con lớn cứ thấy bà đi quẩn quanh trong nhà hàng giờ liền như bóng ma lặng lẽ. Có khi bố tôi thấy bà nội lúc đang đêm đứng chót vót trên cầu thang để sơn hành lang. Sáng ra đám con lại thấy bà nằm bất tỉnh nhân sự ở chỗ không ai ngờ tới, nhiều lần cả nhà lại phải đưa vào viện. Rồi mọi người cũng quen đi với những cảnh đó. Bác sỹ chỉ chăm sóc vết thương trên cơ thể cho bà chứ không hề để ý đến vấn đề tâm lý ẩn sâu bên trong làm cho tình cảnh của bà gặp nguy hiểm hơn. Sau những chấn thương lẻ tẻ của vợ, ông tôi chắng thấy gì, ông cũng không bao giờ muốn thừa nhận, dù ông có biết chăng nữa, cung cách làm cha của ông đã gây ảnh hưởng nhất thời hay lâu dài cho con cái. Theo ý ông, trong thời gian ngắn ông chưa đủ lực về tài chánh cũng như quyền thế để chữa cho vợ đang bệnh sắp chết. Nhưng rõ ràng chuyện bệnh tật của vợ chỉ là một nét chấm phá nhỏ nhoi trong bàn cờ đại cuộc của ông. Khi sức khỏe bà khá hơn và dự án phát triển bất động sản Shore Haven và Beach Haven trên đà kết thúc thắng lợi, một lần nữa mọi thứ theo đúng phong cách của ông. Năm lên tám, khi cả nhà đang ăn tối, Freddy Trump hỏi mẹ (bà tôi Mary), đang mang thai đã lớn, sao bà lại mập vậy, câu hỏi của cậu làm mọi người im bặt. Lúc đó vào năm 1948, gia đình Trump đã có 4 người con- Maryanne, 10 tuổi; Freddy; Elizabeth, 5 tuổi và Donald, 1 tuổi rưởi- đang chờ chuyển sang ngôi nhà mới có đến 23 phòng Fred (ông nội tôi) đang xây dỡ. Bà chỉ biết nhìn vào đĩa thức ăn, còn bà cố tôi, cũng tên Elizabeth gần như bà sang chơi mỗi ngày, không ăn nữa. Nội quy trong bữa ăn rất nghiêm, có những chuyện ông tôi không bỏ qua. “Đừng chống cùi chỏ lên bàn, đây có phải là chuồng ngựa đâu.” Điệp khúc này nghe đi nghe lại hoài, ai vi phạm sẽ bị ông dùng cán dao ăn gõ lên cánh tay. Sau này khi anh Fritz, anh David và tôi lớn lên nhiệm vụ giữ trật tự này giao lại cho chú Robert và chú Donald, hai chú khoái chí ra mặt. Cũng có những chuyện cấm kỵ trẻ con không được nói đến nhất là lúc có mặt bà cố và ông. Bố tôi muốn biết làm thế nào mẹ có em bé, cả ông nội và bà cố đồng loạt đứng lên bỏ ra ngoài không nói lời nào.

6 Hà Triệu

Ông chả phải cao đạo gì nhưng bà cố vẫn cứng nhắc, nệ cỗ theo lề thói cũ từ thời nữ hoàng Victoria. Tuy có cái nhìn khắc khe về giới tính song bà cũng dành ngoại lệ cho cậu con trai là Fred, nhiều năm trước khi chồng đột ngột qua đời, Elizabeth cùng cậu con trai 15 tuổi cáng đáng việc kinh doanh của gia đình. Chuyện như vậy một phần là vì chồng bà, ông Freidrich Trump xem như người sáng lập ra doanh nghiệp, để lại tiền bạc và tài sản theo định giá bây giờ khoảng ba trăm ngàn đô. Ông Friedrich sinh trưởng ở Kallstadt, một ngôi làng nhỏ mạn tây nước Đức, bỏ sang Mỹ vào năm 1885 khi mới 18 tuổi để tránh phục vụ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Ông kiếm bộn bạc nhờ kinh doanh nhà hàng và nhà thổ ở British Columbia. Ông lại phắng sang lãnh thổ Yukon đúng lúc cơn sốt tìm vàng, rồi nhanh chóng rút hết tiền đầu tư trước khi cơn sốt qua đi vào đầu thế kỷ 20. Năm 1901, lúc trở về thăm gia đình ở Đức, Friedrich gặp rồi cưới Elizabeth Christ, một phụ nữ nhỏ nhắn tóc vàng kém ông gần hai mươi tuổi. Ông mang cô vợ mới cưới sang New York, nhưng một tháng trước khi sinh cô con gái đầu lòng- cũng tên Elizabeth- họ quay lại Đức định sẽ ở lại đó luôn. Nhưng vì trốn quân dịch mà ông bỏ quê hương nên chính quyền không cho phép ông ở lại. Friedrich cùng vợ lúc này mang thai đứa con thứ hai đã bốn tháng và cô con gái đầu trở lại Mỹ vào tháng bảy năm 1905. Hai con trai kế Frederick và John lần lượt sinh vào năm 1905 và 1907. Cuối cùng họ chọn định cư tại Woodhaven, thuộc vùng Queens, ba con lớn lên đều nói tiếng Đức. Khi ông cố tôi chết vì dịch cúm Tây Ban Nha, hai mươi tuổi đầu Fred thành người đàn ông trong nhà. Khối bất động sản ông để lại cho vợ con không nhỏ nhưng bà Elizabeth vẫn chật vật nuôi các con. Dịch cúm năm đó, đã cướp đi gần 50 triệu sinh mạng trên toàn thế giới, lại làm cho kinh tế suy thoái thay vì có cơ hội phát triển mạnh mẻ do nhu cầu thời hậu chiến. Còn đang theo bậc trung học, Fred nhận làm đủ việc giúp mẹ trang trải rồi theo học thợ xây dựng. Thành nhà xây cất là ước mơ một đời của ông, ông tranh thủ học thêm kinh doanh, hướng đi nào trong thương trường cũng làm ông hứng thú, lúc học năm nhất ông đã chế tạo và bán nhà chứa xe (loại garage tháo rời) cho hàng xóm. Ông nhận ra rằng mình có năng khiếu trong lĩnh vực này, rồi từ đó không còn đam mê thứ gì khác nữa. Hai năm sau khi Fred tốt nghiệp trung học, Elizabeth thành lập công ty E. Trump and Son. Bà công nhận tài năng của cậu con trong lĩnh vực kinh doanh, bà đảm đương việc tài chính cho cậu 7 Hà Triệu

con trai lúc chưa đủ tuổi – những năm đầu thế kỷ trước, 21 tuổi mới có thể chịu trách nhiệm pháp lý. Đó là cách bà giúp con trai vì sự phát đạt của kinh doanh và gia đình. 25 tuổi, trong một lần dự dạ vũ Fred gặp Mary Anne MacLeod, vừa từ Scotland đến Mỹ. Cũng giống như cha, vừa về đến nhà ông bảo mẹ mình đã gặp được cô gái muốn cưới làm vợ. Mary là út trong gia đình mười người con. Bà sinh năm 1912 ở Tong, một ngôi làng thuộc hòn đảo nhỏ Lewis

Outer Hebrides, cách bờ biển tây bắc Scotland bốn

mươi dặm, thời niên thiếu của bà hai thảm kịch xảy ra cho toàn cầu: Thế Chiến Thứ Nhất và đại dịch cúm Tây Ban Nha. Trận đại dịch đã gây ảnh hưởng sâu đậm đến người chồng sau này của bà. Lewis mất nhiều đàn ông trong Thế Chiến Thứ Nhất, xoay vần của con tạo, hai tháng sau hiệp định đinh chiến- ký vào tháng 11 năm 1918- một chiếc tàu chở quân nhân hồi hương đụng phải đá ngầm chỉ cách bờ vài kí-lô-mét vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng giêng năm 1919. Nước quá lạnh làm hơn 200 quân nhân trong số 280 người trên tàu đã thiệt mạng khi chỉ còn cách hải cảng Stornoway chưa đến một dặm. Chẳng còn bao nhiêu nam thanh niên, phụ nữ nào muốn có được một tấm chồng đành phải cầu duyên nơi xa. Nhà sáu chị em gái, gia đình khuyến khích Mary đến Mỹ may ra có nhiều cơ hội, nơi đó đàn ông cũng nhiều hơn. Đầu tháng năm năm 1930, nối bước đoàn người di dân, Mary đáp tàu RMS Transylvania hội ngộ cùng hai người chị đã sang Mỹ trước đó. Dù chỉ là người giúp việc nhà nhưng là người gốc Anh bà được cho nhập cư ở một quốc gia mà gần chín mươi năm sau con trai bà ban hành luật nhập cư hà khắc chưa từng thấy. Bà mười tám tuổi trước ngày đặt chân lên New York, ít lâu sau bà gặp Fred. Lễ cưới tổ chức vào một ngày chủ nhật tháng giêng năm 1936. Sau buổi tiệc chiêu đãi tại khách sạn Carlyle ở Manhattan, đôi uyên ương nghỉ trăng mật một đêm ở Atlantic City. Sang sáng thứ hai Fred làm việc trở lại tại văn phòng Brooklyn. Đôi vợ chồng mới cưới dọn đến ở căn nhà đầu tiên của mình trên đường Wareham, chỉ một đoạn cách căn nhà trên đường Devonshire mà Fred từng ở chung với mẹ. Những năm tháng đầu tiên, Mary vẫn còn ngỡ ngàng, chưa tin vào vận may. Từ vị trí người giúp việc, được cho ăn ở nhà chủ bây giờ bà lại có cả người ở, từ trong tay chẳng có gì giờ có nhà, có thời gian tiền bạc tự do mua sắm, bà đã chẳng bao giờ nhìn lại đoạn đời đã qua, điều này giải thích bà dễ dàng đánh giá những người cùng cảnh ngộ. Bà và ông Fred phân công rõ ràng cho vai trò hai vợ chồng trong gia đình. 8 Hà Triệu

Ông quản lý việc kinh doanh ở Brooklyn mỗi ngày đến mười hay mười hai tiếng, bà chăm sóc việc nhà nhưng ông là người điều hành chung, lúc đầu chính mẹ ông mới là người có quyền cao nhất. Elizabeth là bà mẹ chồng xét nét, mấy năm đầu sau khi cưới nhau bà luôn nhắc nhở Mary ai mới là người có quyền sinh sát: bà mang găng tay trắng khi đến thăm ra dấu cho Mary biết bà để ý đến việc coi sóc nhà cửa của cô con dâu như ngầm diễu cợt. Dù Elizabeth có là mây đen, những năm tháng đó mới tuyệt vời làm sao, nhiều sức sống biết bao. Fred xuống cầu thang đi làm, về đến nhà đi vào phòng thay đồ ra ăn tối cũng huýt sáo. Hai vợ chồng không đặt tên trước cho con, nên khi sanh con gái đầu họ lấy tên Maryanne, theo tên của Mary và chữ lót của bà. Năm rưỡi sau đó khi sanh con trai thứ hai vào ngày 14 tháng 10 năm 1938 họ lại đặt theo tên cha - chỉ thay đổi chút ít: Fred, tên lót là Christ nhũ danh của Mary, thế là cậu có tên Frederick Crist. Mọi người trừ bố đều gọi cậu là Freddy. Ông tôi đã lập trình sẵn tương lai cho cậu con trai trước khi sinh. Dù hiểu được nặng nhọc từ những mong đợi của bố, nhưng Freddy – bố tôi,hưởng được những ưu ái mà cô Maryanne và các anh chị em khác không có. Xét cho cùng, bố có một chỗ đứng đặc biệt của ông: sẽ là nhân vật có trách nhiệm bành trướng và lưu danh đế chế Trump. Ba năm rưỡi qua đi, bà lại sắp sanh thêm đứa nữa. Trước lúc sanh cô Elizabeth, ông phải chuyển đến làm việc ở Virginia Beach. Nhu cầu nhà cửa không đủ, do quân nhân trở về từ Thế Chiến Thứ Hai. Cơ hội rất lớn để ông xây nhưng căn hộ cho nhân viên hải quân và gia đình họ. Ông có thời gian trui rèn kỹ năng cộng thêm với uy tín qua những tháng năm với công việc vì những người có đầy đủ năng lực đã vào phục vụ cho quân đội, riêng ông tiếp bước người cha không chọn quân ngũ cho đời mình. Thông qua kinh nghiệm dày dạn xây cất nhiều nhà cửa, kỹ năng tận dụng báo chí địa phương đến độ thuần thục, ông làm quen với các chính khách có máu mặt. Qua họ ông học được cách nhờ nhỏi đúng lúc, và quan trọng hơn cả là theo đuổi ngân sách của chính phủ. Virginia Beach hấp dẫn quá, ở đó ông biết cách trục lợi chương trình phát chẩn của chính phủ để phát triển đế chế bất động sản, chương trình này ngân khoản rất dồi dào từ Cục Quản Lý Nhà Ở Liên Bang (FHA). FHA do tổng thống Roosevelt thành lập năm 1934, đến lúc ông tôi tận dụng nguồn từ thiện, Cục đã thay đổi khác xa với tiêu chí ban ban đầu. Mục tiêu chính của tổ chức là cung ứng đầy đủ 9 Hà Triệu

nhà giá rẻ cho dân số đang tăng rất nhanh. Sau Thế Chiến Thứ Hai, Cục cũng làm ăn với những nhà phát triển đang phất lên như Fred Trump. Dự án ở Virginia là cơ hội cho ông làm quen với kỹ năng ông khởi động ở Brooklyn: dự án xây dựng quy mô cỡ lớn càng nhanh, càng hiệu quả càng rẻ càng tốt trong khi vẫn hấp dẫn được người mướn. Đi đi về về quá bất tiện ông đã cho chuyển hẳn cả gia đình từ Queens về Virginia Beach, lúc đó cô Elizabeth còn ẵm ngửa. Với cách nhìn của riêng mình, bà tôi thấy ở Virginia mọi thứ đều giống như khi họ còn ở Jamaica Estates. Ông tôi vẫn vùi đầu vào công việc, để bà một mình trông ba con tất cả dưới 6 tuổi ở nhà. Liên hệ quen biết bên ngoài chỉ quẫn quanh với những người ông làm việc cùng hay dịch vụ của họ dính dấp đến ông. Năm 1844, khi ngân sách dành cho Cục Quản Lý Nhà Ở đã hết, Ông cùng gia đình dọn về lại New York. Về lại Jamaica Estates lần này, bà bị sẩy thai, mất hàng mấy tháng trời bà mới bình phục hoàn toàn. Các bác sỹ khuyến cáo bà không nên có thai thêm, nhưng chỉ một năm sau bà lại có mang. Lần sẩy thai làm anh chị em cách tuổi xa hơn, cô Elizabeth ở khoảng giữa cách mỗi đầu đến 4 năm. Cô Maryanne và bố tôi lớn tuổi hơn mấy người em nhiều cứ như hai thế hệ. Chú Donald người con thứ tư nhưng là con trai thứ hai, sinh năm 1946, khi ông nội lên kế hoạch xây ngôi nhà mới. Ông mua nửa acre (2000 mét vuông) ngay phía sau ngôi nhà ở đường Wareham, mảnh đất trên ngọn đồi nhìn xuống lộ Midland, con đường có hàng cây, chạy xuyên qua hết vùng phụ cận. Mấy cô mấy chú khi biết được chuyện dọn nhà, ngán ngẩm đã kháo nhau: cần gì mướn xe, cứ khuân đồ ra lăn xuống đồi là xong. Rộng hơn 350 mét vuông, ngôi nhà mới độ sộ nhất trong khu phố, nhưng vẫn không hoành tráng bằng nhiều lâu đài hiên ngang trên những ngọn đồi trong khu lân cận phía bắc. Nằm trên đỉnh ngọn đồi nhỏ, căn nhà đổ bóng chiều lên bậc thang bằng đá đến cửa chính, mà thi thoảng cả nhà mới dùng đến. Bức tượng sơn màu hồng của chú nài ngựa trên bãi cỏ như gợi nhớ thời phân biệt chủng tộc Jim Crow nhưng sau này hoa lại trồng vào chỗ đó. Trên tường chỗ cửa chính vẫn còn bức chạm như phù hiệu vẫn còn cho đến bây giờ. Những năm 1940, ông nội tôi mua mảnh đất rồi xây căn nhà gạch đỏ theo phong cách Georgian có hàng cột lớn cao đến 6 mét. Vùng Queens chiếm đến 95 % người da trắng dù bây giờ là vùng nhiều sắc dân nhất trên hành tinh này, khu vực này, khu trung lưu Jamaica tỉ lệ da trắng còn cao hơn. Đến những năm 1950, một gia đình Mỹ gốc Ý đầu tiên dọn đến đây, ông nội tôi dè bỉu ra mặt. 10 Hà Triệu

Năm 1947, ông tôi khởi sự dự án cỡ lớn cho đến thời điếm đó là quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông: Shore Haven, một khu phức hợp dự kiến đặt ở Bensonhurst, Brooklyn, gồm ba mươi hai tòa nhà 6 tầng với trung tâm mua sắm chiếm hơn 120 ngàn mét vuông. Ngân sách từ Cục Quản Lý Nhà Cửa rót thẳng cho ông tôi 9 triệu đô la, giống như ông chú Donald lợi dụng chính sách giảm thuế thành phố và tiểu bang kiếm chác rất được.Ngay từ đầu ông đã cho rằng những người dân thường mướn ở trong 2.201 căn hộ chen chúc nhau đó- món đặc sản đầu tay của ông - chẳng thể nào khỏe mạnh được. Nhưng chín triệu đô quá hấp dẫn. Lúc đó tài sản của ông liên tục phát triển, ông và mẹ lập những tài khoản cho các cháu để tránh thuế. Bằng cách cứng rắn cai quản công việc và gia đình, ông tôi thành chuyên gia cửa nào cũng vô lọt, ông cũng rất giỏi khúm núm lấy lòng những người có thế lực, có máu mặt. Mãi sau này chú Donald thừa hưởng hết khả năng tuyệt vời này từ ông. Dần dà, ông tạo được liên hệ mật thiết với các các chính khách lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Brooklyn, guồng máy chính trị bang New York và cả chính quyền liên bang, nhiều người trong số họ có thế lực trong lãnh vực bất động sản. Nhận được ngân sách, đồng nghĩa với việc thu hút được chính giới địa phương là những người tay hòm chìa khóa cho FHA. Ông tham gia câu lạc bộ giải trí quanh bãi biển phía nam Long Island rồi sau đó thêm câu lạc bộ ở North Hills dành cho người giàu. Mấy câu lạc bộ đó là chỗ để thư giãn, gây ấn tượng, và trà dư tửu hậu với những nhân vật chủ chốt trong việc rót ngân sách vào các dự án của ông. Chú Donald sau này cũng theo kế sách đó khi tham gia câu lạc bộ Le ở New York những năm 1970 và những câu lạc bộ chơi golf khắp nơi. Chuyện kể rằng, về sau khi chú Donald điều hành Cao Ốc Trump và mấy cái sòng bài ở Atlantic City, ông tôi đã phải kín đáo làm việc với đám du thủ du thực để cho yên chuyện. Lúc được bật đèn xanh cho dự án phát triển Beach Haven, trên 16 hecta, một phức hợp gồm 23 cao ốc ở Coney Island. Từ dự án này ông nhận được 16 triệu đô la từ ngân sách của Cục Quản Lý Nhà Ở, rõ ràng chiến lược của ông xây dựng bằng tiền dân đóng thuế là chắc ăn. Mặc dù xây dựng doanh nghiệp bằng vốn nhà nước, ông lại miễn cưỡng khi đóng thuế, làm mọi cách để trốn tránh. Tài sản là vậy nhưng không bao giờ ông xài một xu cho những việc không cần thiết, không nợ nần. Tính cách đó lại không truyền qua mấy người con trai. Não trạng đã bị Thế Chiến Thứ Hai và cuộc Đại Khủng Hoảng thay đổi, tài sản của ông lúc nào cũng được giữ sạch sẽ nguyên vẹn. Lợi nhuận của 11 Hà Triệu

công ty từ nguồn cho mướn bất động sản rất lớn. Cứ nói về chuyện tài sản, mấy người con lại nói ông kít còn hơn kẹo kéo, lúc nào cũng sống đạm bạc. Hồi đó đẳng cấp như ông con cái phải học đàn dương cầm, tham gia trại hè tư nhân mới xứng tầm. Hai người con lớn lớn lên trong mặc cảm “dân trắng nghèo”. Cô Maryanne và bố tôi đi bộ đến trường- trường công 131 cách nhà 15 phút, khi nào cần đến khu trung tâm như cách dân ngoại ô thường dùng để gọi Manhattan, hai người phải đi xe điện ngầm từ đường 169. Dĩ nhiên làm sao nghèo được, trừ lúc chật vật khi cha mất, ông tôi chưa bao giờ nghèo. Giàu vậy, sống đâu chẳng được nhưng ông chỉ quẫn quanh nơi ông lớn lên, xa lắm là cách đó 20 phút. Hồi mới cưới nhau ông bà có đôi lần đưa nhau cuối tuần sang Cu Ba, sau này ông chẳng bao giờ ra khỏi nước Mỹ. Hoàn tất xong dự án ở Virgina, thậm chí ông còn không ra khỏi thành phố New York. Doanh nghiệp của ông rất lớn, mang lại nhiều lợi nhuận, như cả một tỉnh. Ông sở hữu hàng tá bất động sản nhưng những chung cư của ông thường chỉ vài tầng và chẳng có gì đặt biệt. Tài sản của ông chủ yếu ở Brooklyn và Queens. Vẻ hào nhoáng, bóng bẩy và đa dạng của Manhattan như đâu đó ở lục địa khác nằm ngoài tầm với của ông. Lúc cả gia đình dọn vào căn nhà mới, mọi người trong vùng đã biết đến tên ông, bà tôi đã là vợ một doanh nhân thành đạt nhiều uy tín. Bà hoạt động từ thiện rất xông xáo, như ở Hội Tương Trợ Phụ Nữ thuộc bệnh viện Jamaica hay nhà trẻ Day Nursery, phát ăn trưa hay tham gia lạc quyên Chiếc Nơ Đen. Dù rất thành công về kinh doanh, trong cả ông bà tôi đều còn xung đột giữa tham vọng và bản chất. Bà tôi có lẽ do thời con gái đầy thiếu thốn nếu không muốn nói là túng quẫn, còn ông thái độ cẩn trọng từ việc mất mát trong cuộc đời kể cả cha ông mất đi vì dịch cúm Tây ban Nha và Thế Chiến Thứ Nhất đã để lại khó khăn kinh tế cho vợ con. Mỗi năm thu được hàng triệu đô la, nhưng ông không bỏ thói quen thấy chiếc đinh không dùng ông nhặt về, hay mở chiếc bình xịt kiến loại rẻ tiền xem trong đó như thế nào. Dù đời sống đã dễ thở, tiền bạc vật chất rủng rỉnh, có cả người giúp việc, phần lớn thời gian bà cũng chỉ ở nhà, may vá, nấu nướng, giặt giũ. Cứ như hai ông bà không biết làm sao cân đối những thứ mình hiện có và tiêu xài như thế nào. Thanh đạm chứ không phải khiêm tốn hay nhún nhường, trong công việc ông tôi thường giấu bớt tuổi để ra vẻ già dặn. Lúc nào ông cũng muốn làm vui lòng mọi người và khoái dùng từ đao to búa lớn – cái gì cũng “vĩ đại”, “tuyệt vời” hay “hoàn hảo”. Trên báo chí địa phương đầy những thông cáo báo chí về những dự án xây 12 Hà Triệu

cất vừa hoàn tất, hay những bài phỏng vấn xưng tụng những căn nhà ông xây mới tuyệt vời làm sao. Quảng cáo dán đầy Brooklyn, ông thuê hẳn một chiếc sà lan phủ đầy quảng cáo rồi cho neo gần bờ. Ông có khả năng ứng phó khi nói chuyện với một hai người, hay lấy lòng những nhân vật có quyền thế chính trị hơn, nhưng phát biểu trước đám đông hay lèo lái những cuộc phỏng vấn trên truyền hình vẫn còn ngoài khả năng. Ông đi học một khóa huấn luyện phát biểu trước tập thể ở trường Dale Carnegie, nhưng mèo vẫn hoàn mèo, ngay cả mấy đứa con thường ngày chỉ biết vâng lời cũng chọc quê ông được. Giống như có người chỉ dám chường mặt trên đài phát thanh, ông chỉ tự tin ngồi trong hậu trường hay xuất hiện trên mặt báo. Cũng vì vậy sau này ông ủng hộ người con trai thứ hai rất nhiều vì cho rằng con trai lớn khù khờ. Vào những năm 1950, ông nghe về mục sư Norman Vincent Peale, thông điệp nông cạn về làm chủ bản thân của ngài mục sư lôi cuốn ông tôi dữ lắm. Là mục sư nhà thờ Marble Collegiate, trung tâm Manhattan, Peale rất quan tâm đến các doanh nhân thành đạt. “Doanh nhân không phải để kiếm tiền” ông viết “Doanh nhân là để phụng sự tha nhân” Peale là kẻ đại bịp, đang muốn xây dựng nhà thờ giàu có quyền thế, và thế là y bán nước bọt. Ông tôi không phải là người hay đọc sách, nhưng không thể không biết đến tác giả quá nổi tiếng có nhiều đầu sách thuộc loại bán chạy này. Sức Mạnh Của Suy Nghĩ Tích Cực, riêng cái tựa đề cũng đã quá đủ với ông tôi, ông quyết định đi lễ ở đây mặc dù ông và cả gia đình chẳng mấy khi đi nhà thờ. Ông tôi đã sẵn có thái độ tích cực, cởi trói cho đức tin. Dù ông có thể nghiêm chỉnh, trang trọng hay coi thường người khác, nhưng bạn bè của con cái ông chẳng hề quan tâm, ông lại dễ dàng cười và vui vẻ với họ trong lúc nói họ thật kỳ cục. Có lý do cả, trong thế giới riêng của mình ông là sếp. Trừ việc bố mất, còn đời ông lúc nào cũng hanh thông, thành công nối tiếp thành công. Ông rất cần cù, nhưng không giống với đại bộ phận những người lao động siêng năng khác, ông như được tưởng thưởng nhiều hợp đồng làm ăn với chính phủ, những giúp đỡ ngàn năm có một từ những người quen có thế lực và ông cũng nhiều “thóc”. Ông chẳng cần phải đọc đến cuốn sách kia mới có ý tưởng nông cạn, nhiều dụng ý từ thông điệp của mục sư Peale để phục vụ cho mục đích riêng của mình. Dự đoán giàu có từ kinh thánh, lý thuyết của mục sư Peale cho rằng mỗi người chỉ cần tự tin vào chính mình để thượng đế mặc khải sự thịnh vượng cho cá nhân đó. “những trở ngại tự nó chỉ có thể phá vỡ hạnh phúc hay hay an nhiên của chúng ta 13 Hà Triệu

khi chính chúng ta cuối đầu khuất phục” Pleale viết. Quan điểm đơn giản đó đã quá rõ trong suy nghĩ của ông tôi: ông giàu là vì ông xứng đáng như vậy. “Tin vào chính mình, tin là mình có khả năng!.. ý nghĩ yếm thế, thiếu khả năng sẽ thui chột hy vọng. Tự tin để phát hiện ra bản thân và sẽ được thành công” Trong hành trang của mình ông tôi không có chỗ cho hoài nghi và gục ngã. Cũng theo Peale: “thật lạ lùng, nhiều người có tính cách ủy mị mang một loại bệnh tên phức cảm tự ti, căn bệnh này gây cho túc chủ khổ sở trở ngại” Thuyết thịnh vượng nguyên bản của kinh thánh hun đúc thêm não trạng lúc nào cũng thấy thiếu từ ông tôi. Với ông “có càng nhiều càng tốt” chứ không phải “có là cho đi”. Tiền bạc là thước đo thành công và nhân phẩm. Càng giàu, giá trị ông càng cao. Nếu cho ai thứ gì người đó phải có quyền thế hơn ông. Mãi sau này chú Donald thừa hưởng hết các tố chất đó.

14 Hà Triệu

Chương hai Con trai đầu Là trưởng nam, bố tôi chịu đựng đủ thứ từ những thôi thúc của cha cho đến những gánh nặng đầy áp lực khác. Càng lớn, ông lại thấy giằng xé giữa trách nhiệm cha giao cho và ý muốn sống cho riêng mình. Ông nội tôi lại chẳng chút áy náy: con trai lớn là phải dành thì giờ cho văn phòng công ty ở đường Z, chứ sao cho những việc như đàn đúm với đám bạn ở vịnh Peconic nào là bơi thuyền nào là câu cá hay lướt ván? Đến tuổi thiếu niên, bố tôi biết: tương lai của mình do ông sắp đặt, và không hợp với kỳ vọng của ông. Bạn bè bố thấy hễ có mặt ông nội - người bị họ gọi là “Ông Già” - cậu Freddy vốn vô tư, ham vui bỗng bối rối tự ti. Ông tôi vóc người vạm vỡ, cao trên 1 mét 80, đường bệ, trán cao tóc chải ngược. Ông lúc nào cũng mặc đồ vét. Với trẻ con ông luôn trịnh trọng, khắt khe. Hình như ông không có tuổi trẻ chẳng bao giờ biết chơi banh là gì. Đang cùng mấy cậu bạn chơi bóng dưới tầng hầm, chỉ cần nghe tiếng mở cửa ga ra, bố tôi nghệch ra như ông phỗng. “Thôi, thôi, bố tao về rồi kìa”. Ông nội tôi vào đến nhà, mấy cậu bạn của bố vội đứng lên chào. “gì đây?” ông hỏi khi cầm tay mấy nhóc lắc lắc. “Không có gì đâu bố” bố tôi nói với ông nội “tui nó sắp về hết ấy mà” Có Ông Già ở nhà lúc nào bố tôi cũng im lặng, cảnh giác cao độ. Vừa mới lớn, bố tôi đã biết nói dối, che đậy những chuyện mình làm bên ngoài vì nếu nói thật sẽ bị cấm đoán chế nhạo. Cô Maryanne tập cho bố trốn ra ngoài hút thuốc, cả hai chỉ mới mười hai, mười ba tuổi, rồi nó dối chơi với con chó tưởng tượng cùng cậu bạn Billy Drake. Ông chẳng thể nào biết được bố tôi cùng cậu bạn tên Homer học sinh trường St. Paul rình lấy chiếc xe nhà đòn chạy lung tung. Trước khi trả xe lại chỗ cũ ông còn ghé cây xăng, ông bơm xăng còn cậu bạn nằm xuống trông như người chết rồi đột ngột ngồi dậy. Người đàn ông đang bơm xăng ở trụ bên cạnh tưởng thấy ma kinh hoảng rú lên, bố tôi và cậu bạn cười rũ ra. Ông cứ sống với những trò tinh nghịch như vậy, khi nào ông nội không có nhà bố lại kể cho mấy anh chị em nghe. Với con cái họ nhà Trump, nói dối như cơm ăn áo mặc, và cậu con trai lớn nói dối là tự vệ, - không chỉ để qua mặt cha khi có nguy cơ bị lắc đầu hay phạt như những người khác mà còn là cách sống. Chẳng hạn như cô Maryanne, chẳng bao giờ dám cãi lời cha, có lẽ vì sợ bị phạt không cho ra khỏi nhà hay bị nhốt trong phòng. Chú Donald, nói dối để lấy le, làm ra vẻ ngon lành. Bố tôi nói dối không những đẳng cấp

15 Hà Triệu

mà còn như trả đũa lại ông nội. Với ông nói dối để khỏi phải bị nội tôi cấm đoán tính tình khôi hài, nhạy cảm và mạo hiểm. Lý thuyết phức cảm tự ti của mục sư Peale càng làm ông nội tôi khắt khe với người con trai lớn cùng với việc trốn tránh trách nhiệm với con cái. Ông tôi cho rằng yếu đuối là tội lớn nhất, ông lo cậu con trai lớn giống chú John, em trai ông, đang là giáo sư trường đại học MIT: tính tình ẻo lả, chẳng biết tham vọng và viễn vông, lại nữa công nghệ, vật lý đều là những thứ khó hiểu vô bổ. Mang tên giòng họ mà ẻo lả không thể chấp nhận được, khi cả nhà dọn đến “Viện”, bố tôi lên mười, ông quyết tâm tôi luyện cậu cả nhà này. Thiên hạ chẳng ai lưu tâm cuộc đời đưa đẩy đến đâu, nhưng ông tôi lúc nào cũng nhặng cả lên. Bố tôi chỉ cần nói đùa, hay xin nuôi chó mèo trong nhà là bị ông mắng “cái thằng ngu này, ích lợi gì mấy cái chuyện vô bổ đó hả” vẻ coi thường trong giọng nói của ông làm bố nao núng, thấy thế ông nội tôi thêm bực mình. Ông rất ghét thấy cậu con trai bối rối, không hiểu cha muốn gì ở mình, nhưng ông ghét nhất là thêm việc vào người. Bố tôi mà nói “con xin lỗi” thế nào cũng bị cha nhại lại. Ông tôi luôn muốn bố tôi phải thành “sát thủ”, như cách nói của ông (vì lý do gì không rõ, chứ thu tiền mướn nhà ở Coney Island vào những năm 1950 có khó khăn gì đâu), cậu con trai thất thường của ông lại chẳng được vậy. Sát thủ là không có chổ yếu. Dù chẳng xúc cảm gì về cái chết của ông cố, nhưng sự cố đột ngột xảy ra làm ông nội tôi chao đảo. Nhiều năm về sau mỗi lần nhắc lại ông đều nói “ông mất đi, bố không buồn lắm, chỉ thấy sao sao, trẻ con mà. Bố chỉ chạnh lòng khi nhìn bà khóc lóc vật vã, cảnh đó làm bố tan nát hết.” Nói cách khác, mất mát làm ông tổn thương không phải vì mình mà vì đau đớn của mẹ, ông nhìn thấy mà không chia sẻ gì được. Đau lắm, nhưng lúc đó ông chưa là gì, phải dẹp bỏ hết thôi. Gạt mất mát qua một bên để tiến lên. (Tôi chưa nghe ông hay ai trong nhà nhắc đến ông cố). Ông nghĩ không có gì quan trọng bị mất cả. Tin vào tư tưởng của Norman Vincent Peale về thất bại của con người, nhưng ông nội lại giễu cợt, lục vấn bố, ông đẩy bố vào tình cảnh tự ti là đương nhiên. Ông bảo cậu con trai cả đời chỉ thất bại. Chú Donald chưa chứng tỏ gì được nhiều nhưng ông đã bắt đầu để mắt đến nhân vật này. Với chú Donald thời cuộc có khác đi ít nhiều. Cách nhau đến bảy tuổi rưỡi, chú có nhiều thời gian học hỏi khi chứng kiến cảnh cha làm ông anh Freddy bẽ mặt. Một bài học đơn giản chú học được: thể nào chú cũng thành Freddy thứ hai yếu đuối, rồi

16 Hà Triệu

cũng sẽ bị cha mạt sát. Phải rất lâu sau cả hai anh em mới thích nghi được sự thật này nhưng mỗi người làm theo cách riêng của mình. Khó mà hiểu được chuyện xảy ra trong mỗi gia đình, là người nhà lại khó hơn nữa. Dù cha mẹ đối xử thế nào chăng nữa, con cái cũng không bao giờ dám nghĩ các bậc sinh thành cố tình gây tổn thương cho mình. Cậu con cả cứ nghĩ cha thật lòng quan tâm đến mình, chính cậu mới có vấn đề. Nói cách khác, giữ được tình yêu của cha quan trọng hơn tránh không để cha xúc phạm. Chú Donald phải lĩnh hội giá trị từ việc cha giáo dục anh Freddy: “cha chỉ cố gắng dạy con cái nên người, ông đâu xúc phạm gì Freddy đâu. Chính Freddy mới không như cha mong đợi.” Ngược đãi đa phần là âm ỉ chứ không to tiếng hành hung. Theo như tôi biết, ông nội tôi không phải là người thích dùng vũ lực hay cáu giận với kẻ khác. Chẳng cần phải vậy, ông chỉ chờ đợi đạt được ý mình. Ông thất vọng khi không hô biến cậu con trai lớn ra mẫu hình như mong muốn, đơn giản hơn, Freddy không phải là người ông chờ đợi. Ông nội làm cho bố tôi tan tành như mây khói từ tính cách đến thiên hướng, cuối cùng chỉ biết tự trách mình, và dựa vào ông mặc dù chẳng lợi lộc gì. Nhờ vào tính cách hợp nhãn với bố mà chú Donald thoát được tình cảnh như ông anh lớn. Người rối loạn nhân cách chỉ muốn thu nhận kẻ khác, sử dụng theo ý mình sao cho có lợi dù có tàn nhẫn cũng chẳng hề gì, họ không nhân nhượng với chống đối hay bất tuân thượng lệnh. Ông nội cũng có “dập” chú Donald nhưng chẳng thấm vào đâu với những ngón đòn ông dành cho bố tôi, ông làm sao cho chú không thể phát triển cái mớ tình cảm ba xu rẻ tiền. Ông đã biến chú Donald thành người bước vào thế giới như người máy không hề có yêu thương. Không có cơ hội để phát triển chính mình nữa, chú chỉ là hình nhân cho tham vọng của cha. Đến tuổi đi học, đường hướng giáo dục ông bà dành cho con rõ nét hơn. Cả cha lẫn mẹ không ai dạy chú hiểu môi trường xung quanh, làm thế nào hòa hợp với người khác hay tôn trọng anh em trong nhà. Vấn đề chú gặp phải đến tận bây giờ: khó, nếu không muốn nói là không thể hiểu được xã hội quanh mình. Gia đình là xã hội thu nhỏ, trong nhà cư xử thế nào, ra ngoài sẽ xử sự y như vậy. Tuổi đến trường con trẻ phải được giáo dục tôn trọng đồ chơi của bạn, không đánh mắng chọc ghẹo người khác. Chú Donald chẳng hề ý thức chút gì vì đã quen như vậy trong nhà, ít nhất là với mấy ông con trai cứng rắn bằng mọi giá, nói dối càng tốt, thừa nhận mình sai hay mở lời xin lỗi là yếu đuối- nên khi đi học đã xảy ra mâu thuẫn với nội quy học đường. Tư tưởng của ông nội tôi đã quá rõ: thế giới này vận hành theo kiểu chỉ có một người thắng cuộc còn lại đều là những kẻ thất bại (theo tư 17 Hà Triệu

tưởng này con người chẳng còn muốn sẻ chia nữa) và lòng tốt chỉ là hiện thân của yếu đuối. Ông chú của tôi rất biết bất tuân thượng lệnh sẽ bị sỉ vả thậm tệ, thường là trước mặt mọi người nên lúc nào ông cũng khép mình vào kỷ luật dù không có mặt ông nội. Chẳng có gì ngạc nhiên cả, khái niệm đúng sai của ông sao lại khác trường học đến vậy. Chú Donald thành ngạo mạn, một phần là để khỏa lấp cảm giác bị bỏ rơi, cũng là liều thuốc hóa giải cho thiếu lòng tự trọng tất cả như một loại vỏ bọc che dấu thiếu tự tin sâu xa bên trong. Chú luôn giữ khoảng cách với mọi người, có như vậy ông mới thấy yên tâm. Sống trong “Viện” trẻ con đều bị méo mó về cảm xúc-hoặc là thể hiện tình cảm hoặc ở tư thế đối đầu. V i mấy cậu con trai coi bộ còn khó khăn hơn nhiều gần như không ai dám mang sắc thái tình cảm bình thường của con người. (tôi chẳnng thấy ai trong nhà khóc hay biểu lộ tình cảm thân thiết với người khác, lúc có cãi vã hay khi giải quyết xong chỉ bắt tay). Gần gũi với người khác hay “cấp trên” sẽ bị xem phản bội lại ông nội. Tuy nhiên, bằng tự tin, cùng với quan điểm rằng nguyên tắc trong xã hội không áp dụng cho chú và vẻ tự phụ quá trớn giúp chú Donald kéo được một số người về phía mình. Số đông quần chúng lại nhầm lẫn tính ngạo mạn kia là sức mạnh, dáng vẻ hiên ngang giả tạo kia là thành công và quan tâm hời hợt là sức hút của lãnh tụ. Chú Donald phát hiện ra trò chọc ghẹo cậu em Robert có nước da tái xanh thú vị biết bao, chơi hoài mà không chán. Chẳng ai để ý đến cậu út, chú Robert ốm yếu tính tình ít nói ham hố gì mà hành hạ, nhưng ông anh Donald khoái lên gân ra mặt với cậu em nhỏ thó gầy trơ xương. Có lần, tức quá chú Robert đá thủng một lỗ trên sàn buồng tắm nên bị mắng dù người gây ra cớ sự chính là ông anh. Bà nội, cô Maryanne và cả bố tôi nữa không ai cản được chú Donald. Một Giáng Sinh nọ, mấy cậu con trai có quà là ba chiếc xe tải xúc đất đồ chơi. Chú Robert thích lắm. Ông anh Donald phát hiện ra ngay, ông giấu đi rồi làm ra vẻ chẳng biết chiếc xe ở đâu. Lần cuối cùng chú Robert làm ầm lên không ai dỗ được, ông anh dọa nếu không nín sẽ tập cho tan tành chiếc xe, tức quá chú Robert chạy đi méc mẹ. Bà nội giải quyết bằng cách bỏ hết mấy chiếc xe lên gác xép để phạt chú Robert mặc dù chú chẳng làm gì sai làm ông anh khoái chí không ai làm gì được mình. Dù chưa thu lợi qua tính cách ích kỷ, khó dạy hay nhẫn tâm, nhưng chú Donald không hề bị phạt vì những lỗi mình gây ra.

18 Hà Triệu

Bà tôi cứ bàng quan như vậy. Bà không can thiệp hay dỗ dành mấy cậu con trai, cứ như chẳng phải trách nhiệm của bà. Đến những năm 1950, gia đình chia đôi rõ ràng ra hai phe nam nữ. Trước đó ông nội tôi chỉ làm việc chung với bà cố chứ chưa hề làm việc với vợ, thật ra lúc đầu do bà cố tôi điều hành cả. Mấy cô con gái là bà nội quản lý, còn mấy cậu con trai là phần ông tôi. Tháp tùng bà trong chuyến về lại quê hương ở đảo Lewis chỉ có cô Maryanne và cô Elizabeth. Bà vẫn nấu nướng giặt giũ nhưng dạy bảo mấy cậu con không phải trách nhiệm của bà. Chẳng mấy khi bà can thiệp chuyện bạn bè của mấy cậu con, tình cảm mẹ và con trai vốn đã nhạt nhòa từ trước nay lại càng xa cách. Năm mười bốn tuổi bố tôi đổ cả tô khoai tây nghiền lên đầu chú Donald, lúc đó bảy tuổi, chú tức lắm, đến bữa tiệc sinh nhật năm 2017 khi cô Maryanne mang tô khoai tây nghiền đến nhà trắng chúc mừng, chú còn nhắc lại chuyện xưa. Chuyện chẳng có gì lớn. Chỉ vì chú lại quay ra hành hạ chú Robert, bảy tuổi nhưng chú không nghe lời mẹ, sau khi bệnh bà không giải quyết được bất hòa giữa hai con, mà thật ra cũng chẳng ai nói chú nghe cả. Chú Robert khóc vì chú Donald theo chọc mãi, tiện tay bố tôi chụp lấy tô khoai tây nghiền đổ hết lên đầu. Chẳng gây đau đớn gì nhưng từ đó trở đi tô khoai tây nghiên đã thành truyền thống gia đình tôi. Mọi người cười rũ ra. Đó là lần đầu tiên chú Donald thấy những người lâu nay bị xem ở chiếu dưới dám sỉ nhục mình. Chú vẫn chưa hiểu trong tranh đấu người ta dùng đến sỉ nhục như một thứ vũ khí. Lúc đó bố tôi thay mặt m i người dẫn ông vào thế giới chính ông cũng có thể bị mạt sát. Từ đó trở đi chú không bao giờ cho phép mình nếm trãi vị đắng đó lần nữa. Và cũng từ đó chú luôn nắm đằng chuôi khi ra chiêu.

19 Hà Triệu

Chương ba Tôi – người vĩ đ i Cô Maryanne đi học trường đại học Mount Holyoke vài năm sau đến lượt bố tôi vào học trường đại học Lehigh, chú Donald quan sát thấy hết cảnh ông anh lớn cố gắng nhưng không tài nào đạt được mong muốn của bố. Cả hai anh em chẳng ai rõ tiêu chuẩn của cha là gì. Ông tôi có thói quen của nhà độc tài: cấp dưới tự biết làm gì mà ông không phải cần nói. Nói chung, làm gì đúng có nghĩa là không bị la mắng. Cuối cùng để tránh trở thành mục tiêu hủy diệt của bố và lên ngôi thái tử, chú Donald bỏ hết những thói quen giống như anh trai. Chỉ còn thi thoảng tham gia đi câu cá với ông anh Freddy và mấy người bạn của ông, chú Donald gần như có mặt thường xuyên ở các câu lạc bộ và văn phòng, chơi golf là món duy nhất chú khác với ông nội. Chú hạ quyết tâm phát triển thêm có thế mạnh đã có sẵn: bắt nạt, chỉ tay năm ngón, trốn trách nhiệm và bất chấp nhà cầm quyền. Chú tỏ ra không cần cha phải coi trọng mình. Thật ra nếu ông tôi không cho phép chú chẳng làm thế được. Ngay từ lúc còn rất nhỏ, ông nội đã không có ý chọn chú kế nghiệp sau này, ông chỉ để tâm đến kinh doanh và người con trai lớn. Mười ba tuổi xa nhà theo học trường Thiếu Sinh Quân, ông tôi ngưỡng mộ tính cách chú xem chẳng coi cấp trên ra gì. Ông tôi là người khắt khe với con cái, nhưng khi nhận ra tính tình ngang ngạnh chuyên ức hiếp người khác của chú ông lại chấp nhận vì xem đó như xung lực. Được cha khuyến khích chú càng tin vào vào khả năng phóng đại của mình. Lúc mười hai tuổi, chú đã có cái cười khinh mạn mép môi phải cong lên đầy vẻ tự tôn. Ông anh Freddy đặt biệt danh cho chú “tôi - người vĩ đại”, ông đặt theo chuyện kể cuộc di dân của dân Do Thái và thánh Mose được Thiên Chúa mặc khải, những chuyện ông học từ trường kinh thánh chủ nhật. Lớn lên từ môi trường đầy vấn đề, tích lũy nhiều kinh nghiệm, chú Donald biết rất rõ từ trong thâm sâu ông sẽ chẳng bao giờ được ôm ấp hay vỗ về. Cho cha mẹ biết chú có cần đến họ cũng chẳng ích gì vì chắc chắn cả ông lẫn bà có ngó ngàng gì đến con cái. Bà tôi hoàn toàn xa cách, còn ông chỉ tính toán lưu tâm đến cậu con trai nào nằm trong bàn cờ của mình. Bản tính cứng nhắc của chú như tấm khiên che chở trước những đau đớn mất mát mà đời gây ra cho mình. Bản tính đó cũng làm ông không tin tưởng hay gần gũi ai được nữa. Bố tôi lúc nào cũng sợ hãi không dám hỏi xin ông nội điều gì. Chú Donald quan sát thấy hết. Ông anh lớn chệch mục tiêu của cha sẽ bị mắng nhiếc nhục mạ. Cậu em 20 Hà Triệu

dùng chiến thuật khác: thay vì theo tâng bốc cha, cậu vượt qua những rào cản mà ông anh chẳng dám thử. Chú Donald rành luật chơi quá mà: ông anh nao núng thì cậu nhún vai. Chú cứ tự nhiên muốn thứ gì thì cứ làm chẳng cần xin phép, không phải vì chú dũng cảm mà vì sợ cha không cho. Chẳng biết chú có hiểu ngầm ý tứ ông tôi: trong gia đình hay ngoài xã hội – chỉ có một người thắng cuộc, những kẻ còn lại đều là bại trận. Ông anh cứ thử đi thử lại mà chưa hề đạt được đáp số, cậu em nhận ra chẳng có gì sai cả, cậu em không cần làm chuyện đúng nữa mà trở nên liều lĩnh hung hăng vì cả thế giới này chỉ có một người thật sự quyền lực ảnh hưởng tới chú đó là ông bố. Ông tôi khoái tố chất sát thủ này, dù ai cũng lên án. Từng hành động vi phạm của chú như những bản nhạc chú hát trong cuộc thi tuyển lựa ca sỹ, còn ông nội tôi là ban giám khảo lúc nào cũng gật đầu đồng ý chấp thuận, cứ như chú nói với cha “đó, bố thấy không, con ngon lành nghen, sát thủ à”. Thành tích của chú ngày một nhiều cho tới lúc có người ngăn cản, nhưng người đó lại không phải là ông nội. Ông tôi không hề để tâm đến thái độ của chú Donald – vì ông suốt ngày làm việc ở văn phòng, không biết được chuyện ở nhà – bà tôi muốn phát điên vì chú, vì không khiển nỗi cậu con. Bà bảo gì chú cũng cự tuyệt, cãi lại. Chú không bao giờ nhượng bộ hay nhận lỗi, mẹ có đúng chú cũng nói sai. Lúc nào chú cũng hành hạ, ăn cắp luôn đồ chơi của cậu em. Việc nhà chú nhà thì không bao giờ nhúng tay vào. Người kỹ lưỡng sạch sẽ như bà không thể nào chịu nỗi lười biếng nhếch nhác, bà có dọa nạt đến đâu chú cũng không chịu dọn dẹp. “Chờ đấy bố mày về là chết” bà nói vậy cũng chỉ dọa được ông anh Freddy, còn cậu em đó chỉ là trò đùa chẳng ăn nhập gì đến chú cả. Khoảng năm 1959, thái độ hung hăng của chú Donald: đánh nhau, bắt nạt, cãi thầy cô tới mức không ai ở trường Kew-Forest chịu nỗi. Ông tôi, lúc đó vẫn còn có chân trong ban quản trị của trường, bị chia thành hai hướng mâu thuẫn: một mặt bỏ thêm thời gian theo dõi hạnh kiểm của cậu con, mặt khác lại gây thêm cho ông nhiều bó buộc. Lúc đầu, chỉ là nhại tên chọc ghẹo học sinh lớp nhỏ, dần dần trở thành cãi cọ đánh nhau. Ông tôi chẳng quan tâm chú Donald hành xử bên ngoài thế nào nhưng giờ ông phải vướng vào, tốn thời gian. Có người bạn cũng trong ban quản trị gợi ý nên gởi chú vào trường Thiếu Sinh Quân ở New York, vào đó chú sẽ được rèn giũa, ông nội tôi đồng ý ngay. Bị tống vào đó cho mấy huấn luyện viên, học viên khóa trên ghè cho ra trò, cậu con coi bộ ngông nghênh hơn. Ông tôi còn những chuyện khác quan trọng hơn chú nhiều. 21 Hà Triệu

Tôi không rõ bà tôi có tham gia vào quyết định cuối cùng không nhưng chắc chắn bà có ý gì muốn giữ chú ở nhà cả. Thất bại trong việc giáo dục chú rõ ràng là có nguyên nhân. Đó chỉ là hệ quả bà bỏ bê con cái từ trước. Vì khó dạy, mà chú bị đưa vào trường. Trường Thiếu Sinh Quân là trường nội trú nam cách thành phố New York về phía bắc sáu dặm. Trong nhà con cái kháo nhau đó là “trường cải huấn”, về danh tiếng thua trường St. Paul của Freddy một bậc. Chẳng ai gởi con cái vào đó vì tiếng tăm hay chất lượng của trường, chú Donald cũng biết mình bị phạt nên phải chuyển đến đó. Khi biết chuyện cậu anh Freddy kháo với đám bạn “ê tụi bây, ông bà già tao khiển không nổi nó.” Không phải vậy. Ông bố luôn luôn kiểm soát được mọi người. Bố không hiểu rằng ông nội không hề quan tâm đến con cái. Nếu ông muốn, cậu em vào khuôn khổ ngay. Dù động lực của gia đình là gì, cha mẹ luôn có ảnh hưởng khác nhau với con cái. Nhưng ông bà tôi gây ảnh hưởng bệnh hoạn với con cái đến không ngờ. Năm anh em nhà Trump ở những thời điểm khác nhau và những cách khác nhau đều bị thua thiệt khi hội nhập với thế giới xung quanh. Cô Maryanne, con đầu, phải là cô con gái thông minh đầy tham vọng trong một gia đình trọng nam khinh nữ. Cô là con trưởng nhưng lại là gái, bố tôi con trai lớn nên ông nội đặt hết quan tâm cho ông. Cô chỉ biết ủng hộ mẹ, người không chút quyền hành gì trong nhà. Nên khi không được theo học ngành kinh tế đối nội tại đại học Dartmouth cô đành gạt nước mắt sang học trường Mount Holyoke, một ngôi trường chẳng khác gì nữ tu viện. Rốt cục cô nghĩ làm gì cũng chỉ để cha vui. Vấn đề bố tôi ở chỗ không trở mẫu người mà ông tôi kỳ vọng. Vấn đề của cô Elizabeth từ việc lãnh đạm của gia đình. Cô không những là con giữa mà lại là gái cách cả hai người anh và em kế mỗi bên đến ba bốn tuổi. Độ tuổi thanh niên cô là người ít nói, cả cha và mẹ không ai lắng nghe cô cả. Cuối tuần nào cô cũng về nhà, cô giữ thói quen đó đến tuổi trung niên, lúc nào cô cũng dành hết cho đấng song thân, mong một ngày nào đó cha để tâm đến mình. Vấn đề của chú Donald là tính tình hiếu chiến, cứng nhắc, được chú dùng như công cụ che chở bảo vệ chính mình khi bị bỏ mặc, thêm vào đó phải chứng kiến ông anh Freddy bị bố ngược đãi, ông gần như không còn chút gì tình người. Chú Robert là út, không có tên trong bất cứ chương trình nghị sự nào. Chẳng bao giờ cô Maryanne, cô Elizabeth, chú Robert làm gì mà được ông chấp thuận. Ông nào có để mắt tới các cô chú. Như những vệ tinh quanh mặt trời. Năm 22 Hà Triệu

vệ tinh gia đình Trump bị lực hút của ông cuốn ra khỏi nhau bay theo những quỹ đạo do ông sắp đặt sẵn. Những tưởng bố tôi sẽ là cánh tay mặt của ông nội trong công ty Trump Management, đến khi lần đầu tiên ông cầm lái chiếc Cessna rời đường băng câu lạc bộ Slatington vào năm 1961, quan điểm của ông đã thay đổi. Bố tôi vẫn được phép tham gia câu lạc bộ máy bay, hội sinh viên và Cơ Quan Đào tạo Sỹ Quan Không Quân Trừ bị Hoa Kỳ (ROTC) với điều kiện đạt điểm cao cho chuyên ngành kinh doanh ông đang theo học. Ham vui, bố tôi tham gia hội Sigma Alpha Mu, hội sinh viên Do thái lâu đời. Không biết có phải là quả báo cho ông tôi không, ông lúc nào dè bỉu người Do Thái, mà mấy người trong hội sinh viên đó sau thành bạn thân của bố tôi. Tham gia ROTC hoàn toàn nghiêm túc, ông rất thích ghép mình vào kỷ luật. Ông trưởng thành lên nhiều nhờ lối tổ chức về thành tích và khen thưởng của cơ quan này. Học viên ghi điểm nếu biết tuân thủ nội quy, không theo đúng huấn thị sẽ nhận kỷ luật tương ứng. Ông cũng thích thú với cấp bậc, quân phục. Huy chương rõ ràng là thành tích rồi. Ôi! khi vận quân phục mới oai làm sao, mọi người nhận ra ngay. Đó cũng là những gì không hề xảy ra trong gia đinh Fred Trump: cố gắng sẽ được chấp nhận nhưng không ghi nhận, chỉ khi phạm lỗi mới bị xướng danh để nhận hình phạt. Ông nhận được bằng lái máy bay. Đủ số giờ bay, hoàn thành các chứng chỉ về các trang thiết bị đặc biệt trong ngành, thế là được cấp bằng. Học bay thành ưu tiên một của ông. Như học về thuyền buồm, khi học bay bố tôi rất nghiêm túc, ông bỏ bớt thú chơi bài với anh em ở hội sinh viên để có thêm giờ thực tập. Không phải chỉ để tìm vui, ở đó ông thấy mình được tự do thật sự, thứ mà ông chưa nếm trải bao giờ. Mùa hè đến, bố đền làm việc cho ông nội như thường lệ, cuối tuần bố lại cùng mấy cậu bạn lên miền đông đi câu cá, trượt ván bằng chiếc thuyền ông mua thưở học trung học. Thi thoảng bà nội bảo ông đem chú em Donald đi chơi cùng. Ông nói với mấy cậu bạn “xin lỗi nghen, tao phải mang theo cái thằng em chuyên gây rối này”. Chú Donald khoái chí khi thấy ông anh miễn cưỡng cho mình đi theo. Ông nội nghĩ về bố tôi thế nào cũng mặc, đám bạn thân thiết với ông lắm, đó là thời gian nhiều kỷ niệm đẹp, trái ngược hẳn với những gì chú Donald được giáo dục. Tháng tám năm 1958, trước khi vào đại học, bố cùng bạn Billy Drake bay sang Bahamas nghỉ ít hôm trước ngày tựu trường. Hai người thuê tàu, suốt ngày câu cá thăm thú mấy hòn đảo. Một đêm trở về khách sạn, lúc ngồi trong ba rượu bên hồ 23 Hà Triệu

bơi, bố gặp cô nàng tóc vàng nhỏ nhắn xinh đẹp tên Linda Clapp. Hai năm sau họ cưới nhau. Tháng chín năm đó, chú Donald chuyển đến trường Thiếu Sinh Quân. Chú phải chia tay thế giới của mình, ở đó chú muốn làm gì tùy thích chẳng ai đánh mắng: không dọn dẹp phòng ốc hay vô cớ dộng cửa vô mặt mấy cậu học sinh năm trên. Mới mười hai tuổi đã thiếu hơi cha, ông nội tôi thấy chú ở một mình nên cuối tuần nào cũng đến thăm, cứ như vậy từ năm lớp tám cho đến khi chú tốt nghiệp năm 1964. Vơi bớt cảm giác bị bỏ rơi, và đau khổ, chú thấy mình có vẻ gần gũi với cha hơn ông anh. Thi thoảng mẹ cũng đến thăm nhưng không an ủi gì được nhiều. Dù không hề muốn học ở đây, nhưng rõ ràng chú hiểu được đôi điều như ông anh tham gia khóa đào tạo không quân. Trường có lớp lang, chú phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Ông nội tôi nhận ra rằng: con người có quyền lực (vô tình hay nhờ nổ lực mà có) đều phải biết đúng sai. Muốn duy trì quyền lực đều phải dựa trên căn bản đạo đức tuy đôi khi không công bằng. Trường Thiếu Sinh Quân rèn giũa, chú Donald tránh được tình cảm dễ bị tổn thương, yếu tố này giúp con người chạm ngõ được yêu thương, sáng tạo, biết xấu hổ, những chuyện mà trước đây chú không chịu được. Trên hết, chú học cách tự chế, không phải chỉ để tránh bị phạt mà khéo léo hơn để tránh vi phạm. Những năm cuối bậc đại học, bố tôi gặp hái được nhiều thành công nhất trong đời. Tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh, chủ tịch hội sinh viên Sigma Alpha Mu, hoàn tất chương trình huấn luyện trù bị không quân, và tham gia Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia với cấp bậc thiếu úy. Quan trọng hơn cả, ông có giấy phép chính thức phi công dân sự (LCP). Bố tôi không hề có ý định dùng đến bằng lái máy bay này mà sẽ làm việc cùng ông nội ở Brooklyn cho đến ngày tiếp quản sự nghiệp của gia đình. Mùa hè năm 1960, khi bố tham gia vào Trump Management của ông tôi, công ty đã có hơn bốn mươi chung cư, các khu phức hợp với hàng ngàn căn hộ khắp vùng Brooklyn và Queens. Ông nội đã đưa bố tôi đi khắp các công trường xây dựng lớn nhỏ suốt thởi niên thiếu trong những năm 1940 và 1850. Trong các cuộc tham quan, ông giảng giải điều quan trọng là phải cắt giảm giá thành (nếu rẻ hơn, mình đảm đương công việc, nếu không rẻ hơn thì khoán lại) và tiết kiệm chi phí tối đa (như gạch đỏ rẻ hơn gạch trắng một xu). Ông cũng đưa bố đến tham gia các buổi họp

24 Hà Triệu

của đảng Dân Chủ, các buổi lạc quyên cho các đảng phái để bố hiểu được tầm quan trọng và ảnh hưởng của chính trị trong vùng. Bây giờ làm việc toàn thời cho ông, bố tôi tham gia hết các việc từ giám sát xây dựng cho đến sửa chữa. Ra ngoài công trường khỏe hơn ở văn phòng công ty trên đường Z khu Nam Brooklyn, vốn trước đó là phòng nha khoa, nằm trong khu vực chật chội đèn đóm mờ mờ ảo ảo. Dù doanh thu mỗi năm hàng triệu đô, ông tôi vẫn trực tiếp giải quyết với những người thuê mướn căn hộ vì ông cho như vậy là cần thiết. Ví dụ như có tay mướn nhà ca cẩm lằng nhằng, ông thân chinh đến gặp, thật ra cái uy của ông đã có tác dụng trước cuộc gặp rồi. Thi thoảng bố cũng tháp tùng ông để học cách đối phó tình huống như vậy. Có người điện báo với văn phòng trong căn hộ không có sưởi, ông lại xuống tận nơi, gõ cửa vào nhà ông cởi áo vét xắn tay áo (ông chỉ làm vậy trước khi ngủ) rồi bảo người mướn nhà ông chẳng hiểu sao họ lại ca cẩm vì ở đây “ấm như đang ở xứ nhiệt đới.” Bố tôi lại tham gia Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia. Mỗi tháng một lần vào cuối tuần phải báo cáo với văn phòng quân đội Arnory ở Manhattan. Ông tôi không nói gì, nhưng cái khoản mỗi năm hai tuần bố nghỉ việc đi báo cáo ở Fort Drum, thuộc mạn phía bắc New York, ông không khoái lăm. Phục vụ cho quân đội chẳng ích lợi gì chỉ tổ phí thời gian làm việc. Một đêm nọ, sau ngày làm việc mệt nhoài ở Brooklyn, bố tôi nhận điện thoại của Linda. Cả năm rồi họ không nói chuyện với nhau. Cô bảo mình là tiếp viên hàng không cho hãng National Airlines, sẽ làm việc ở phi trường Idlewild (bây giờ là phi trường quốc tế Kennedy). Cô nhớ ông bạn Freddy nói bố mình có mấy chung ở Queens, cô chỉ muốn hỏi thử Freddy giúp cô một chỗ ở gần phi trường. Một số chung cư của ông tôi trong vùng Jamaica cách Idlewild chỉ mười lăm phút xe buýt. Bố chọn cho cô căn hộ một phòng ở chung cư Saxony trên đại lộ Highland kề bên công viên xanh màu cây cỏ, chung cư có cả bể bơi. Cô dọn vào ngay. Ít lâu sau mẹ và bố bắt đầu hẹn hò. Một năm sau, tháng tám năm 1961, chàng Freddy đưa nàng Linda đi ăn tối ở một nhà hàng quen thuộc ở Manhattan, lúc dùng khai vị chàng lén bỏ chiếc nhẫn vào ly của nàng rồi cầu hôn. Sau bữa ăn đó chàng đưa nàng về ra mắt song thân ở Jamaica Estates. Ông bà tôi đón nhận tin đó rất đổi... bình thường.

25 Hà Triệu

Xuất thân mẹ tôi không có gì đặc biệt, (cha của bà là tài xế xe tải, sau đó chuyển sang kinh doanh tiệm ăn chuyên về sò gần vùng biển Florida). Bà vốn dĩ không được tinh tế lắm, cũng chẳng học hành gì nhiều. Ông bà tôi nghi mẹ có ý đào mỏ. Nhưng chỉ là hiểu lầm, mẹ đâu tưởng tượng được gia đình chồng tương lai giàu cỡ nào. Mà cho là bà có ý đào mỏ thì bà là người có tay nghề hàng bét. Dựa vào nguồn gốc bình dân của mình ở Scotland, lẽ ra bà nội tôi phải là đồng minh với mẹ mới đúng. Nhưng khi lên đến nấc thang cao chót vót, bà quên hẳn quá khứ nghèo hèn kia. Ông nội tôi chỉ đơn giản không thích cô gái cậu con đưa về. Dù gì cũng chỉ do Freddy chọn, cô ả trông có vẻ khả nghi lắm. Lúc đó, bà ngoại tôi phải ngồi xe lăn do chứng thấp khớp phát triển nhanh, bố mẹ quyết đinh tổ chức lễ cưới ở Florida. Sau lễ nhà thờ là một buổi tiệc rượu nhỏ đơn giản ở khách sạn Pier Sixty-Six ở khu Inland Waterway thuộc vùng Fort Lauderdale. Ông bà nội tôi không thích nhưng vì không đóng góp gì về tài chính nên chẳng có tiếng nói. Cô Elizabeth, đang học ở Virgina; chú Donald, ở Trường Thiếu Sinh Quân, nên cả hai không tham gia. Sau tuần trăng mật gia đình nhà Trump có tổ chức buổi tiệc ở New York. Năm 1963, Trump Village, dự án lớn nhất của công ty cho đến thời điểm đó, được chọn khởi công, bố lẽ đương nhiên tham gia quá trình chuẩn bị. Ông nội muốn bố về ở một trong những chung cư tại Brooklyn, gần công trường cho tiện giải quyết những vấn đề phát sinh. Nhưng cả bố và mẹ lại dọn vào căn hộ một phòng ở thành phố phía Tây đường 56 giữa đường First và đường Sutton. Có thêm cả chú chó poodle, lần đầu tiên trong đời bố bố nuôi chó trong nhà. Vài tháng sau mẹ mang thai. Tháng mười một, Frederick Crist Trump, III, ra đời. Tháng sau ông mua chiếc máy bay – Piper Comanche 180. Hai vợ chồng bay xuống Lauderdale vào dịp Giáng Sinh để khoe ông bà ngoại chiếc máy bay mới và cậu con đầu lòng. Ông ngoại tôi đậu xe bên đường băng phi trường Lauderdale xem máy bay lâu nay nên giờ cũng chẳng để ý lắm. Trong một buổi ăn tối với cô Maryanne và chồng là bác David Desmond, cô và bác cưới năm 1960, bố nói “anh chị đừng nói với bố nhé, bố không chịu đâu.”

Tháng chín năm 1963, bố mẹ tôi dọn đến khu Highlander, một chung cư của ông nội tôi ở Jamaica, chỉ cách một khu nhà chỗ mẹ tôi trú ngụ ba năm trước khi bà mới đến 26 Hà Triệu

ở thành phố này – bước chuyển tiếp trước khi mua căn nhà ở Long Island. Chung cư Highlander cũng giống bao chung cư khác của ông nội tôi, có cổng vào rất to, thoạt nhìn sẽ làm mất cảnh giác những căn hộ dưới chuẩn. Tiền sảnh có một khu vực xây thấp xuống với hàng ghế ngồi, một bên hàng cột và dây văng phân cách, bên kia là những cây nhiệt đới quá khổ. Chính giữa là những cửa sổ kiếng lớn từ sàn lên đến trần nhà, ngay bên ngoài là lối đi rất rộng lót đá và những bậc tam cấp rộng uốn lượn ra tới lề đường. Hai bên lối đi xum xuê những tán lá, những cây sồi cao lớn, cùng với mấy thứ cây nhập ngoại lá xanh đen – phong cách riêng của ông tôi. Khu chung cư tọa lạc trên ngọn đồi bên đại lộ Highland, đường phân tuyến chính của Jamaica: phía bắc mang sắc thái ngoại ô chủ yếu là dân da trắng cư ngụ, phía nam mang âm hưởng đô thị chủ yếu là người da đen sinh sống ở đây. Cửa trước của sau của chung cư mở ra hai thế giới khác nhau. Bố mẹ chọn căn hộ hai phòng góc tây nam trên tầng chín cũng là tầng thượng, nhìn ra phía xa xa một bên là trường trung học và công viên, bên kia là nam của Jamaica. Thoạt đầu bố tôi lo vì là con ông chủ lại là nhân viên công ty chủ quản, mọi người trong chung cư có chuyện lúc nào cũng có thể gõ cửa làm phiền. Nhưng chung cư xây chưa đến 15 năm, cùng với ban quản lý nên không có ai gây rắc rối cho ông. Ít lâu sau khi dọn đến đây, bố nói với mẹ ông muốn chuyển hẳn sang làm phi công chuyên nghiệp. Ba năm làm trong công ty, ông thấy công việc tẻ nhạt mà nặng nhọc. Ngay từ đầu, ông nội tôi đã không để bố tôi làm công việc phát triển hàng ngày của công ty, ông phụ trách giải quyết với người thuê nhà và sửa chữa bảo trì. Phi công là mơ ước của ông, thu nhập lại khá. Những năm đầu thập niên 1960, trước khi có máy bay phản lực, khoảng bảy năm tình trạng thuê mướn phi công lái máy bay dân dụng rất ít. Khi những phi đội Boeing 707 và Douglas DC-8 xuất hiện tạo ra bùng nổ ngành du lịch hàng không. Hãng hàng không Pan Am tung ra những chuyến bay quốc ngoại, hãng cũng cho National mướn máy bay phản lực bay những tuyến trong nước. Đến năm sau, đồng loạt các hãng: TWA, America, Delta, và United đều dùng máy bay phản lực, loại máy bay lớn hơn, mạnh hơn và an toàn hơn số lượng hành khách cũng nhiều hơn và bay xa hẳn máy bay cánh quạt vẫn sử dụng trước đó. Với sự mở rộng trong dịch vụ ngành hàng không, các phi công có bằng cấp trước đó đòi hỏi phải tập huấn cập nhật chuyển đổi gấp sang lái máy bay phản lực. TWA là hãng cuối cùng dùng loại phi cơ 707, gặp nhiều áp lực để theo kịp đà phát triển chung. Ở phi trường Idlewile and MacArthur, nơi bố tôi đậu chiếc Comanche của 27 Hà Triệu

ông, trên tường dán đầy yết thị về việc chuyển đổi chuyên môn cho phi công chuyên nghiệp. Mẹ không đồng ý, từng là tiếp viên hàng không bà quá biết cánh phi công dính dấp tới những chuyện không hay trong những chuyến bay dài. Ông đành xếp lại ý định đó và tiếp tục kiếm sống bằng công việc với công ty Trump Management. Nhưng công việc với ông nội tôi ngày càng tệ đi. Bố tôi đề xuất ý tưởng sửa chữa lại chung cư ông nội tôi gạt phắt, xin thêm quyền hạn thì ông cứ lờ đi. Cố chứng minh mình cũng có khả năng quyết định được công việc, bố đặt mua một chiếc của sổ cho một cái chung cư đã cũ. Biết được sự việc ông nội tôi giận dữ nói: “lấy sơn sơn lại chớ việc gì phải tốn tiền như vậy hả?” ông hét lên trước mặt bao nhiêu nhân viên. “Donald nó khôn bằng mười lần mày, nó chẳng xài tiền ngu ngốc vậy đâu.” Lúc đó chú Donald còn học trung học. Ông hay nhục mạ cậu con trai trước mặt anh em trong nhà, là một lẽ. Đằng này ông lại sỉ nhục ngay trước nhân viên dưới quyền. Một ngày nào đó, bố tôi có thể là sếp của họ. Quyền lực non trẻ trong bố tôi đã bị ông vùi dập tơi bời trước công chúng như thế khác nào đấm vào người. Tối hôm đó về đến nhà, bố bảo với mẹ ông thấy bế tắc, chưa bao giờ vui vẻ khi làm việc với cha. Nhưng ông không thể tưởng chuyện như vậy mà cũng xảy ra được. Lần đầu tiên trong đời ông nhận ra Trump Management chính là đoạn kết bi thảm cho đời ông. “Anh phải nộp đơn cho TWA, Linda à. Phải đi thôi.” Ông không nói thêm gì nữa. Ông nội tôi sẽ cắt bỏ hết quyền thừa kế, nhưng bố tôi không màng. Phi công, mà lại làm việc cho TWA, quyền lợi nhiều lắm, công việc lại ổn định nữa. ông có thể nuôi được vợ con, và làm chính mình. Rồi bố cũng báo với ông nội: bố chuyển qua lái bay chứ không làm việc cho ông nữa. Ông sững sờ, đồ ăn cháo đá bát, không bao giờ ông cho phép thằng con quên chuyện này.

28 Hà Triệu

Chương b n Chờ bay Chỉ những phi công giỏi nhất mới được phân công bay tuyến Boston – Los Angeles, tuyến bay đầy mơ ước. Tháng năm năm 1964, chưa đầy sáu tháng sau khi nộp đơn cho hãng hàng không, ngay khi ông dự khóa huấn luyện, bố tôi chính thức khoác áo phi công chuyên nghiệp bay chuyến đầu tiên từ phi trường Logan ở Boston đến LAX. Thành công của bố tôi trong ngành hàng không là hàng hiếm của gia đình. Anh em chẳng ai tự mình tạo được thành tích cả. Cô Maryanne, đến rất gần, theo học trường luật từ đầu những năm đầu thập niên 1970, chín năm miệt mài sách đèn, cô ghi được thành tích thành một công tố viên. Cuối cùng cô được bổ nhiệm làm việc cho tòa án phúc thẩm liên bang, nhưng có khả năng chú Donald dùng quan hệ của mình tác động cho cô. Cô Elizabeth hàng chục năm làm ở ngân hàng Chase ở Mahattan mà ông nội thu xếp cho cô. Chú Donald ngay từ đầu dựa vào các dự án do ông nội tôi cấp vốn, sau đó là những người khác nâng đỡ cho đến tận bây giờ. Chú Robert chỉ làm một thời gian ngắn cho một công ty trái phiếu ở New York rồi sau đó làm cho ông anh Donald và cha. Ngay cả ông nội tôi cũng đâu tự mình tạo ra sự sản, khởi đầu cũng do bà cố tôi tạo dựng doanh nghiệp là tiền thân cho công ty Trump Management sau này. Bố tôi tự mình hoàn tất chương trình dạy lái máy bay, thách thức ông nội tôi (ông trả giá cho việc này suốt đời mình), không nhận được chút trợ cấp nào, mà còn tạo ra sự rẻ rúng từ gia đình. Gạt trở ngại qua một bên, ông xác định cứ nộp đơn vào TWA chừng nào thành công mới thôi. Cũng may ngay lần đầu ông đã trúng tuyển. Thập niên 1950 và 1960, đại bộ phận phi công đều được huấn luyện từ quân đội; một lớp gồm hai mươi học viên: bốn từ bộ binh, bốn từ thủy quân, và bốn từ dân sự. Ở tuổi hai mươi lăm, bố tôi là một trong mười hai người được nhận vào lớp đào tạo phi công đầu tiên cho các hàng không vào năm 1964. Trong đó mười người xuất thân từ quân đội. Cứ tưởng tượng, thời đó không hề có mô hình phòng bay, tất cả tập huấn đều trên máy bay thật mới thấy thành công của ông đáng kinh ngạc biết bao. Sau bao giờ lao đông miệt mài, trong khi anh em bạn bè tiệc tùng, ăn nhậu, ông được tưởng thưởng xứng đáng. Hồi đó, du lịch bằng đường hàng không là tột đỉnh vinh quang, đứng đầu cho trào lưu này là hãng hàng không Vận chuyển Toàn thế giới (TWA) của ông Howard Hughes, được giới thời thượng Hollywood ưa chuộng. TWA cho cả xe limousine 29 Hà Triệu

đưa đón phi trường những bỉnh bút Hedda Hopper và Louella Parsons, tạo ra làn sóng ai cũng muốn bay cùng TWA. Một trong những hàng không lớn nhất thế giới, TWA có cả những tuyến bay quốc tế và quốc nội. Cơ trưởng là thượng đế, tưởng thưởng hậu hĩnh. Nhờ vào thiên hướng thích phụ nữ đẹp của ông chủ mà đội ngũ nữ tiếp viên như diễn viên điện ảnh. Hành khách quá sức ái mộ phi công. Những ánh mắt đầy ngưỡng mộ, xin chữ ký với bố tôi đều hết sức mới mẻ. Trước nay ông luôn phấn đấu nhưng không đạt được gì. Hào quang lấp lánh quanh phi trường quá rõ, không còn những ngày gò mình trong văn phòng tối ám, công trường xây dựng bẩn thỉu, tất cả đã ở lại sau lưng. Máy xúc, máy ủi thay bằng những hàng 707 và DC-8 lấp lánh trên phi đạo. Giờ đây ông tự quyết định trong chuyến bay, thay vì lúc nào cũng đoán xem quyết định của mình có được ông tôi chấp nhận không hay bị chỉ trích. Bố chuyển cả gia đình về sống ở Marblehead, một thành phố cảng nhỏ ở Massachesetts cách phi trường Logan của Boston bốn mươi phút về phía tây bắc. Bố mẹ tôi mướn một cái nhà cũ trong khu ô hợp không xa cảng lắm để cất chiếc “du thuyền” Boston Whaler đã cũ của ông. Tháng ngày ở Marblehead thật bình dị. Bố tôi yêu nghề phi công lắm, quanh đó biết bao bạn bè, với những bữa ăn ngoài trời, những buổi đi câu với nhau. Hầu như cuối tuần nào, bạn bè từ New York cũng đến thăm ông. Sau một tháng, khi không bay thời gian rãnh ông chẳng biết làm gì. Mẹ thấy bố bắt đầu uống nhiều hơn: chuyện trước giờ chưa từng có. Ông không tâm sự gì với mẹ nữa, có lẽ chỉ muốn cho bà đừng lo lắng. Bà không rõ ông và cha chồng trao đổi những gì từ tháng mười một. Bà có biết đâu chồng đã phải chịu đựng những tràng chưởi rủa từ New York của cha chồng qua điện thoại, thư từ. Bạn ông đều biết cả, bố kể lại với họ, ông không biết sao bố mình lại khó chịu với nghề “tài xế xe buýt trên không” của con trai. Ông nội khăng khăng thuyết phục con trai bỏ công ty Trump Management là hoàn toàn sai lầm. Cả bố và mẹ đều không thể hiểu nổi, ý kiến của ông tôi có tác dụng gì đến bố tôi nữa đâu. Đêm nọ, về nhà từ chuyến bay theo lịch luân phiên của ông, bố tôi có vẻ bồn chồn. Lúc ăn cơm tối ông bảo mẹ: “thôi mình ly dị đi.” Mẹ sốc lắm. Dạo gần đây thấy chồng căng thẳng nhiều nhưng bà nghĩ chắc ông áp lực vì chịu trách nhiệm hơn hai trăm sinh mạng trong các chuyến bay. “Freddy anh nói gì vậy?” “Chuyện mình chẳng đi đến đâu, tiếp tục mà làm gi?” 30 Hà Triệu

“Anh có ở nhà bao nhiêu đâu” mẹ bối rối khi nghe ông nói vậy. “Còn con nữa, sao anh nói vậy được?” Bố đứng lên rót cho mình một ly rượu, “thôi bỏ đi” rồi ông ra khỏi phòng. Sau này ông bà không bao giờ nhắc đến việc này nữa. Vài ngày sau cả hai như chưa hề có gì xảy ra. Vào tháng sáu, chú Donald mười tám tuổi, tốt nghiệp Trường Thiếu Sinh Quân, và chú Robert, mười sáu, vẫn theo học trường của bố tôi lúc trước, đến Marblehead thăm gia đình tôi. Chú Donald chạy chiếc xe thể thao mới tinh, quà tốt nghiệp của ông bà nội. Vậy là khá lắm rồi so với túi hành lý bố tôi nhận lúc tốt nghiệp. Gặp hai chú em bố tôi lo lắm. Anh chị em chưa ai bước lên máy bay bố lái hay ý kiến gì về công việc của ông. Ông không biết hướng dẫn được mấy cậu em vào con đường này không, ông cần có đồng minh, một người thôi cũng được, như để giúp ông lên tinh thần, lúc này đang xuống dốc, để chịu đựng phản đối từ ông nội tôi. Chú Donald đến lúc phải có quyết định của đời mình. Tháng mười hai năm 1963, khi ông anh tuyên bố dứt áo ra đi, chú đang còn loay hoay với những chuyện đâu đâu. Ông anh ra quyết định, chú còn đang học kỳ đầu năm cuối, vì mình không phải là Freddy nên chú không biết có vai trò gì trong công ty sau này không, dù chú cũng có ý định ít nhiều sau này làm việc ở đó. Không chắc nên chú chẳng để ý gì nhiều. Tốt nghiệp vào mùa xuân năm đó, không xin vào được đại học, chú nhờ cô Maryanne hỏi nhờ cho một chỗ học ở trường gần nhà. Bố mẹ tôi làm buổi thịt nướng thiết đãi hai em, đang ăn chú nói chú sẽ theo ông nội đến Chicago để “giúp” ông phát triển gì đấy. Bố thở phào, chắc cha chấp nhận chuyện này rồi nên xem chú là người kế nghiệp. Ăn xong ông đưa hai chú đi câu cá bằng chiếc “du thuyền” của ông. Dù bố có chỉ dẫn tận tình, chú vẫn không chơi được những môn thể thao cơ bản. Hồi còn học ở trường Thiếu Sinh Quân, có lần chú theo ông anh lớn và mấy người bạn của ông đi chèo thuyền, họ chỉ cho chú cách chống sào, chú phất tay bảo “ôi dào, em biết chống mà.” “ừ, nhóc, chèo tệ thế”. Mọi người phá lên cười, chú vứt cây sào vùng vằng bước về phía mũi thuyền. Giận ghê gớm, chú chẳng để ý đang đi đâu, làm bố tôi sợ chú rơi xuống nước. Kỹ năng câu cá của chú bao năm rồi cũng chẳng khá hơn.

31 Hà Triệu

Ba anh em đi câu ở bến cảng, còn mẹ ở nhà nấu cơm. Lúc anh em về mẹ thấy họ căng thẳng ra mặt, có chuyện rồi. Bố giận dữ nhưng im lặng, ít khi ông mất bình tĩnh. Ông rót rượu uống, rõ rồi. Ngay trước buổi cơm tối, Chú nói “Anh biết rồi đó, bố bệnh luôn việc anh phí đời như thế này” như đột nhiên chú nhớ ra lý do chuyến viếng thăm. “Cần gì em nói, and dư biết bố nghĩ gì mà” bố tôi nói, ông hiểu nội tôi quá rồi. “Ổng nói anh làm ổng nổi khùng đó”. “Sao em cứ vậy? Em muốn làm việc với bố thì cứ tự nhiên, anh có ý kiến ý cò gì đâu” bố tôi đáp lại. “Anh à, bố đúng đó: nghề lái xe buýt của anh có gì là vinh quang chớ” Có lẽ chú không hiểu nguồn cơn việc bị coi thường và quyết định thành phi công chuyên nghiệp của ông anh, nhưng bắt nạt làm cho tình hình tồi tệ thêm là bản năng thiên phú của chú. Bố hiểu như vậy ông phái chú đến chuyển lời của ông – hay của Donald không biết chừng. Nhưng nghe từ cửa miệng mấy cậu em thật tan nát hết cả cõi lòng. Mẹ nghe tiếng mấy anh em vọng xuống nhà bếp, lúc bước lên phòng khách, thấy mặt chồng biến sắc, bà giằng mạnh đĩa thức ăn xuống bàn quát vào mặt cậu em chồng, “Donald, chú im đi, chú có biết ảnh làm việc vất vả như thế nào khi còn ở với ông không? Chú biết gì mà nói.” Đêm đó, bố tôi chẳng nói gì nữa với hai cậu em. Sáng ngày, hai chú về lại New York sớm hơn dự định một ngày. Bố tôi ngày càng sa vào rượu chè. Tháng bảy, TWA muốn thăng chức cho bố tôi. Hãng sẽ gởi ông đến chi nhánh ở Kansas City dự khóa huấn luyện cho loại máy bay mới 727 họ đang đưa vào sử dụng. Ông từ chối, dù mẹ tôi đã nhắc ông nên nể mặt lệnh cấp trên từ Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia. Ông viện lý do với hãng rằng hai tháng trước đã lỡ ký hợp đồng sửa chữa nhà dài cả năm, và rằng ông không để cả nhà dọn đi dọn lại được. Sự thực, ông bắt đầu mất phương hướng, không còn hy vọng gì ông nội tôi chấp nhận ông là phi công chuyên nghiệp, ông tiếp tục làm gì nữa. Cho đến khi bỏ công ty ra đi, lúc nào bố tôi cũng muốn theo đúng khuôn mẫu của ông nội tôi. Sau bao cố gắng mà cứ thất bại, bố lại muốn thực hiện giấc mơ theo cách riêng của mình và mong một ngày nào đó cha chấp nhận đúng con người mình. Cả thời niên thiếu, ông đã lần mò qua trận đồ bát quái của cha, cũng chỉ mong được ông tôi chấp nhận. Ông 32 Hà Triệu

biết rất rõ chỉ có một cách là phải từ bỏ chính con người của mình trong suốt cuộc đời. Với con cái, sự chấp thuận của ông nội sao mà khó thế, ông tôi luôn là người phán xử giá trị của các con (chẳng thế mà ở độ tuổi bảy mươi, cô Maryanne vẫn luôn mong mỏi được người cha mất đã lâu khen ngợi). Sau đó TWA tạo cơ hội bay ra ngoài Idlewild, ông chấp thuận ngay vì nghĩ rằng đây là cái phao để thay đổi tình thế. Nhưng chẳng sáng sủa gì hơn, ông cứ phải đi đi về về giữa New York và Marble ba, bốn ngày một lần. Tệ hơn thế nữa bố lại gần ông nội hơn, nhưng bố lại muốn vậy, vì dù ông nội không chấp thuận, ở gần, bố cũng có thể thuyết phục được ông khi có cái nhìn cận cảnh hiểu con trai mình có năng lực để làm phi công. Rốt cuộc, mèo vẫn là mèo. Ông tôi không bao giờ tha thứ cho kẻ phản bội. Khi bố tham gia Lực Lượng Không Quân Trừ Bị, hội sinh viên, câu lạc bộ bay, những chuyện ông tôi vẫn coi là vớ vẩn, nhưng ông không biết chưa bao giờ bố bỏ ý định sẽ làm việc cho ông, giúp cho đế chế Fred trường tồn. Dưới nhãn quan của ông nội tôi, việc bố bỏ ra đi là coi thường ông ra mặt. Điều buồn cười, chính ông là người gieo cho con cái tính táo tợn đó, nhưng tiếc là đi không đúng đường. Ông có cảm giác cậu con trai lớn làm suy giảm quyền lực của ông, cái quyền lực mà ông muốn kiểm soát mọi thứ kể cả cuộc đời con ông. Sau chuyến viếng thăm của hai chú. Những cơn giông mùa hạ kéo đến cảng Marblehead. Một hôm, mẹ đang ủi chiếc áo trắng đồng phục cho bố trong phòng khách thì chuông điện thoại reo lên. Nghe tiếng bố, mẹ biết có chuyện rồi, ông bảo ông thôi việc, không bay cho TWA nữa. Cả nhà phải dọn về New York gấp. Mẹ ngơ ngác. Bố bỏ việc chỉ sau bốn tháng làm việc, bà chẳng hiểu gì cả. Thật ra, TWA đưa ra tối hậu thư: nếu bố xin thôi việc, ông còn giữ được bằng lái máy bay, cầm bằng ngược lại họ buộc phải sa thải vì ông vướng phải bê bối do uống rượu. Sa thải đồng nghĩa với việc không bao giờ bay được nữa. Ông đành chọn giải pháp đầu tiên, thế là cuộc sống của gia đình ở Marblehead xem như chấm hết. Sau ngày lễ Lao Động cả nhà lại dọn về căn hộ ngay góc trên tầng chín chung cư Highlander ở Jamaica. Nhưng bố tôi chưa bỏ ý định bay trở lại, ông nghĩ nên chăng bay cho các hãng hàng không nhỏ, lái máy bay nhỏ hơn sẽ đỡ áp lực. Gia đình yên vị đâu đấy, ông ngược lên thành phố Utica phía bắc New York, làm việc cho hãng Piedmont Airlines, bay những tuyến đông bắc. Nhưng việc cũng kéo dài chỉ non tháng. 33 Hà Triệu

Ông lại khăn gói đi Oklahoma để bay cho các hãng địa phương. Sinh nhật hai tuổi anh Fritz, khoảng tháng mười hai, ông quay về Queens. Chứng nghiện rượu của ông mất kiểm soát rồi, ông biết nghiệp bay như vậy là hết. Người đàn ông tự lập, thành đạt duy nhất của gia đình còn đâu, ông lờ đờ, rệu rã như xe lao xuống dốc không thắng. Chưa đến một năm sau ngày ngưng bay hẳn, không còn cách nào khác bố đành đến gặp ông nội tôi để xin việc. Cũng trên chiếc ghế quen thuộc của ông trong thư phòng ông biết do cậu con trai cùng đường, mà công việc cũng chẳng hợp với nó. Ông tôi miễn cưỡng đồng ý. Nhưng phải hiểu rằng ông đang gia ân đấy. Rồi hy vọng lại lóe lên. Tháng hai năm 1965, ông tôi trúng thầu khu đất công viên Steeplechase, đây từng là một trong ba khu vui chơi, giải trí mang tính biểu tượng của Coney Island hoạt động đầu thế kỷ hai mươi. Steeplechase tồn tại lâu hơn hai đối thủ của mình qua mấy thập niên: Dreamland bị hỏa hoạn năm 1911, và Luna Park cũng vì hỏa hoạn mà đóng cửa năm 1944. Ông tôi sở hữu một khu chung cư, phức hợp cửa hàng cũng mang tên Luna Park không xa khu chính là bao. Steeplechase tiếp tục hoạt động cho đến năm 1964. Thoạt đầu, khu giải trí do gia đình Tilyou sở hữu, nhưng do nhiều yếu tố - bao gồm cả tội phạm cấp cao, sức cạnh tranh mỗi lúc mỗi khốc liệt của giá trị trong ngành giải trí mà họ đành phải bán đi. Ông biết khu Steeplechase có tìm năng phát triển, thế là quyết tâm mua cho kỳ được. Kế hoạch của ông xây thêm một khu dân cư theo kiểu Làng Trump, nhưng chướng ngại lần này không nhỏ: làm thế nào chuyển mục đích sử dụng từ đất quy hoạch công cộng sang xây dựng dân sự. Trong khi đang chờ thời cơ, ông tôi bắt đầu vận động mấy người bạn trong chính quyền tranh thủ họ ủng hộ, và bắt tay vào phát thảo kế hoạch. Ông nội dùng dự án nhiều tham vọng này chiêu dụ bố tôi tham gia. Và người con trai cả cũng cần chứng minh thực lực, TWA chỉ còn là quá khứ, bố tôi nhanh chóng chộp lấy cơ hội. Hình như đó là cơ may cuối cùng thể hiện năng lực với “Ông Già.” Lúc đó, mẹ có bầu tôi đã sáu tháng.

34 Hà Triệu

Phần hai L i sai lầm

35 Hà Triệu

Chương năm H t bay Từ tháng chín năm 1964, chú Donald về sống lại ở Viện và đi học trường đại học Fordham ở Bronx cách nhà ba mươi phút, những năm tháng sau này chú không muốn đề cập đến giai đoạn theo học ở đây. Từ cuộc sống khuôn phép của Trường Thiếu Sinh Quân đến môi trường đại học dễ dãi gây ra nhiều khó khăn chuyển tiếp cho chú. Dư thì giờ chẳng biết làm gì, chú đi loanh quanh trong khu phố tán tỉnh con gái người ta. Một buổi chiều nọ, chú gặp Annamaria, bạn gái Bill Drake, đang đứng xem bố rửa xe trước sân nhà. Chú Donald biết cô gái nhưng chưa bao giờ nói chuyện. Qua bố tôi, cô cũng biết rõ về chú. Lúc nói chuyện, cô nói mình cũng học gần Trường Thiếu Sinh Quân. “Trường nào vậy?” chú hỏi. Cô nói tên ngôi trường mình theo học. Chú nhìn cô một thoáng rồi nói: “bạn học ở trường đó, thất vọng thật.” Cô Annamaria, lớn hơn chú ba tuổi, vặc lại, “cậu là ai mà thất vọng chuyện của tôi chớ?” thế là xong. Vẻ kẻ cả, tán tỉnh làm cô ấy bực mình, thấy gai gai trong người như cậu học sinh lớp hai túm tóc bạn gái để bày tỏ tình cảm. Bố tôi không còn được ông nội trọng dụng nữa, chú Donald nắm cơ hội thành cánh tay đắt lực của ông trong công ty Trump Management. Phải trở thành số một bằng mọi giá, chú quyết tâm giật cho được mảnh bằng đại học, thế mới tương xứng với tham vọng của dù chỉ để khoát lác cho thỏa. Ông tôi không biết trường này khác trường kia thế nào, vì cả ông và bà có đến trường bao giờ đâu. Con nhà Trump muốn xin vào trường nào cứ tự mình đi nộp đơn. Biết danh tiếng trường Wharton, chú đặt mục tiêu là đại học Pennsylvania. Không may, dù cô Maryanne làm bài tập hộ chú vẫn không đạt các kỳ kiểm tra, chú lo lắm: điểm thấp, không đứng đầu lớp, vuột mất cơ hội được vào trường. Chơi nước đôi, chú làm thân với Joe Shapio, cậu bạn này nổi tiếng thông minh, thành tích thi cử đáng nể, làm bài thi SAT cho mình. Hồi đó, dễ dàng quá vì chưa có thẻ sinh viên dán hình hay quản lý thành tích biểu bằng vi tính. Đâu có thiếu tiền, chú chi đẹp cho cậu bạn. Không để xảy ra bất cứ rủi ro nào, chú còn nhờ ông anh Freddy nói chuyện với người bạn từ thuở trường trung học St Paul, hiện đang làm việc trong văn phòng trường đại học Pennsylvania, nói thêm vào cho cậu em. 36 Hà Triệu

Bố vui vẻ giúp chú, ông cũng có ý trong đó: dù chẳng coi chú là đối thủ hay ngày nào đó sẽ thay thế mình, ông không muốn lúc nào cũng thấy thằng em càng ngày càng khó ưa, để nó đi cho khuất mắt. Cuối cùng, không cần đến mưu mô. Lúc đó, trường tuyển sinh không gắt gao như bây giờ, hơn nửa số đơn nộp sẽ được nhận. Dù sao cũng đã đạt được mục tiêu, mùa thu năm 1966, khi còn học đại cương chú chuyển từ trường Fordham sang Pennsylvania. Tháng bảy năm 1965, sau khi tôi sinh vài tháng, ông tôi trả 2.5 triệu đô mua khu giải trí Steeplechase. Một năm sau công ty vẫn gặp rắc rối trong việc chuyển mục đích sử dụng khu đất đó. Dân chúng đều phản đối dự án của ông. Bố tôi kể lại với bạn mình: chẳng có gì thay đổi so với ngày ông chưa ra đi. Ông nội tôi vẫn từng li từng tí vẫn chẳng tôn trọng cậu con trai, công việc đáng ra cũng có niềm vui lại thành tẻ nhạt, gớm ghiếc. Thất bại, không cần bàn cãi, đó là thảm họa. Bố tôi vẫn tin rằng, nếu làm cho dự án phát triển, ông sẽ có chỗ đứng với cha. Hè đến, bố mẹ tôi mướn căn nhà ở vùng quê Montauk, hợp đồng từ Lễ Chiến Sĩ Trận Vong đến ngày Lễ Lao Động để tránh căn hộ nóng hầm hập như nồi áp suất ở Brooklyn. Mẹ ở nhà chăm anh Fritz và tôi, cuối tuần bố bay về nhà. Phi trường JFK, mới được đặt tên lại, chỉ cách văn phòng công ty mười lăm phút xe, còn phi trường Montauk đối diện với căn nhà thuê. Cũng tiện cho cho bố đi lại. Ông vẫn mời bạn bè đến chơi rồi cùng họ đi câu cá.

Hết hè, dự án Steeplechase gặp nhiều rủi ro, ông tôi chỉ còn biết dùng đến quan hệ lâu năm của ông với giới chính khách Dân Chủ như đã từng thành công trong các dự án trước đó. Không may, giữa những năm 1960, những người quen của ông trong chính giới không còn nắm giữ quyền lực nữa, có nghĩa là ông không thể chuyển mục đích sử dụng đất được. Bố tôi chịu trách nhiệm làm cho xong vụ này. Thời gian không còn nhiều. Bố tôi, tuổi hai mươi tám, làm công tác đối ngoại cho ông nội, tổ chức nhiều cuộc họp báo, chụp ảnh. Trong một bức ảnh đó, ông vận chiếc áo mưa, đứng trước dãy nhà kho, trống rỗng vô hồn nhìn vào khoảng không vô tận. Ông mới nhỏ bé làm sao. Chỉ còn cách cuối cùng để tránh áp lực của công luận đang buộc chính quyền xem Steeplechase là khu bảo tồn, việc này đồng nghĩa với dự án phát triển bị hủy bỏ. 37 Hà Triệu

Ông nội tôi tổ chức sự kiện ở khu Pavilion of fun, xây dựng từ năm 1907. Mục đích của sự kiện để ăn mừng việc phá bỏ khu công viên giải trí trước khi chính quyền thông qua quyết định giữ lại công viên này như một khu bảo tồn. Bố tôi được phân công đứng mũi chịu sào tổ chức họp báo công bố kế hoạch. Rất nhiều người mẫu mặc đồ tắm đón khách. Khách tham dự được mời dùng gạch (mua để sẳn) ném vào của sổ của pavilion có hình lớn của chú hề Tilly đang nhe răng cười. Trong một tấm ảnh, ông nội tôi tay cầm búa tạ cười với cô người mẫu vận áo tắm. Cảnh tượng thật thê thảm. Xúc cảm, hoài cổ, và cộng đồng là những khái niệm mà ông tôi không thể hiểu được. Nhưng đập vỡ những cánh của sổ đó, ông tôi phải thừa nhận đã đẩy sự việc đi quá xa. Công chúng phản ứng dữ dội, ông không thông qua được dự án nên đành hủy bỏ kế hoạch phát triển khu Steeplechase. Việc mạo hiểm lần này cho thấy tầm ảnh hưởng của ông tôi không còn mạnh như trước. Quyền lực của ông chủ yếu ở những mối quan hệ. Nửa đầu những năm 1960, chính giới ở New York thay đổi rất nhiều, những người quen biết của ông không còn nắm những vị trí then chốt quyền lực nữa, thời của ông đã qua đi. Ông không theo đuổi các dự án xây dựng nữa. Làng Trump, hoàn tất vào năm 1964, là phức hợp cuối cùng do công ty Trump Management xây dựng. Không muốn chịu trách nhiệm cho thất bại này, sau này chú Donald cũng như vậy, ông đổ lỗi cho cậu con trai lớn. Rồi sau này bố tôi cũng tự trách mình. Cứ cuối tuần chú Donald từ trường ở Philadelphia về nhà. Hóa ra ở Penn chú thấy không thoải mái như hồi còn học ở Fordham. Việc học không hứng thú gì với chú, tự nhiên chú thấy mình như hạt cát trong sa mạc. Những năm 1960, trường Thiếu Sinh Quân đăng ký nhiều nhất cũng chỉ trên năm trăm học sinh từ lớp tám đến lớp mười hai, trong khi đó ở Penn có đến hàng ngàn sinh viên. Ở trường Thiếu Sinh Quân lúc học lớp dưới, chú dùng chiêu quen thuộc như ở nhà: giả vờ đau đớn khó chịu để mấy học sinh lớp lớn tha cho. Chú không phải là học sinh giỏi nhưng có sức hút nhất định, lôi kéo được một số người đứng về phía mình, lúc đó chú chưa hề có ác ý gì. Đến bậc trung học, chú chơi thể thao thường thường bậc trung, nhưng có người lại bị thu hút vì đôi mắt xanh, mái tóc vàng, và cả cái dáng hiu hiu tự đắc của chú. chú rất tự tin trong việc dọa nạt người khác để đạt được ý muốn mà không phải tranh đấu. Năm cuối ở trường Thiếu Sinh Quân, có được ảnh hưởng nên bạn bè bầu chú làm chỉ huy cho cuộc diễu hành kỷ niệm ngày Columbus tìm ra châu Mỹ. Ở Penn chú không thành công như vậy nữa nên chẳng có lý do gì tốn thêm thời gian ở đó. Tất cả chỉ vì tấm bằng cử nhân. 38 Hà Triệu

Giữa lúc dự án Steeplechase gặp nhiều gay go, chú chẳng mó tay mà chỉ biết nhìn rồi nhận xét này nọ. Bố tôi không biết cách chế tạo cho mình một lớp áo giáp tự bảo vệ mình khi bị cha chế nhạo hay nhục mạ trước mặt anh chị em trong nhà. Lúc nhỏ chú Donald chỉ là người bàng quan nhưng đôi khi cũng bị vạ lây, bây giờ lớn lên thấy ông anh chẳng có chút giá trị gì trong mắt cha, chú phải tranh thủ xông vào. Bố và ông tôi mổ xẻ chuyện Steeplechase khi đang ăn sáng, ông thì gay gắt, kết tội còn bố chỉ biết chống đỡ, ân hận. Chú Donald lâu lâu đế vào, không hề để ý lời chú nói gây tổn thương đến anh mình thế nào, “phải chi cuối tuần anh đừng bay về Montauk, tập trung vào công việc thì ra nông nỗi.” Cậu em biết rất rõ cha mình rất ghét cái chuyện bay bổng bây giờ chỉ còn là thú vui của ông anh. Một quy ước ngầm giữa hai anh em: không nói đến chuyện máy bay, tàu thuyền trước mặt “Ông Già”. Phản ứng của ông nội cho thấy ông cũng đồng ý với tiết lộ của chú Donald, “dẹp hết đi” ông nói, thế là tuần sau máy bay cũng xong luôn. Ông nội làm bố tôi khổ sở. Sau vụ Marblehead, rồi đến dự án Steeplechase chết yểu bố làm tất cả những gì ông tôi bảo chỉ mong được ông chấp. Không biết bố có ý thức được: chuyện đó chẳng bao giờ xảy ra. Khi mới dọn đến khu Highlander, bố mẹ tôi cứ sợ những người ở cùng chung cư làm phiền vì con ông chủ, nhưng hóa ra khi cần sửa chữa gì, không cậy nhờ được ai họ mới để mắt tới bố tôi. Căn hộ nhà tôi nhìn xuống khu phía nam và phía đông rộng hút mắt, nhưng mấy cái cửa sổ lung lay trước mấy cơn gió lớn. Khu chung cư này xây có máy lạnh gắn dính vào trong tường, nhưng không lắp ráp đúng theo tiêu chuẩn. Lâu ngày nước tích lại giữa lớp gạch bên ngoài và lớp vách thạch cao bên trong rồi rỉ vào trong nhà. Tháng mười hai năm đó, mấy bức tường bên trong phòng ba mẹ tôi xuống cấp quá mức, gió lạnh cứ tuôn vào nhà. Mẹ lấy mấy miếng ni lông che quanh chiếc máy lạnh nhưng chẳng ăn thua gì. Máy sưởi bị nổ, phòng ông bà thấu xương luôn. Ban quản lý khu chung cư chẳng đoái hoài việc sửa chữa mấy bức tường. Giao thừa năm 1967, thời tiết quá khắc nghiệt, nhưng dù mưa gió bố mẹ vẫn đến khách sạn nhỏ của người bạn ở Gurney vùng Montauk. Đến lúc ra về, đã là sớm mùng một năm mới, trời lạnh hơn mưa như trút nước. Xe lại chết bình, bố chỉ phong phanh chiếc áo tay dài, bị ướt sũng cứ cố gắng đề máy. Về đến căn hộ „lộng gió‟ ông trở bệnh. 39 Hà Triệu

Lớp do áp lực công việc lớp do uống rượu hút thuốc (mỗi ngày ông hút đến hai gói), bố tôi cứ rạc ra. Mấy ngày rồi mà bệnh tình chẳng chút thuyên giảm, ông cứ rên lừ khừ, lấy chăn trùm kín người gió lạnh cứ lùa vào từng cơn. Mẹ cứ gọi điện cho ban quản lý nhưng nào ai ngó ngàng gì. Hết cách, bà gọi đến cho cha chồng năn nỉ: “bố ơi cho thợ đến sửa hộ bọn con đi, thợ ở chung cư khác cũng có mà. Anh Freddy bệnh quá bố à.” Ông bảo cô con dâu gọi điện lại cho quản lý chung cư chứ ông không làm gì được. Sống theo cung cách của ông nội tôi đã lâu, không ai được mướn thợ ngoài công ty. Ông tôi phải xem có cần thiết không. Rồi bức tường đó chẳng bao giờ được sửa sang lại cả. Tết xong một tuần, ông ngoại tôi điện báo bà ngoại bị tai biến. Mẹ không muốn xa bố nhưng tình hình bà nặng lắm, mẹ thu xếp người chăm sóc hai anh em tôi xong vội bay đi Fort Lauderdale. Chỉ ít hôm sau, bà nội gọi cho mẹ báo bố nhập viện vì viêm phổi thùy. Mẹ lật bật bay về lại New York rồi đón taxi đến thẳng bệnh viện. Bố nằm viện mãi đến ngày 20 tháng giêng năm 1967, là năm năm ngày cưới của ông bà. Sức khỏe tệ là vậy, lại thêm chứng nghiện của ông, mẹ vẫn kiếm được chai rượu với hai cái ly để uống mừng kỷ niệm ngày cưới. Bố ra viện chừng mấy tuần, ông ngoại lại điện cho mẹ. Tình hình của bà ngoại có khá hơn, nhưng ông không muốn để vợ ở nhà suốt ngày cho y tá chăm sóc, ông phải đi làm suốt ở mỏ đá. Áp lực công việc, chi phí chăm sóc cho vợ, tình trạng lo lắng thường xuyên gây cho ông bà ngoại thêm sa sút. “Đuối quá rồi con,” ông ngoại nó với mẹ “bố chẳng biết làm sao nữa” Dù không biết chính xác ý ông ngoại, nhưng nghe ông có vẻ quẩn trí lắm. Mẹ sợ quá tuyệt vọng ông bà quyên sinh, phải làm gì đó thôi. Khi nghe mẹ kể lại, bố bảo mẹ không nên lo lắng quá rồi ông gọi cho cha vợ: “Thôi nghỉ việc chăm sóc mẹ đi bố, tiền bạc tụi con phụ được” nhưng bố tôi không biết ông nội sẽ phản ứng thế nào nữa. “Đương nhiên rồi” ông nội tôi nói “gia đình là vậy chớ” Ông nội tôi luôn tin rằng, cho con đi học với ông chẳng quan trọng hay ý nghĩa gì, điều cốt lõi là cư xử thế nào.

40 Hà Triệu

Sau vụ dự án Steeplechase chết yểu, bố chẳng có gì nhiều để làm ở công ty. Bố mẹ đã định mua nhà từ lúc sinh anh Fritz, giờ rảnh rỗi ông bà mới đi tìm. Ít lâu sau hai ông bà tìm được căn nhà bốn phòng rất đẹp với tổng diện tích miếng đất hai ngàn mét vuông ở Brookville, trong khu phố của giới nhà giàu Long Island. Dọn về nơi ở mới bố đi làm mất thêm hơn nửa tiếng, nhưng không sao: đổi cảnh, lại thêm tự do không phải ở trong căn hộ của ông tôi nữa. Bố bảo người môi giới bán bất động sản: bố đủ sức mua theo giá chủ nhà yêu cầu, và vay nợ với ngân hàng để mua nhà cũng không thành vấn đề. Ngân hàng gọi lại mấy ngày sau, báo cho bố biết họ không đồng ý cho bố vay nợ làm ông sững sờ. Ngoài một năm làm phi công cho TWA, ông làm việc cho ông nội tôi gần sáu năm. Bố vẫn là người quản lý trong Trump Management, lãi ròng hàng năm đến mười triệu đô, giá trị của công ty lên đến cả trăm triệu đô. Bố sống đơn giản, không tiêu xài gì nhiều, có quỹ tín thác, cổ phiếu (dù đã hao hụt đi rất nhanh). Cách giải thích duy nhất là ông tôi vẫn còn giận thằng con phản bội và cay đắng thất bại trong dự án Steeplechase nên đã can thiệp vào giao dịch này. Ông có tài khoản rất lớn, có ảnh hưởng đến ngân hàng Chase và những ngân hàng lớn khác khắp thành phố. Chỉ cần ông nói vào là các ngân hàng đồng ý ngay, nhưng ông lắc đầu họ sẽ từ chối cha tôi. Cả nhà tôi thế là cứ mắc kẹt trong khu chung cư đang xuống cấp đó. Đến tháng sáu, bố tôi lại đưa gia đình về lại Montauk. Bố mướn lại căn nhà trước kia, nhờ có có thêm tiền từ cổ phiếu blue-chip, ông mua chiếc thuyền câu Chrisovich 33 với cột dò luồng cá cao trên mét tám, dùng đi câu ngoài biển hết ý. Ông mua thêm cả chiếc máy bay cessna 206 stationair, máy mạnh hơn, buồng lái cũng lớn hơn chiếc máy bay trước đó. Lần này ông có ý cả, không chỉ để cho vui. Sau vụ đổ bể dự án Steeplechase, ông gần như chẳng có chỗ đứng gì trong công ty nữa, ông dự định hợp đồng cho mướn chiếc tàu câu và máy bay kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Nếu thành công xem như ông không phụ thuộc vào công ty n a. Ông thuê hẳn một người lái tàu toàn thời, cuối tuần là lúc kiếm ăn được nhất ông lại dùng tàu chở bạn bè đi chơi. Mỗi lần tham gia, mẹ tôi lại thấy ông uống nhiều hơn những người khác y như hồi còn ở Marblehead, thế là ông bà cãi nhau ngày càng nhiều. Ông cứ lái máy bay khi đã uống rượu, đến đầu hè năm 1967 mỗi khi bố bay mẹ tôi buộc phải đi theo. Tình hình mỗi lúc mỗi tệ hơn. Đến tháng chín, ông thấy kế hoạch chẳng đi đến đâu ông

41 Hà Triệu

bán chiếc tàu rồi bán nốt chiếc máy bay khi bị ông nội phát hiện. Hai mươi chín tuổi, bố chẳng còn gì để mất.

42 Hà Triệu

Chương sáu Trò chơi có t ng b ng không Tiếng cười của bố làm tôi thức giấc, không biết mấy giờ. Phòng tôi tối đen, ánh sáng từ hành lang le lói hắt vào dưới khe cửa. Phòng tôi và anh Fritz ở phía xa của căn hộ, lúc đó tôi hai tuổi rưỡi, còn anh lên năm. Tôi tụt xuống khỏi giường chạy ra xem chuyện gì. Phòng bố mẹ cạnh phòng tôi, của đang mở toang, đèn bật lên cả. Tôi đứng ngay bậc cửa, bố đứng tựa lưng vào tủ ngăn kéo, mẹ đang ngồi đối diện trên giường cố né sang bên, một tay đưa lên, tay kia chống xuống nệm. Cảnh tượng thật rùng rợn. Bố tôi cười sằng sặc trong khi nhắm khẩu súng trường loại 22 ly về phía mẹ, khẩu súng này ông vẫn giữ dưới tàu câu để bắn cá mập. Mẹ van xin nhưng ông cứ nâng súng lên chỉa vào mặt bà. Bà đưa tay trái cao lên rồi gào lên to hơn. Bố thấy vui lắm thì phải. Sợ quá tôi bỏ chạy về phòng. Ngay trong đêm mẹ túm lấy tôi và anh Fritz chở đến nhà người bạn. Rồi bố cũng tìm ra ba mẹ con, nhưng có vẻ ông không nhớ gì chuyện mình làm. Ông hứa không bao giờ xảy ra lần nữa. Ngày hôm sau khi mấy mẹ con về nhà, ông ngồi chờ sẵn. Ông bà ngồi xuống nói chuyện. Ông bà cứ vậy sống qua từng ngày mặc chuyện này chuyện kia, chẳng sáng sủa gì hơn. Cách đó không đấy hai dặm, ở một chung cư khác của ông nội, cô Maryanne cũng có chuyện. Chồng cô, bác David, thất nghiệp mấy năm rồi từ lúc mất chân sếp trong đại lý phân phối xe Jaguar. Ai để ý đều biết không ổn. Nhưng anh chị em của cô và cả bạn bè cứ nghĩ bác là người phục phịch vô hại. Bố tôi chẳng hiểu hay để ý gì đến cuộc hôn nhân của người chị và ông anh rể. Khi gặp bác David, cô chỉ mới hai mươi hai vừa mới tốt nghiệp trường đại học Comumbia ngành chính sách công cộng. Cô định học tiếp bậc tiến sỹ, nhưng muốn tránh tiếng thành bà cô già trong nhà nên cô chấp nhận lời cầu hôn của bác David. Xong bằng cao học cô thôi không học nữa. Chuyện đầu tiên, bác là người công giáo muốn cô theo đạo của ông. Không muốn cha mẹ buồn cô sợ lắm ngập ngừng mãi. Cuối cùng khi nói chuyện với ông nội, ông nói “tùy con thôi”. Cô cứ xin lỗi mãi vì đã làm cha mẹ buồn. 43 Hà Triệu

“Maryanne, bố không phiền gì đâu, con sẽ là vợ nó mà” Bà nội không nói gì, vậy là xong. Bác thích nói với cô: tên tuổi của ông rồi không chỉ trong gia đình họ Trump. Học vấn cao nhưng bác chẳng có năng lực gì đặc biệt để theo đuổi tham vọng. Lúc nào bác cũng nói mình đang tìm cách đạt được ấp ủ và mọi người sẽ “ngưỡng mộ”. Giống như nhân vật Ralph Kramden trong hài kịch Những Người Đi Hưởng Tuần Trăng Mật (The honeymooners), dáng vẻ thường thường bậc trung, không nghề nghiệp thu nhập ổn đinh. “Thành công to lớn” của ông là chân sếp bán xe, lúc nào cũng bị xem là người thất bại, tiền bạc lương hướng chẳng là bao. Cưới nhau được ít lâu, bác bắt đầu rượu chè. Gia đình bác không trả tiền mướn căn hộ chung cư của ông nội mà còn được bảo hiểm y tế miễn phí từ gia đình vợ. Nhưng miễn phí bảo hiêm y tế, tiền mướn căn hộ đâu có đẻ ra đồ ăn thức uống. Gia đình bác chẳng có thu nhập gì. Chẳng hiểu sao cô Maryanne lại sống phụ thuộc tài chính vào ông chồng bất tài vô tướng của mình. Cô Elizabeth sống ở căn hộ một phòng tối tăm gần chiếc cầu trên đường 59. Bố tôi thì khỏi phải nói, không mua nổi nhà, máy bay, tàu câu, xe đẹp cứ từ từ đội nón ra đi. Ông nội và bà cố tôi lập quỹ tín thác cho tất cả con cái trong nhà vào năm 1940. Không biết cô có quyền dùng đến vốn trong tài khoản hay không nhưng rõ ràng quỹ phải sinh lời. Ông dạy ba người con lớn không xin xỏ gì, nếu người ủy thác của các quỹ đó là bà cố thì họ bị trói tay rồi. Hỏi xin giúp đỡ là yếu đuối, tham lam hay lợi dụng người khác, chú Donald lại được đối xử khác các anh chị. Ba người con lớn bị từ chối bằng những cách khác nhau nhưng chung quy đều sống nghèo nàn. Sau mấy năm chồng thất nghiệp, cô như cùng đường. Cô đến gặp bà tôi hỏi xin tiền: “mẹ cho con mấy đồng đi giặt đồ.” Thường khi về đến nhà cô cứ nói vậy nhưng không ai để ý. Với ông nội tôi, con gái gả đi là ông hết trách nhiệm, còn bà tôi hoặc là không muốn xoi mói chuyện của con hoặc vì muốn giữ “thể diện” cho cô mà chẳng hỏi gì. Bà đưa cho cô lon kẽm Crisco đầy tiền lẻ loại mười xu, hai mươi lăm xu. Cứ vài ngày một lần bà tôi lại mang khăn choàng lông chồn chạy chiếc xe calilac mui trần màu hồng đi thu gom tiền lẻ ở các máy giặt, máy sấy trong các chung cư của ông ở Brooklyn và Queens. Mãi sau này cô thú nhận nhà giàu vậy nhưng chính những lon tiền lẻ kia cứu sống cô, không có nó không biết làm sao cô nuôi nổi mình và anh David, Jr.

44 Hà Triệu

Thảm hơi nữa, mua mấy thứ hàng tạp hóa cô cũng phải xa gần hỏi xin tiền mẹ. Ba người con lớn nhà Trump chẳng được giúp đỡ gì cho ra hồn. Sau một thời gian dài, cô Elizabeth đành chấp nhận số phận. Bố tôi tin ông đáng bị vậy. Còn cô Maryanne tự an ủi không xin xỏ gì là có lòng tự trọng. Nỗi sợ cha đã in sâu vào tâm trí bố tôi và các cô, lâu dần không còn nhận ra nữa. Tình cảnh bác David không thể kéo dài thêm nữa. Không có việc ông càng bê tha rượu chè. Cùng quẫn, cô Maryanne nói với cha: chồng cô muốn làm việc trong công ty nhưng vẫn khéo léo để khỏi mang tiếng xin xỏ. Ông nội tôi chẳng tìm hiểu con gái có chuyện gì không, mà chỉ cho con rể đến làm việc ở bãi xe ở một chung cư của ông.

Chú Donald tốt nghiệp đại học Pennsylvania vào mùa xuân năm 1968, đến làm việc ngay cho công ty Trump Management. Ngay từ ngày đầu chú đã được hưởng nhiều bổng lộc, trọng vọng, lương hướng cao mà cha tôi chưa được lãnh bao giờ. Ông nội tôi bổ nhiệm chú vào chức vụ phó chủ tịch nhiều công ty trực thuộc Trump Management, gọi chú là “giám đốc” của một chung cư mà chú chẳng quản lý gì ở đó, ông trả tiền “tư vấn” cho chú, coi chú như người tay hòm chìa khóa của ông. Tất cả vì hai lý do: trước hết, ông muốn nhân viên từ đây làm việc với chú thay vì bố tôi, thứ hai là củng cố vị trí thừa kế của chú. Chú thành con mèo ngoan, đó là cách chú dành lấy sự quan tâm của cha theo cách riêng của mình không ai làm được. Mấy người bạn bố tôi không thể nào hiểu nổi. Chỉ làm việc với ông nội tôi mấy tuần, ông đã đưa chú đến các công trường xây dựng, và ngóc ngách của ngành bất động sản. Chú bỗng thấy mình hợp nhãn những chuyện khuất tất trong giới nhà thầu, chính trị hay những tổ chức tài chính đầy thế lực ẩn sâu trong ngành bất động sản New York. Ông nội và chú có thể huyên thuyên chuyện kinh doanh, chính trị hàng giờ không dứt mà mọi người xung quanh chẳng hiểu gì. Sao ông và chú giống nhau đến thế, bố tôi không thể nào làm được. Bố tôi có nhãn quan rộng mở hơn chú nhiều, ông có thể ghép mình vào một tổ chức, một nhóm bạn trong trường đại học để học hỏi quan điểm của người khác. Lúc tham gia Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia hay làm phi công cho hãng TWA ông lúc nào cũng đĩnh đạc, chuyên nghiệp và luôn tin rằng trong đời có nhiều điều tốt đẹp hơn cả tiền bạc như chuyên môn, tận tụy và trung thành và rằng không chỉ có thắng hay thua. Nhưng đó cũng là rắc rối cho chính ông. Chú Donald với phong cách hẹp 45 Hà Triệu

hòi, nhà quê độc tôn như chính ông nội, Nhưng chú có tính tự tin trơ tráo mà ông tôi cũng phải ganh tị, ông anh lại cang thua xa. Mấy “đức tính” đó ông tôi xem như lợi thế của mình. Việc thay thế cha tôi khởi đầu đầy thuận lợi nhưng còn vài chuyện trong nhà cần phải giải quyết, chú Robert đang theo học trường đại học Boston, nhờ vậy mà chú không phải phục vụ cho chiến trường Việt Nam, chú Donald và cô Elizabeth không nói chuyện với nhau. Bố tôi lúc nào cũng muốn kéo chú tham gia cùng ông với mấy người bạn. Chẳng có tác dụng gì, mấy người bạn bố tôi vô tư, thích câu cá trượt ván, thấy ông em không biết hài hước, lúc nào cũng trịnh trọng, chán ngắt. Họ cố gắng chỉ vì ông anh thôi chứ chẳng thích chú em xíu nào. Đi làm cho công ty Trump Management, căng thẳng giữa chú và bố tôi lên đến cao điểm, bố tôi muốn xong rồi thì thôi nhưng chú không bao giờ cho qua. Dù vậy, khi Annabaria, bạn gái của Bill Drake tổ chức buổi dạ tiệc, bố cũng muốn mời chú đi cùng. Đêm đó chẳng khá gì hơn mấy năm trước khi chú tán tỉnh cô nàng trước nhà. Hai anh em đến được một lúc, cô Annamaria đang nấu ăn ở dưới bếp nghe tiếng cãi nhau. Chạy lên cô thấy chú Donald đứng sát ông anh mặt đỏ gấc, tay xỉa xói vào bố tôi như muốn đánh nhau, cô phải nhảy vào lôi hai người ra. Bố tôi bước lùi lại nghiến răng kèn kẹt nói: “Donald, mày cút đi.” Chú có vẻ sững lại, rồi xéo, chú nói: “được thôi, ở lại ăn đi nghen” dập mạnh cửa trước mặt mọi người. “Cái thằng ngu này” Annamaria chưởi với theo. Quay sang bố tôi cô hỏi “chuyện gì vậy anh?” Vẫn còn run rẫy, ông chỉ nói “chuyện công việc ấy mà.” Không ai nói thêm gì nữa. Chuyện ở nhà cũng cứ rối rắm ra. Mẹ sợ rắn mà bố lại mang về nhà một con trăn hoàng gia nhốt vào nơi bé tí hin, mỗi lần lấy đồ đi giặt, vào phòng anh Fritz hay ra khỏi căn hộ mẹ đều phải đi qua đó. Sau chuyện vô lý đó, bố mẹ cự cãi mỗi ngày mỗi căng thêm, khoảng năm 1970 lấy hết can đảm mẹ yêu cầu bố đi đi. Vài tuần sau không nói không rằng ông về nhà, mẹ gọi điện cho ông nội nhờ thay ổ khóa. Lần đầu tiên trong đời bố không phản đối, không hỏi cũng không trách cứ gì mẹ. Ông chỉ nói để đó ông thay cho. Làm xong ông đi, từ đó ông không sống với mẹ con tôi nữa.

46 Hà Triệu

Mẹ tôi gọi điện cho ông Matthew Tosti, một luật sư của ông nội, báo cho ông biết mẹ muốn ly dị. Từ những năm 1950, trước cả khi bố mẹ tôi chia tay, ông Tosti và luật sư Irwin Druben làm việc cho ông tôi. Ông giúp mẹ tôi khi có việc phải giải quyết liên quan đến tôi, anh Fritz hay tiền nong. Ông trở thành người mẹ tâm sự: trong bức tranh gia đình ảm đạm tên Trump, ông chính là điểm sáng ấm áp có tình người, bà xem ông như người bạn. Rõ ràng là người tốt, nhưng ông luật sư cũng biết chỗ nào là miếng ngon. Dù mẹ có người tư vấn riêng, bản thỏa thuận ly hôn của bà không tránh khỏi ông tôi can thiệp vào. Ông biết mẹ tôi không hình dung được nhà chồng có bao nhiêu tiền, là con trai bố tôi sẽ được những gì. Mẹ nhận cấp dưỡng cho mình 100 đô và cho hai con 50 đô mỗi tuần. Lúc đó số tiền đó không phải là nhỏ. Các khoản chi phí khác như tiền học, tiền cắm trại, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán thêm, bố tôi có trách nhiệm trả tiền mướn nhà. Vì có ông tôi là chủ sở hữu chung cư, mỗi tháng tiền mướn căn hộ hết 90 đô. (nhiều năm sau, tôi phát hiện ra mình và anh trai mỗi người sở hữu mười phần trăm giá trị chung cư Highlander, nên tính từ đó về trước tiền mướn lấy như vậy là bị tính cao hơn số tiền đáng ra phải trả.) Bố chỉ trả tối đa tiền mướn 250 đô nên gia đình tôi có muốn mướn chỗ ở tốt hơn cũng không được. Bố tôi, con gia đình có trong tay tài sản hơn cả trăm triệu đô, đồng ý cấp dưỡng cho anh em tôi theo học trường tư thục và bậc đại học. Luật sư yêu cầu thanh toán thêm chi phí những kỳ nghỉ cho anh em tôi. Không có tài sản để phân chia, mẹ nhận hàng tháng 600 đô, qua thập niên sau cũng vậy. Sau khi chi phí các khoản bà còn không đủ tiền đóng quỹ thường niên hội tin lành, chứ nói gì dành dụm mua nhà. Theo luật, mẹ phải ở nhà chăm sóc tôi và anh Fritz nhưng việc bố đến thăm anh em tôi không rõ ràng: “ông Trump có toàn quyền thăm con nhưng phải thông báo rõ ràng thời gian.” Đa số trường hợp thăm phải hiểu là: cứ hai cuối tuần một lần và một ngày thường anh em tôi ăn tối với bố. Bố mẹ đồng ý như vậy, nhưng lúc đầu không có quy định gì.

Dự án Steeplechase chính thức đóng sổ vào năm 1969, thành phố mua lại khu đất ấy. Ông bỏ túi một triệu ba trăm ngàn đô tiền lời mà không làm gì ngoại trừ việc đập phá. Bố tôi chỉ bị trách mắng chứ không được xu nào.

47 Hà Triệu

Chương bảy Nh ng đường th ng song song Năm 1960 rồi năm 1968 khi bố tôi, chú Donald lần lượt vào làm việc cho công ty, hai người đều mong muốn trở thành cánh tay đắt lực của ông. Cả hai đều chải chuốt cho hợp với vai trò của mình, không thiếu tiền cho những bộ cánh đắt tiền, những chiếc xe sang trọng. Cũng chỉ giống nhau đến vậy. Bố tôi nhanh chóng nhận ra cha không dành cho mình bất cứ ưu đãi nào, chỉ giao cho việc bình thường hay những chuyện khó khăn ngoài tầm kiểm soát của công ty. Bức bối, không được trọng dụng và khốn khổ ông phải đi tìm cơ hội nơi khác. Ở tuổi hai mươi lăm ông thành phi công chuyên nghiệp lái máy bay 707 cho hãng TWA và nuôi được gia đình nhỏ của mình. Đó là đỉnh cao trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Hai mươi sáu tuổi ông trở về công ty Trump Management, cơ hội ảo tưởng Steeplechase để dành lại chỗ đứng đã tan tành theo mây khói. Tương lai đi vào ngõ cụt. Năm 1971, bố vẫn làm việc cho ông nội, như vậy là mười một năm chỉ trừ mười tháng lái máy bay. Thế nhưng ông nội tôi lại đề bạt chú Donald, lúc đó mới hai mươi bốn tuổi lên vị trí chủ tịch công ty sau ba năm làm việc, kinh nghiệm bằng cấp chẳng bao nhiêu. Ông tôi không quan tâm chuyện đó. Thật ra, ông không cần cậu con trai nào ở cái công ty này cả, tự mình lấy chức danh tổng giám đốc điều hành nhưng thực chất không có gì thay đổi: cũng chỉ là ông chủ cho mướn nhà. Từ khi dự án Steeplechase thất bại, ông không còn là nhà phát triển bất động sản nữa, nên chức danh chủ tịch của chú Donald chỉ là hữu danh vô thực. Đầu những năm 1970, kinh tế thành phố New York trên bờ vực sụp đổ, chính quyền liên bang buộc phải cắt giảm ngân sách dành cho Cục Xây Dựng Nhà ở - FHA (lý do chính là do chi phí cho cuộc chiến Việt Nam), hậu quả là FHA không rót vốn cho ông nội nữa. Mitchell Lama, một chương trình do tiểu bang tài trợ ở thành phố New York nhằm cung cấp nhà giá rẻ cũng ngưng không cấp vốn. Doanh nghiệp không phát triển, đề bạt chú Donald chỉ là rỗng tuếch. Mục đích sau đó là gì? Không còn dự án nào, giao hảo với chính giới quyền lực được xây dựng hàng chục năm cũng chẳng còn. Tình hình tài chính ở New York đến hồi khó khăn. Vậy mục đích chính của việc đề bạt là để trừng phạt và làm nhục bố tôi. Chỉ là chiêu mới trong cả cuộc đời bị trừng phạt, khác chăng là nặng nề hơn nhất là trong bối cảnh này.

48 Hà Triệu

Phải tìm vị trí mới cho chú Donald, ông nội tôi chợt nhận ra cậu con trai thứ của ông dù không đủ kiên nhẫn, tỉ mỉ để điều hành công việc kinh doanh một ngày như mọi ngày của ông, nhưng chú có thứ giá trị hơn nhiều: những ý tưởng táo bạo, và tố chất lỳ lợm theo đuổi đến cùng. Đã từ lâu ông nội tôi nuôi mộng bành trướng thế lực sang Manhattan, chén thánh của giới phát triển bất động sản ở thành phố New York. Khi khởi nghiệp ông có một số sở trường như tự đề bạt, che đậy và khoái dùng từ đao to búa lớn. Nhưng có cha mẹ di dân gốc Đức ít nhiều ông gặp rào cản ngôn ngữ, lại cần phải trau dồi thêm khả năng giao tiếp – ông tham gia khóa học ở trường Dale Carnegie, chẳng làm ông tự tin lên bao nhiêu. Lại có trở ngại khác, còn khó khắc phục hơn nhiều: bà cố tôi là người vốn dĩ mộc mạc, theo phong cách truyền thống. Bà chỉ muốn con mình thành đạt, giàu có chứ không phải là người khoe mẻ. Chú Donald không ai khống chế cả. Như ông anh Freddy, chú ghét Brooklyn ghê gớm nhưng lý do lại khác: khu vực nhỏ bé này thiếu tiềm năng chỉ đáng cho dân lao động không có tương lai. Chú chưa tìm ra cơ hội bứt phá cho nhanh. Cái công ty Trump Management này trên đường Z, ngay giữa Beach Haven phía nam Brooklyn, một trong những khu phức hợp chung cư lớn nhất của ông tôi. Chú chưa thay đổi gì nhiều: văn phòng thì nhỏ tí, bàn ghế ken dày, cửa sổ bé như bàn tay, ánh sáng chẳng vào được. Nếu chú Donald khi nhìn những chung cư xung quanh, đếm số căn hộ, giá của những hợp đồng thuê đất, và thu nhập hàng tháng cho công ty, chú sẽ thấy đó là cơ hội to lớn. Thay vào đó mỗi lần ra khỏi văn phòng, chứng kiến sự đều đặn đơn điệu, chú thấy như ngợp thở, vì tất cả nhỏ bé không xứng với mình. Brooklyn không phải là tương lai cho chú, phải thoát ra càng nhanh càng tốt. Chú dùng chiếc Cadillac với tài xế riêng của công ty dạo quanh Manhattan để “nghiên cứu bất động sản,” việc của chú là bốc phét những “thành tựu” và không cho người da đen mướn nhà (hai cha con phải ra hầu tòa vì cáo buộc kỳ thị) Chú dùng nhiều thời gian vẽ ra viễn cảnh đẹp đẻ về Manhattan mà một ngày nào đó chú sẽ đặt chân vào. Lớn lên cùng với thế hệ đầu tiên của truyền hình, chú xem ti vi hàng giờ, mê mẫn tính cách biến hóa khôn lường của các chương trình. Mấy thứ đó giúp chú thể hiện và nhân cách hóa hình ảnh mượt mà nhưng nông cạn của mình. Cùng với tiền bạc dồi dào và đồng tình của cha, chú bắt đầu ra vẻ lắm: ta đây không phải là thiếu gia mà là một doanh nhân tự lập thành đạt. Chú cứ bốc đồng theo đuổi những thứ đó vì có cha tài trợ hết. Ông tôi không nhận ra ngay được nhược điểm của chú, cũng chẳng biết mình đang bỏ tiền cho những 49 Hà Triệu

thứ vô bổ. Còn chú thì mặc sức tiêu xài. Về phần mình, ông nội tôi muốn tiền về hết tay chú. Như cuối nhưng năm 1960, trong một dự án phát triển cao ốc cho người cao niên ở New Jersey do chính phủ tài trợ (ông tôi nhận 7,8 triệu đô không tính lãi, số tiền đó bao hết 90 phần trăm chi phí dự án). Dù không làm gì chú vẫn nhận tiền tư vấn, giám sát thi công là những việc người khác làm hết. Chỉ riêng công trình đó chú ẳm mỗi năm hàng chục ngàn đô cho việc ngồi không. Với bàn tay đầy ma thuật, ông tôi mua lại Swifton Gardens, một dự án khởi thủy của Cục Phát Triển Nhà Ở xây dựng hết 10 triệu đô, nhưng đấu giá chỉ 5,6 triêu đô. Ông mượn nợ ngân hàng 5,7 triệu chi phí cho các hạng mục nâng cấp sửa chữa, như vậy không tốn xu nào cho mấy cái chung cư đó. Sau đó ông sang tay với giá 6,75 triệu, chú cho là mình có công rồi lấy gần hết tiền lời. Giấc mơ bay bổng không còn nữa, cha tôi mất luôn quyền kế nghiệp. Nghiệp làm chồng cũng đã hết thi thoảng bố chỉ gặp các con. Ông không biết mình còn gì để làm nữa. Ông cũng không biết cách duy nhất để duy trì lòng tự trọng là đã đến lúc bước ra khỏi công ty Trump Management. Chia tay với mẹ, ông về ở họa thất dưới tầng hầm một căn nhà gạch nhiều cây cối ở Sunnyside thuộc vùng Queens. Lúc đó ba mươi hai tuổi ông sống lủi thủi một mình. Đến thăm ông, bước qua khỏi cửa, tôi thấy ngay cái thùng chứa hai chú rắn sọc rồi đến chiếc lồng kiếng nhốt chú trăn hoàng gia. Tiếp đến là chiếc bồn chứa mấy chú cá vàng, rồi là chiếc chậu trên kệ bên trái chậu nuôi rắn với mấy chú chuột đang bò quanh ổ rơm. Tôi biết mấy chú chuột đó để làm thức ăn cho mấy con thú kia. Ngoài chiếc sô pha có thể kéo ra thành giường ngủ, còn có chiếc bàn bếp nhỏ, mấy chiếc ghế loại rẻ tiền, ti vi, thêm hai chiếc lồng kính nữa nuôi kỳ đà và rùa, tôi và anh Fritz đặt tên là cà chua và chậm chạp. Ông thích chỗ ở mới lắm, trông cứ như gánh xiếc thú. Một lần đến thăm, bố dẫn tôi và ông anh đến phòng chứa máy nước nóng, ông chỉ chiếc thùng trong có sáu chú vịt con. Chủ nhà đồng ý để ông gắn đèn sưởi và chiếc lồng ấp tạm. Mấy chú vịt con bé xíu, tôi dùng ống nhỏ mắt cho chúng ăn.

“Chỉ cần cố gắng chút xíu” ông tôi nói cứ như chỉ cần vậy là bố tôi bỏ được rượu. Như thể chỉ là vấn đề ý chí. Hai cha con ngồi đối diện trong thư phòng, cách nhau trong gang tấc nhưng không hề có chuyện bình đẳng. Hai người muốn tìm cách giải 50 Hà Triệu

quyết vấn đề nhưng không bao giờ tìm được tiếng nói chung. Quan điểm của giới y khoa đã thay đổi nhiều về vấn đề nghiện ngập trong mấy thập niên qua, nhưng nhận thức của công chúng vẫn vậy. Dù có những chương trình điều trị nghiện rượu kín đáo không nêu danh tính những người tham gia từ năm 1935, mọi người vẫn nhìn con nghiện bằng cặp mắt dè bỉu. “Chỉ cần quyết định là xong mà Freddy” ông nội nói, tẻ nhạt nhàm chán như mớ lý thuyết của vị mục sư Norman Vincent Peale. Ông nội tôi chỉ am tường được thuyết “thịnh vượng từ kinh thánh” mà ông vẫn thường dùng để trốn tránh trách nhiệm, làm hại con cái ông đến vậy là cùng. “Bố nói cứ như con quyết định là bỏ được ung thư vậy” bố nói với ông nội. Bố tôi đúng đấy nhưng não trạng của ông nội tôi “lỗi tại nạn nhân” ăn sâu bám rể không thay đổi được nữa. “Bố à con phải cai rượu thôi, nhưng một mình con thì không xong, con biết mà” Thay vì nói “bố giúp gì được cho con” ông nội tôi lại nói “chớ con muốn gì ở bố?” Bố tôi không biết bắt đầu từ đâu. Ông nội tôi trong đời chưa hề đau bệnh, chưa nghỉ việc đến một ngày, trầm cảm lo lắng, đau lòng chẳng ăn thua gì đến ông, lúc vợ bệnh sắp chết cũng vậy. Ông không có chỗ nhược làm sao hiểu được người khác. Vợ bệnh ông cũng chỉ nói: “suy nghĩ tích cực lên, xong ngay ấy mà” rồi biến ra khỏi phòng để mặc bà nằm đó đau đớn. Thi thoảng bà gật đầu. Thường bà chẳng nói gì chỉ nghiến răng không khóc chịu đau. Với ông hà khắc chiếm hết chỗ không còn thứ gì khác chen vào được. Bố phải nhập viện vài tuần, chủ nhà lấy lại phòng cho người khác mướn. Khi anh em tôi đến dọn phòng ở đó hầu như chẳng còn gì. Trăn rắn rùa không biết đâu hết. Khi bố ra viện, hay trại cai nghiện không biết chừng, ông dọn vào gác xép nhà ông bà nội. Cứ vậy là ở thôi chẳng thu xếp dọn dẹp gì cho ra chỗ ở cả. Thùng cạc tông, đồ chơi dồn hết vào một góc, góc bên kia là chiếc giường dã chiến. Bố đặt chiếc ti vi trắng đen sáu in xách tay trên chiếc rương đã từng theo ông tham gia Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia, ngay bên cửa sổ nhỏ. Anh em tôi đến thăm ông, ngồi gọn bên giường, ba người nhìn cột khói tỏa ra mãi trong mấy phim ti vi. Ông khỏe lên xuống được cầu thang, chủ nhật cả ba người xem phim hài hàng tuần của ông Abbott và Costello chiếu trên kênh WPIX.

51 Hà Triệu

Một hai tháng sau ông nội bảo bố có căn hộ một phòng trên tầng cùng ở chung cư Sunnyside, chung cư này ông tôi mua vào năm 1968. Bố chuẩn bị dọn về Sunnyside, cô Maryanne vay được 600 đô hàng tháng để đi học lại trường luật Hofstra. Dù không ưng ý lắm nhưng chỉ cách nhà mười phút xe, tiện cho cô đưa đón anh David Jr hai buổi sáng chiều. Đi học trở lại là ước mơ lâu rồi chưa thực hiện được của cô. Cô hy vọng thành luật sư thu nhập khấm khá hơn, một ngày nào đó thôi cái lão chồng vô tích sự kia. Tình cảnh gia đình cô ngày càng thê thảm. Làm công việc giữ bãi xe cho bố vợ, sao mà sỉ nhục vậy không biết. Mấy năm rồi bác David đánh vợ miết, nhất là lúc say rượu. Cô càng cố gắng thoát ra bác David càng gần miệng vực. Hôm đầu tiên đi học về, chồng cô như phát điên ném cậu con trai mười ba tuổi ra khỏi nhà. Đêm đó hai mẹ con cô phải đến ngủ ở nhà ông bà tôi. Bác David khua sạch mấy đông bạc còm cỏi trong trương mục rồi biến khỏi thành phố.

Cứ cả nhà tề tựu đông đủ, mọi người lại ngồi trong thư phòng, gọi là thư phòng nhưng không hề có cuốn sách nào cho đến khi Nghệ Thuật Thương Lượng do chú Donald thuê người viết hộ xuất bản. Kệ sách chỉ có ảnh cưới, ảnh chân dung. Trên tường, có của sổ nhìn xuống sân sau, toàn là hình năm anh em đã lớn chụp trong studio thay cho bộ ảnh năm anh em chụp lúc bố tôi mười bốn tuổi. Còn có ảnh bà tôi chụp đen trắng ra vẻ quý phái, thượng lưu, choàng khăn lông thú, tay dắt mấy cô lúc còn nhỏ bước xuống phi trường Stornoway, trong chuyến bà về lại quê hương Lewis. Ảnh chú Donald vận quân phục trường Thiếu Sinh Quân tham gia buổi diễu hành kỷ niệm ngày ông Columbus tìm ra châu Mỹ. Hai chiếc ghế lớn giả da màu xanh đen tựa vào tường, trước ti vi có thêm một chiếc, chỗ mấy cô cậu thường dành nhau ngồi. Còn ông vận đồ vét, thắt cà vạt ngồi bên chiếc bàn điện thoại bằng gỗ thông quen thuộc đặt cạnh cửa ra vào, hai chân ông để thoải mái trên sàn nhà. Thứ bảy nếu không đến Sunnyside thăm bố, anh Fritz, anh David và tôi chạy xe đạp quanh nhà ông bà. Có khi hai anh chạy xe đạp còn tôi theo sau. Bà nội tôi ngồi với cô Maryanne và cô Elizabeth bên chiếc bàn mi ca màu xanh da trời cạnh thép không gỉ nhìn còn nguyên vẹn như hồi mới mua lại của cửa hàng bán kem. Xa hơn một chút là chiếc tủ đựng thức ăn lớn như tủ đựng quần áo loại bước vào được, bên cạnh là chiếc bàn nhỏ đủ loại hóa đơn, giấy liệt kê mấy thứ bà tôi cần 52 Hà Triệu

mua khi đi chợ. Người giúp việc đầy nhẫn nại, cô Marie, hay trốn vào đó nghe đài từ chiếc radio xách tay của mình, những ngày lạnh hay mưa bộ ba bọn tôi bị nhốt trong nhà là cô muốn điên với anh em tôi. Chúng tôi chạy nhảy lung tung, từ cửa sau vào nhà bếp, từ phòng giải lao đến phòng ăn vòng lại nhà bếp, rượt đuổi nhau la hét va cả vào đồ đạc xung quanh. Chúng tôi được phép chơi ở khoảng trống giữa tủ lạnh và tủ đựng thức ăn, nhưng vào đến nhà bếp bà hết chịu nổi la bảo chúng tôi đừng phá phách nữa. Bà cầm chiếc muỗng gỗ dọa đánh, thấy bà kéo ngăn tủ ra chúng tôi cũng đủ sợ. Nếu cứ làm ồn là ăn đòn, đứa nào đúng tầm tay của bà là trúng chiếc muỗng gỗ. Cô Elizabeth cũng phải phụ bà túm tóc đứa nào chạy ngang qua cô. Chơi chán, chúng tôi kéo xuống tầng hầm. Người lớn trong nhà chỉ xuống đây khi cần đến phòng giặt hay ra ga ra, chúng tôi tha hồ hò hét, đá banh chạy loanh quanh hay tranh nhau leo lên ghế điện thường dùng khi bà lên xuống cầu thang. Tầng hầm rộng lắm, chỉ trừ mấy chỗ có hình nộm bằng gỗ mấy ông tù trưởng da đỏ dựng nơi góc tường trông cứ như mấy cái hòm đá Ai Cập, đèn bật hết lên, cấu trúc tầng hầm này cũng đẹp trần đóng la phông rất kỹ, đèn nê ông bật sáng giới, sàn lát gạch lino đen trắng, có cả chiếc đàn dương cầm đứng cũ không ai dùng đến đã lâu vì lạc tông. Trên đó có chiếc mũ mang túm lông chim chú Donald đội khi tham giai đội cầm cờ trong những buổi diễn hành trường Thiếu Sinh Quân. Có lúc tôi chụp lên đầu, mũ che xuống tận sống mũi rồi cột dây mũ dưới cằm. Có khi tôi một mình đi xuống tầng hầm, bật vài chiếc đèn. Những người lính canh da đỏ bằng gỗ kia trông thật xa lạ. Phía bên kia cầu thang bên góc tường là quầy rượu lớn bằng gỗ gụ, ghế ngồi bên quầy, ly tách phủ đầy bụi, bồn rửa còn hoạt động nhưng không có rượu, thật là lạ người làm ra quầy rượu này không bao giờ uống cả. Trên tường bức tranh sơn dầu cô ca sỹ da đen rất đẹp, đôi môi mỏng gợi cảm, cô như đang lắc lư chiếc hông vào bức tường phía sau. Cô vận chiếc váy liền gấp nếp ôm sát màu vàng nhạt, đứng phía sau micro tay xòe ra. Phía sau cô là ban nhạc jazz toàn những nhạc công da đen áo khoác trắng nơ đen. Mấy chiếc kèn đồng sáng loáng, mấy chiếc kèn khác lấp lánh, người nhạc công thổi clarinet như nhìn vào tôi. Tôi ngồi sau quầy khăn vắt vai, vội vàng rót rượu cho mấy vị khách tưởng tượng. Có khi ngồi mồi một mình trên mấy chiếc ghế bên quầy mơ thấy mình trong bức hình đó. Chú Robert, lớn tôi không bao nhiêu tuổi sàng sàng như anh em hay chơi bóng đá với bọn tôi sau nhà khi chú từ thành phố về. Ngày nóng thi thoảng cứ phải chạy vào nhà nốc coca hay nước quả ép. Chú Robert thường ăn bánh phô mát kem 53 Hà Triệu

Philadelphia, lột vỏ nhôm chú ăn ngon lành như đang ăn kẹo, rồi nốc soda tọng xuống. Chú chơi bóng rất hay, tôi cố theo mấy ông con trai. Đôi lúc tôi như là mục tiêu luyện tập của chú. Có chú Donald ở nhà chúng tôi chơi đá bóng và bóng chày. Chú có chơi môn này hồi còn ở trường Thiếu Sinh Quân. Lúc nào chú cũng hung hăng hơn chú Robert; chẳng có lý do gì phải nhẹ tay với mấy đứa cháu sáu, chín và mười một tuổi cả. Còn nhớ, chú ném banh cho tôi chụp, tiếng bóng chạm vào bao tay da của tôi dội vào bức tường phía sau vang lên như súng nổ. Chơi với mấy đứa con nít chú cũng phải thắng.

Phải là những người lạc quan ghê gớm mới không mất hết hy vọng khi sống ở chung cư Sunnyside, không người gác cửa, hai bên là hai chậu hoa nhựa lớn, cửa trước là những tấm nhựa lúc nào cũng mờ bụi phủ, hành lang tầng sáu bốc mùi thuốc lá, lớp thảm xám nhớp nháp, mấy cái đèn trên đầu lãnh đạm trơ trọi. Có lẽ bố tôi hạnh phúc nhất là lúc ông bà mới cưới rồi dọn đến ở căn hộ một phòng gần khu Sutton Place. Trong năm đó, tối tối họ cùng bạn bè đến hộp đêm Copacabana. Cuối tuần bay về Bimini. Rồi đời ông chỉ toàn xuống dốc, trái ngược với chú Donald càng ngày càng hoang phí. Trước khi cưới cô Ivana chú đã sống trong căn hộ hai phòng ở đường số năm Manhattan sau đó họ chuyển đến căn hộ khác tám phòng trên cùng con đường. Rồi năm năm sống trong căn hộ penthouse rộng gấp ba có giá 10 triệu đô thuộc cao ốc Trump. Lúc đó chú còn lãnh lương của ông nội. Những năm 1960, ông nội tôi thành lập quỹ cho các con, trong đó mỗi người sở hữu được 15 phần trăm tám khu chung cư, bao gồm cả Sunny Towers. Mục đích của việc này là để tránh thuế. Không biết bố có biết mình cũng có phần sở hữu chung cư ông đang cư ngụ không, năm 1973, cổ phiếu phần ông khoảng 380.000 đô la, theo thời gia hiện nay là 2,2 triệu đô la. Ông không có quyền gì sử dụng số tiền đó cả. Máy bay, tàu câu không còn, xe Mustag, xe Jaguar cũng mất. Chiếc bảng số mang tên ông FCT bây giờ ông đem gắn cho chiếc xe Ford xác xơ. Tài sản ông có chỉ là hình thức. Hoặc là ông không thể nào đụng tới số tiền trong quỹ tín thác hay là ông nghĩ mình không có quyền gì với tài sản đó. Cách nào thì cũng do ông tôi định đoạt.

54 Hà Triệu

Hai bố con tôi đang xem trận bóng chày của đội New York thì nghe tiếng chuông reo trong intercom. Bố có vẻ ngạc nhiên bước đến trả lời, tôi không nghe tiếng người trong máy nói gì, bỗng bố thở mạnh nói “thiệt tình.” Bố và tôi đang có một buổi chiều vô tư vậy mà giờ ông trở nên căng thẳng. “Mấy phút nữa chú Donald đến” ông bảo tôi “Chi vậy bố?” “Biết đâu.” ông bực mình trả lời, ít khi ông vậy lắm. Ông bỏ áo vô quần, chuông reo ông lật đật mở cửa. Chú Donald bước vào, vận đồ vét ba mảnh, giày tây bóng loáng, mang theo chiếc phong bì dày cộp đựng hồ sơ ràng dây thun. “Ấy, bé con đó hả” chú nói khi thấy tôi. Tôi vẫy tay chào chú. Chú quay sang bố tôi, “trời đất, anh” bố tôi chẳng màng đến đến thái độ khinh khỉnh của cậu em. Chú thảy chiếc phòng bì lên bàn nói: “anh ký mấy giấy tờ này rồi đưa đến Brooklyn cho bố” “Hôm nay à?” “Ừ, mà sao, anh bận à?” “Em mang đưa cho bố đi” “Không được đâu. Em đang trên đường ra thành phố xem mấy cái nhà đang bị tịch biên để trừ công nợ. Thời cơ bằng vàng đó phải chộp lấy, mấy cái thằng ngu mua nhà lúc giá cao ngất giờ chết thôi.” Bố tôi không bao giờ dám phát triển ra ngoài phạm vi Brooklyn. Trước đó vài năm, trong một chuyến đi Poconos vào cuối tuần, khi chạy ngang qua những khu chung cư lúc đó bị chỉ trích gay gắt đang xây dựng hai bên xa lộ Cross Bronx, mẹ chỉ cho bố nói ông nên phát triển doanh nghiệp ở Bronx. “Làm vậy khác nào chống lại bố” ông bảo “bố chỉ ở Brooklyn thôi em, chẳng đi nơi khác đâu.” Chú Donald nhìn ra cửa sổ nói tiếp: “bố cần có người ở Brooklyn. Anh đi làm lại đi.” “Anh sẽ làm gì chớ?” bố giễu cợt. “Em biết đâu. Làm như trước giờ thôi.” “Làm việc của chú ấy à?” Im lặng vẻ bối rối, chú nhìn đồng hồ. “Tài xế đang chờ em dưới, anh ký đi rồi đưa lại cho bố lúc bốn giờ nhé.” Chú đi rồi, hai cha con ngồi lại trên chiếc trường kỷ, bố lại đốt thuốc, “con muốn đi với bố ra Brooklyn không bé?” 55 Hà Triệu

Đến văn phòng, bố dẫn tôi đi ngang qua chỗ cô Amy Luerssen, cô là thư ký riêng của ông nội mà cũng là mẹ đỡ đầu cho tôi. Cô quý bố lắm lúc nào cũng gọi ông là “Freddy của em” Văn phòng riêng của ông nội là một căn phòng vuông đèn lờ mờ, trên tường đủ loại bản đồng, bằng chứng nhận vùng với những tượng bán thân bằng gỗ của mấy ông tù trưởng da đỏ đầu đội đủ các thứ trang sức. Tôi ngồi sau bàn làm việc của ông, tha hồ lựa, cơ man nào bút viết nhiều màu với giấy nháp rẽ tiền như ở nhà ông, tôi cứ vẻ viết lằng nhằng cho đến giờ ăn trưa. Khi ở trong phòng một mình tôi leo lên ghế của ông quay vòng thỏa thích. Lúc nào ông cũng đưa hai bố con tôi đến ăn ở nhà hàng Garguilo, nhà hàng này trang trọng lắm, khăn ăn, khăn trải bàn tinh tươm, ông ăn trưa ở đây mỗi ngày. Mấy người hầu bàn lịch sự biết ông cả, họ gọi ông là “ông Trump” kéo ghé mời ngồi và suốt bữa ăn họ phục vụ hết lòng. Có cô Amy hay ai đó đi cùng bố thấy đỡ áp lực hơn, bố và ông có gì để nói đâu. Ít khi bố và tôi gặp chú Donald ở văn phòng, gặp nhau chẳng hay ho gì, lúc nào chú cũng ra vẻ mình là sếp, ông tôi không chỉ đồng tình mà còn khoái chí ra mặt. Chú đúng là bản sao của ông. Năm 1973, Phòng Dân Quyền thuộc bộ Tư Pháp kiện chú Donald và ông nội tôi vi phạm đạo luật Công Bằng về Nhà Ở vì từ chối không cho bọn da đen, như lời ông nói, mướn nhà. Đó là vụ phân biệt đối xử lớn nhất liên quan đến nhà ở toàn liên bang, phải nhờ đến luật sư Roy Cohn giúp đỡ. Chú Donald và luật sư Cohn tình cờ biết nhau ở câu lạc bộ Le nơi giành cho giới nhà giàu phía đông đường 55, những chính khứa giòng họ Vanderbilt và Kennedy, những người danh tiếng quốc tế, trẻ vị thành niên hoàng thân quốc thích cũng lui tới chốn này. Hết cả thập niên ông Cohn mới gột rửa được vết nhơ vì dính dấp đến nghị sĩ Joseph McCarthy, người thất bại trong chiến dịch chống cộng. Ông nghi sĩ này bị buộc phải từ chức chủ tịch ban tư vấn thượng viện sau khi làm thân bại danh liệt hàng tá người vì cáo buộc họ có quan hệ tình dục đồng giới hay có quan hệ với cộng sản. Vốn tâm địa thâm hiểm, lại thêm có quen biết nhiều với những kẻ quyền lực, ông Cohn chẳng hề bị pháp luật ràng buộc. Ông chuyên làm ăn với giới máu mặt của New York như Rupert Murdoch (tài phiệt truyền thông, người dịch ND), John Gotti (trùm xã hội đen, ND), Alan Dershowitz (giáo sư, luật sư nổi tiếng của Mỹ, ND) và tổng giám mục của thành phố này. Luật sư Cohn sinh ra rồi về lại đây làm việc, năm tháng qua đi ông thành nhân vật giàu có, thành công và đầy thế lực. 56 Hà Triệu

Luật sư Cohn là người bảnh bao trong khi ông tôi theo lối truyền thống lại to mồm, khó gần những điểm dị biệt giữa họ lại không rõ lắm. Ông luật sư tàn nhẫn, đạo đức giả với người ngoài, còn ông tôi cũng rất thành thạo nghệ thuật này cho chính gia đình mình. Ông tôi nuôi dưỡng chú Donald theo khuôn mẫu của ông luật sư. Mãi sau này chú trở thành nhà độc tài theo kiểu Vladimir Putin và Kim Jong un khoái quyền lực và nịnh nọt. Ông luật sư thay mặt công ty Trump Management kiện bộ tư pháp đòi 100 triệu đô vì cho rằng chính quyền đã đưa ra cáo buộc không đúng sự thật gây hiểu lầm cho thân chủ của mình. Về mặt quảng cáo, thủ đoạn thật tinh vi và hiệu quả: tuổi mới hai mươi bảy chú Donald xuất hiện trên trang nhất của các báo. Dù vụ kiện bị tòa án loại ra nhưng công ty Trump Management xem như thắng cuộc. Chẳng ai thú nhận là mình sai, nhưng công ty phải thay đổi cách thức cho mướn nhà nhằm tránh chuyện kỳ thị. Không hề gì, cả ông luật sư lẫn chú Donald đều xem đây là thành tích vì được báo chí đưa tin. Khi tìm đến những kẻ đồng đẳng như Roy Cohn, chú Donald đã được trang bị tiền bạc rủng rỉnh của ông tôi hay niềm tin ảo tưởng vào tài năng xuất chúng của mình. Buồn cười là khi còn nhỏ chú đã có những phương cách tự bảo vệ mình khi bị bỏ mặc, lạnh nhạt, khi sợ hãi hay khi thấy ông anh Freddy bị sỉ nhục. Mãi sau này những phương cách này giúp chú có được phẩm chất mà ông anh không có: như sát thủ hay thừa hành cho ông tôi. Không biết ông nội tôi để ý chú từ lúc nào, nhưng chắc sau dạo ông tiễn chú vào trường Thiếu Sinh Quân. Chú tự tu sửa theo lời dạy của ông: cứng rắn, sát thủ. Để chứng minh giá trị của mình, chú tha hồ bốc phét những trận thư hùng cùng với đám học sinh lớp lớn hay ra vẻ không màng đến chuyện bị tống đi xa nhà. Ông nội càng ngày càng tin tưởng chú, hai cha con gắn bó hơn. Cuối cùng, người có quyền lực cao nhất trong gia đình đã chọn mặt gởi vàng: chú Donald, hoàn toàn đúng người đúng chỗ. Sau khi tốt nghiệp, chú ra đời bằng sự quen biết của cha, rồi với tiền của dồi dào chú tạo thêm nhiều quan hệ để thành ông vua của các ông vua. Ông tôi thừa biết ông cũng thơm lây nhờ vào thành quả của chú. Chú có theo chiến thuật đánh đâu thắng đó thì chính ông là người hưởng lợi. Trong các cuộc phỏng vấn những năm 1980, ông nói thành công của chú ngoài cả sức mong đợi của mình. “Tôi để nó tự làm theo ý mình” ông tự hào “cái gì vào tay nó

57 Hà Triệu

cũng thành vàng. Donald là người thông minh, nhiều viễn kiến.” Chẳng đúng chút nào, ông dư biết cả chục năm trước khi phát biểu như vậy. Sau vụ thất bại của dự án Steeplechase, ông tôi mất tư thế, nếu muốn bành trướng ông cần phải có sân chơi và người thay thế cho mình. Chú Donald là người thay ông tạo thương hiệu mới. Ông chợt nhận ra cậu con hoang phí không phù hợp với lối sống tiện tặng, chi tiêu chừng mực, suốt ngày chỉ biết đi thu tiền mướn nhà. Với hổ trợ của cha mà cũng có thể chú dùng bản tính ngông cuồng mất hết liêm sĩ để vào cho được Manhattan. Ông tôi không phải là loại người chỉ nghe báo cáo, ông đứng trong hậu trường tham gia vào tất cả các hoạt động buổi đầu của chú Donald ở thị trường Manhattan. Ông để chú đóng vai trò chủ chốt miễn hoàn thành sứ mạng mang về tiếng tăm của một nhà phát triển địa ốc ở Manhattan mà ông từng mơ ước. Công chúng không biết đến ông, nhưng có hề gì, ông biết rất rõ, tiền tài sự nghiệp của cậu con trai chỉ là số không nếu không có tay ông. Thành công, xưng tụng là nhờ ông, và khối tài sản kết sù. Câu chuyện nào về Donald cũng là ông thôi. Bí mật mà lộ ra đổ sông đổ biển hết. Ông chính là nghệ nhân múa rối, chẳng ai thấy ông giật dây cậu con cả. Đâu phải ông xem cậu con là người bất tài trong kinh doanh. Ngược lại ấy chứ, cậu con dư tài năng cho cả hai cha con. Ông sẳn sàng đổ ra hàng triệu đô la, ông tin rằng ông đầu tư đúng hướng ươm mầm tài năng trẻ, không tài năng sao được, chú có đầy đủ tố chất cần thiết: uyên thâm về chuyện tự xưng, nói dối không biết ngượng, tiếp thị giỏi, và là gương mặt xây dựng thương hiệu. Ông chỉ mong mỏi đạt được tiếng tăm, thỏa cái tôi cái tham vọng mà ông chưa đạt được dù có nhiều tiền. Cuối thập niên 1980, cục diện xấu đi, ông nội tôi không còn tách mình ra cậu con thiếu khả năng đầy cục súc, phóng lao phải theo lao ông đành tiếp tục đầu tư. Con quái thú của ông thế là sổng chuồng. Ông cố hết sức để hạn chế thương vong, tiền vẫn ra vô công ty và tìm ai đó để đổ lỗi.

Hai năm sau, bố tôi thêm lầm lỳ, âu sầu, đã ốm càng thêm ốm. Căn hộ ở chung cư Sunnyside nhờ nhờ tối. Tối tăm vì quay mặt ra hướng tây nam, vì khói thuốc và vì cả tinh thần sầu thảm của ông nữa. Sáng nào ông cũng nằm lỳ trên giường, nói gì đến chuyện đi đây đi đó với anh em tôi. Khi thì còn ngầy ngật vì buổi nhậu tối qua, khi thì vì trầm cảm, chứng bệnh ngày càng trầm kha, nếu không có kế hoạch gì rõ ràng ông

58 Hà Triệu

thoái thác không tham gia gì với hai con bảo rằng ông bận làm mấy việc vặt cho bà nội. Có lần bố nói ông có công việc trông coi mấy chú bé phát báo. Tôi chỉ biết đại loại ông bỏ báo trong cốp xe, phân cho con nít đi phát, phát xong phần mình chúng quay lại gặp ông nhận tiền công. Ông nói mỗi ngày ông kiếm được khoảng 100 đô, nhiều thế nhỉ. Tối nọ, anh em tôi ăn tối với bố và cô bạn gái của ông, cô Johanna. Tôi cứ vờ như không có mặt cô, cô cứ sao sao chẳng gần gũi gì tôi và anh Fritz. Cô cứ giả giọng cứ như mình từ nước Anh không bằng “Freddy đốt cho em điếu thuốt” bố cũng tập theo giòng nghe thấy ghét đó. Ăn xong, tôi kể cho mọi người nghe chuyện tôi đi ngân hàng buổi chiều với mẹ. Mẹ đang xếp hàng rồng rắn đợi đến lượt. Tôi đứng ở một quầy thu ngân, lấy một tấm phiếu dùng để gởi tiền, điền chi tiết cá nhân giả và số tiền lớn tôi tính rút ra. Cố lắm tôi mới không cười. Nhưng khi tôi kể đến phần chi tiết cá nhân giả, số tiền tôi rút được, và cách tôi qua mặt mấy nhân viên ở ngân hàng, bố lo lắng ra mặt. “Ông Tosti biết chuyện này không?” bố hỏi Tinh ý một chút tôi phải biết mình nên ngưng câu chuyện, nhưng nghĩ bố cũng đùa nên tôi tiếp tục kể. Bố không nhịn được nữa, ông chồm người đến chỉ tay vào mặt tôi quát lên “con làm cái gì vậy hả?” trước giờ tôi chưa từng thấy ông lên giọng nói gì đến giận dữ như vậy. Tôi bối rối không biết mình làm gì sai, nhưng càng giải thích chỉ làm ông thêm bực mình. “Ông Tosti mà biết chuyện này, bố làm sao khỏi rầy rà với ông nội.” Cô Johanna vỗ nhẹ lên tay ông : “Freddy à, có gì đâu anh” “không có gì là sao? Rách việc mấy cái chuyện khốn kiếp đó” Nghe ông chủi thề làm tôi rụt lại. Cả cô Johanna và tôi đều hiểu rằng, không an ủi được bố. Ông say, luôn đắm chìm trong những chuyên xưa cũ. Năm đó tôi mới tám tuổi. Hè năm 1975, chú Donald tổ chức cuộc họp báo giới thiệu bản vẽ kiến trúc của khách sạn Grand Hyatt như thể ông đã dành được hợp đồng xây dựng thay cho khách sạn đã quá cũ kỹ Commondore, kế bên Grand Central Terminal trên đường số 42. Báo chí lập tức đưa tin tuyên bố của ông.

59 Hà Triệu

Cũng mùa hè năm đó, gần lúc anh Fritz và tôi đi dự trại hè. Bố báo với mẹ ông có chuyện muốn nói. Bà mời ông đến dùng cơm tối, tôi mở của cho ông. Ông mặc như mọi khi quần đen áo sơ mi trắng, chỉ khác lần này rất sạch sẻ, tóc chải ngược ra sau. Bố đẹp trai thế. Mẹ trộn sà lách, bố nướng thịt trên sân thượng. Thức ăn dọn ra trên chiếc bàn nhỏ, gần lối ra sân thượng tôi chận của lại cho gió lùa vào. Cả nhà ăn cơm uống trà đá. “cuối hè này bố dọn đến West Palm Beach” bố bảo “bố tìm được một căn hộ ngon lành gần bờ biển có cả cầu tàu phía sau nghen.” Ông có tàu câu, khi anh em tôi đến thăm, ông dẫn đi câu cá và trượt ván. Ông nói chuyện vui vẻ tự tin lắm, cả nhà như lại thấy hi vọng, thấy ánh sáng cuối đường hầm khi ông có quyết định đúng đắn.

60 Hà Triệu

Chương tám T c đ đào thoát Tôi ngồi trong phòng ăn nhìn chiếc giày trước mặt, nghĩ chắc chiếc còn lại gói trong mấy cái hộp chất đầy dưới cây thông giáng sinh kia. Nhưng không, chỉ có một chiếc thôi – chiếc giày óng ánh vàng, gót cao cả tất chất đầy kẹo. Cả kẹo và chiếc giày gói trong giấy bóng kiếng. Ai mang đến vậy. Không biết là quà góp giáng sinh hay quà cám ơn sau bữa tiệc trưa? Chú Donald từ dưới bếp bước lên, lúc đi ngang qua tôi ông hỏi “Gì đây?” “Quà chú mang đến mà.” “Vậy sao?” chú nhìn một thoáng rồi gọi vào phòng kế cửa ra vào “Ivana”. Thím đang đứng bên cây thông trong phòng khách. “Gì đấy anh Donald?” “Đẹp ghê.” Chú chỉ chiếc giày, thím mỉm cười. Chắc chú nghĩ là vàng thật. Năm 1977, lần đầu tiên tôi được vợ chồng chú Donald cho quà giáng sinh là chiếc hộp đựng ba thứ đồ lót hiệu Bloomie giá 12 đô. Anh Fritz được quyển sổ tay bìa da loại dành cho người lớn, đẹp lắm. Nhận quà mà ngại quá nhưng rồi anh em tôi phát hiện ra đồ đã hai năm cũ, không sao đồ lót đâu có hạn sử dụng. Nghỉ lễ chú lại cùng vợ về “Viện” bằng chiếc xe thể thao đắt tiền hay chiếc limosin có tài xế riêng trông còn dài hơn chiếc xe của ông nội. Ào vào nhà cứ như những nhân vật nổi tiếng, thím Ivana mặc đồ lông hay lụa với những kiểu tóc và trang điểm lạ lẫm, chú Donald với đồ vét ba mảnh sang trọng, giày da sáng bóng, làm mọi người trông thêm quê mùa thô kệch. Tôi lớn lên với suy nghĩ rằng chú Donald tự mình vượt lên xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vốn mang tên dòng họ, và rằng ông nội là người ky bo chỉ biết đến tiền. Nhưng hoàn toàn không phải vậy, ấn bản New York Thời Báo ngày 2 tháng 10 năm 2018 tiết lộ rất rất nhiều những hoạt động của doanh nghiệp bao gồm hợp pháp, có vẻ như hợp pháp và phi pháp mà giòng họ nhà tôi tham gia qua nhiều thập niên, có đoạn viết: Fred Trump và các công ty của ông bắt đầu mở rộng các khoản vay ngân hàng và những hạn mức tín dụng (line of credit) cho Donald Trump. Nợ nần ngân hàng nhiều, lời lóm chẳng bao nhiêu, tiền bạc lưu thông công ty ở mức ổn định cứ như Donald Trump có công ty kinh doanh tiền tệ của riêng ông. Đơn cử năm 1979, ông vay 1,5 triệu đô vào tháng một, 65 ngàn vào tháng hai, 122 ngàn vào tháng ba, 150 61 Hà Triệu

ngàn vào tháng tư, 192 ngàn vào tháng năm, 226 ngàn vào tháng sáu, 2,4 vào tháng bảy và 400 ngàn vào tháng tám, tất cả số liệu căn cứ hồ sơ của các điều phối viên của sòng bạc ở New Jersey. Năm 1976, luật sư Roy Cohn gợi ý cho vợ chồng chú nên ký hợp đồng tiền hôn nhân, các điều khoản bồi thường cho thím Ivana trong trường hợp ly hôn phụ thuộc vào tài sản gia đình nhà chồng, vì nguồn thu nhập chính của chú Donald là lương lãnh từ ông nội. Nghe bà nội kể lại rằng, ngoài tiền cấp dưỡng cho đương sự, con cái, căn hộ cao cấp, thím còn cố nài thêm khoản “trợ cấp khó khăn” 150 ngàn. Thỏa thuận ly hôn của bố mẹ tôi cũng dựa vào tài sản của ông nội, tất cả mọi thứ 600 đô một tháng, phải đến hai mươi mốt năm mới có được số tiền “trợ cấp khó khăn” của thím Ivana. Trước khi thím Ivana thành con dâu, kỳ nghỉ lễ nào cũng giống nhau. Giáng Sinh lúc tôi lên năm hay mười một tuổi chẳng khác gì. Gia đình tôi đến “Viện” một giờ chiều, mang theo cả lố quà tặng cho mọi người, bắt tay, ôm hôn rồi tập trung ở phòng khách dùng món cocktail tôm. Giống như chiếc cửa trước, cứ mỗi năm tôi hai lần đi qua. Bố tôi đến rồi đi, tôi chẳng có quà. Những bữa ăn tối nhân ngày Lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh không khác gì cả, một Giáng Sinh nọ bà cho mọi người ăn thịt bò đút lò chứ không phải gà tây. Suốt bữa ăn bà chỉ nhìn vào đĩa thức ăn của mình, hai tay để trong lòng. Mọi người nghĩ nên nói gì cho đỡ nặng nề nhưng có ai đó buộc miệng kêu lên “trời đất, sao mẹ không nấu món gà tây” Khi thành con của gia đình, thím Ivana cạnh chồng - nhóm quyền lực trong bàn ăn, chú vẫn ngồi bên phải ông nội, người ngang cơ huy nhất với chú. Những người khác gần bên (cô Maryanne, chú Robert và thím) chỉ đóng vai quần chúng, theo đà câu chuyện mà vỗ tay hay hô hào ủng hộ chú. Theo tôi, cô Maryanne chú Robert học được mưu kế này từ hồi con bé: nghịch ý ông nội tôi chẳng ích lợi gì. “Cô chắng thách đố ông nội bao giờ” cô nói, tốt nhất cứ nương theo đó. Cứ nhìn những thành viên lãnh đạo trong công ty chú cũng đủ rõ, ông John Kelly, hay ông Mick Mulvanney, không bao giờ được do dự trước quyết định của sếp, nhưng cuối cùng cũng bị loại bỏ vì tội thiếu trung thành. Số phận của những kẻ nịnh nọt luôn là vậy, đầu tiên họ giữ im lặng dẫu có bực mình đến đâu, rồi thông đồng. Nhưng nếu cần họ là nhưng con dê tế thần của chú Donald. Cung cách đối xử dồn hết cho chú Donald ngày càng rõ, gây đau đớn cho con cái. Với cô Maryanne và chú Robert đó là chính sách chủ trương của đảng, như tính 62 Hà Triệu

toán trong đảng Dân Chủ hiện nay, chỉ mong đừng tệ thêm nữa. Cô chú cũng biết tình cảnh của cha tôi là do ông không đạt được kỳ vọng của ông nội. Những người còn lại xung quanh bàn thật thừa thải; chỉ làm nhiệm vụ là điền vào chỗ trống. Rồi mùa buổi Giáng Sinh năm sau tôi nhận được giỏ quà của vợ chồng chú Donald đoạt cả ba giải nhất luôn: rõ ràng là ông lấy đồ của người khác cho để tặng lại cho tôi, thứ đến toàn những thứ chẳng dùng được và cuối cùng là thể hiện sở thích dùng giấy bóng kiếng của thím Ivana. Mở gói quà tôi thấy những hộp cá sac đin loại ngon, hộp bánh quy giòn, lọ dầu ăn ô lui đựng trong chai rượu vang, xúc xích salami, một hộp giấy lau móp méo ở dưới đáy, thêm một cái chai nữa anh Daivid đi ngang qua hỏi tôi “gì vậy?” “Em không biết nữa, chắc là để dùng với cái này đó,” tôi nhặt hộp bánh quy lên. “Trứng cá hồi đó” anh phá lên cười Tôi nhún vai, có biết trứng cá là gì đâu. Tôi phát đống quà tôi mang đến cho ông nội, đến khi đưa quà cho thím Ivana tôi cám ơn luôn. “Cái này của cháu đó hả?” thím hỏi tôi khi chỉ vào cuốn Omni, tạp chí về khoa học và khoa học giả tưởng mới phát hành tháng mười năm đó. Tôi mê lắm. Tôi mới mua được số tháng mười hai, mang theo đến nhà ông bà để đọc khi chờ ăn tối. “Dạ thím” “Bob ông chủ nhà xuất bản là bạn của thím” “Thật không thím? Cháu thích tạp chí này lắm.” “Để thím giới thiệu cháu với ông ấy. Bao giờ cháu lên thành phố thím dẫn đi gặp” Như có động đất dưới chân mình khi tôi nghe bảo sẽ gặp được Isacc Asimov một ngày không xa, “wow, cháu cám ơn nghen” Tôi xúc thức ăn cho đầy đĩa rồi chạy lên cầu thang vào phòng bố, ông ở trong phòng suốt ngày, bệnh quá ông xuống nhà ăn cùng mọi người được. Ông đang ngồi nghe ra đi ô, tôi đưa đĩa thức ăn, nhưng ông để sang một bên như không muốn ăn. Tôi kể cho ông nghe thím Ivana muốn giới thiệu tôi. “Khoan, thím muốn giới thiệu con với ai?” Cả đời tôi không bao giờ quên được cái tên ấy. Sau lần nói chuyện với thím tôi thấy tên Bob Guccione chủ một nhà xuất bản. “Sao, con đi gặp ông chủ tạp chí Penthouse hả?” mới mười ba tuổi nhưng tôi cũng tạp chí đó in cái gì. Làm sao nhầm với chủ nhà xuất bản cuốn tạp chí tôi đang đọc kia chứ. Bố tặc lưỡi nói “không được đâu con.” Bất giác tôi cũng có ý nghĩ như bố.

63 Hà Triệu

Nhìn mấy món quà mẹ nhận cười hết muốn nổi luôn. Không hiểu ly dị cả mấy năm rồi mà cả nhà cứ muốn mẹ tôi đến đón Giáng Sinh, nhưng mẹ đến làm tôi thấy khó hiểu hơn. Đúng ra mẹ rất muốn đến dự lễ cùng mọi người. Quà cho mẹ cũng đẹp, mua từ mấy của hàng giảm giá, đâu có mắt tiền như mấy món quà cho thím Ivana hay thím Blaine vợ chú Robert. Nhiều khi là món quà ai cho rồi đem tặng lại cho mẹ, có năm mẹ nhận quà của thím Ivana ngoài thứ hàng hiệu mắc tiền còn có hộp giấy lau Kleenex đã xé ra dùng rồi. Sau bữa cơm chiều và mở quà, mọi người tản ra – người ngồi lại nhà bếp, người ra sân sau còn lại trong thư phòng, tôi ngồi xếp bằng ngay bên cửa xem ti vi với hai chú phim giả nhân Godzilla và đá bóng. Một lúc không thấy mẹ đâu, tôi đứng lên đi tìm bà. Trong nhà bếp chỉ có bà nội và mấy cô. Ra đến sân sau, anh Fritz, anh David đang chơi bóng, tôi hỏi anh Fritz có thấy mẹ đâu không, anh trả lời cho xong “anh không biết nữa”. Lúc đầu tôi còn sợ, mấy lần sau tôi biết mẹ ở đâu. Mẹ đang ở trong phòng ăn, ngồi bên bàn một mình. Tủ đựng chén bát đã dọn sạch sẽ, chỉ còn sót lại mấy chiếc đựng khăn ăn trên sàn. Tôi đứng ngay cửa ra vào, hy vọng mẹ không thấy mình, tôi không muốn làm bà kinh động. Tiếng bát đĩa lanh canh, tiếng mọi người nhắc nhau dọn dẹp thức ăn thừa, tiếng cắt bánh kem vọng ra từ nhà bếp, trong ánh chiều tà tôi rón rén đến bên chiếc bàn gỗ gụ bà đang ngồi. Chùm đèn trên trần nhà không bật lên nhưng ước gì trời tối thêm để tôi khỏi trông thấy vẻ sầu thảm trên gương mặt bà. Ngồi xuống bên cạnh chứ không ôm lấy mẹ, tôi không biết làm sao an ủi bà ngoài việc thể hiện sự cảm thông. Tám tháng trước ngày có món quà mấy thứ đồ lót, chú Donald và và thím Ivana chính thức làm đám cưới ở nhà thờ Marble Collegiate và đãi tiệc ở Club 21. Mẹ, anh Fritz và tôi được xếp vào bàn bà con, bố không có đó, gia đình nói dối là bảo bố làm phụ rể và dẫn chương trình cho buổi tiệc (Joey Bishop đảm nhiệm cả) nhưng bố cần ở lại Florida chăm ông chú Vic, anh rể của bà nội. Thật ra thì ông nội không muốn bố hiện diện ở lễ cưới nên bảo bố tôi đừng đến.

Khi chú Donald dạo quanh Manhattan tìm mua lại những tài sản bị tịch biên, tuần nào tôi cũng thua cả chục ngàn đô. Thứ sáu sau khi học xong tôi lại đến nhà người bạn chơi cờ triệu phú: cứ đặt gấp đôi nhà, nhà cửa, khách sạn, tiền bạc đều gấp đôi

64 Hà Triệu

cả. Một ván mất từ ba mươi phút cho đến mấy tiếng đồng hồ, cuối tuần là chúi mũi vào chơi. Tôi không thắng được ván nào. Để có cơ hội gỡ gạc, tôi vay tiền nhiêu hơn từ ngân hàng hay từ đối thủ, món nợ của tôi ngày càng lớn, ghi thành một cột dài bên trong nắp hộp đựng cờ. Chơi dỡ nhưng tôi không chịu đổi chiến thuật, tôi mua tất cả bất động sản ở thành phố Atlantic rồi đặt cược hết nhà cửa khách sạn ngay cả khi không có cơ hội bù lại số tiền đã đầu tư. Đặt hết, thua hết, mấy đứa bạn cứ trêu tôi ông nội, chú là tài phiệt bất động sản mà chơi dỡ tệ. Hóa ra chú Donald với tôi có điểm giống nhau đấy chứ. Bố mất đi, ông nội và chú thừa nhận đúng ra nên để ông làm phi công chứ không nên bắt ông làm những công việc mà ông không mấy thích hay không có năng khiếu về bất động sản này. Vào một đêm năm 1978, trong căn hộ ở West Palm Beach bố thức giấc vì cơn đau quặn thắt ở bao tử. Ông cố lên xe chạy đến phòng cấp cứu, sau này ông kể lại với mẹ, khi đến bệnh viện ông không vào ngay mà ở lại trong xe tự hỏi cớ sao phải lo lắng chớ. Đơn giản mà từ từ rồi đỡ, nhưng cứ nghĩ đến hai anh em tôi ông đành phải nhập viện thôi. Ông bệnh nặng quá phải chuyển viện đến Miami, các bác sỹ ở đó chẩn đoán tim ông dị tật tim cần tiến hành phẫu thuật. Ông nội và cô Maryanne bay đến Florida làm thủ tục cho ông xuất viện rồi đưa về New York. Chuyến đi về phương nam lần cuối của bố, sau ba năm ở Florida ông lại về nhà. Các bác sỹ New York chẩn đoán ông bị di tật van hai lá nên tim bị phình lớn rất nguy hiểm. Họ tiến hành thử nghiệm thay van tim heo cho ông. Tôi cùng mẹ đến “Viện” thăm ông trước ngày mổ, cô Elizabeth đang ngồi với bố trong căn phòng bé tí teo chúng tôi hay gọi đùa là xà lim. Ông nằm trên chiếc giường dã chiến, tôi hôn má ông chứ không ngồi xuống sợ làm đau ông. Trước đó tôi đã nhiều lần thấy bố ốm đau – viêm phổi, bệnh vàng da, trầm cảm, nghiện rượu nhưng nhìn ông lúc này đau lòng quá. Chưa đến bốn mươi mà trông ông xơ xác như ông lão tám chục. Ông nói về việc thay van tim heo, mẹ bảo “Freddy à anh đâu có theo Do Thái giáo đâu” (đạo Do thái không ăn thịt heo, ND) mọi người cùng cười. Lâu lắm bố mới hồi phục, ông phải ở “Viện” để tĩnh dưỡng. Một năm sau ông có khá hơn nhưng không bao giở trở lại như xưa được nữa. Một phần là do tiền bạc eo hẹp. Bố lại làm nhân viên bảo trì cho ông. Chỉ trừ lúc ở trung tâm cai nghiện, ông 65 Hà Triệu

chưa bao giờ ngưng uống cả, dù bác sỹ có khuyến cáo “uống nữa anh chỉ có chết”. Mổ tim hở ông cũng không bỏ được. Năm đó ông lại đón Lễ tạ ơn cùng mọi người kể từ khi về lại New York. Ngồi đầu bàn với bà nội bố tôi xanh xao ốm yếu như bóng ma. Ăn giữa buổi, bà nội mắc nghẹn “có sao không mẹ?” bố tôi hỏi. Không ai để ý cả, bà cứ tiếp tục khục khặc, mấy người đầu bàn bên kia nhìn lên rồi lại ăn tiếp. “mẹ!” bố đỡ khủy tay bà dìu bà vào bếp. Rồi nghe thấy tiếng lao xao rồi tiếng bà rên lên khi bố làm nghiệm pháp Heimlich giúp bà tống ra miếng thức ăn mắc trong cổ ra; bố tôi học được nghiệm pháp này khi tham gia đội cứu thương tình nguyện cuối nhưng năm 60 đầu 70. Khi bố cùng bà quay lại bàn ăn, có lời khen ngợi “hay đó anh Freddy” chú Robert nói cứ y như bố vừa mới giết được con muỗi chứ chẳng có gì lớn cả. Chú Donald luôn hiện hữu ở “Viện” dù không cần có mặt ở nhà. Từ bếp lên tới buồng ngủ, bố phải đi qua phòng ăn đầy những ảnh bìa của các tạp chí hay các bài báo trên bàn. Từ sau vụ kiện năm 1973, chú luôn xuất hiện trên các tạp chí lá cải của New York, ông tôi sưu tầm bằng hết từng bài báo có tên chú. Lúc bố trở về “Viện” chú Donald đang thực hiện dự án khách sạn Grand Hyatt. Dự án này phức tạp hơn mấy công trình trước đó chú vẫn làm với ông ở New Jersey năm 1972. Dự án khách sạn Grand Hyatt lúc đầu được khởi động do mối liên kết giữa ông nội tôi và thị trưởng thành phố New York ông Abe Beame. Ông tôi đóng góp rất hào phóng cho vận động tranh cử chức thị trưởng và cả cho ông thống đốc tiểu bang Hugh Carey. Louise Sunshine, trưởng ban kinh tài cho ông thống đốc, giúp ông tôi dành được hợp đồng. Khi đơn nhận thầu được chấp thuận, Beame chuẩn y 10 triệu đô giảm thuế trong một năm và kéo dài trong bốn mươi năm. Lúc bắt đầu phá bỏ khách sạn cũ Commondore, báo giới thấy chú Donald giữ được lời hứa trước đây liền ca ngợi hợp đồng như một ví dụ chú một mình làm nên tất cả. Để xóa bỏ khoảng cách cha con ngày càng xa, từ khi bố quay vể New York, bố cố gắng tổ chức sinh nhật mười sáu hoành tráng cho tôi tháng năm năm 1981. Khách sạn Grant Hyatt khai trương trước đó sáu tháng, bố hỏi chú Donald để chúng tôi sử dụng mấy phòng khiêu vũ nhỏ. Đang muốn khoe thành tích với gia đình, chú gật đầu liền, không những vậy chú còn giảm giá nữa. 66 Hà Triệu

Mấy ngày sau bố báo với ông nội kế hoạch buổi tiệc sinh nhật, khi ba người ngồi trong phòng ăn sáng trên bàn đầy các bài báo ông các từ tạp chí, ông giận dữ nói “thôi đi Freddy, Donald nó bận ngập đầu, còn thêm mấy chuyện tào lao đó nữa.” đoạn phim có phụ đề rất rõ: Donald quan trọng, nên có những việc quan trọng còn con chẳng là gi cả. Không biết bố giải quyết thế nào, tôi vẫn tổ chức được buổi sinh nhật đó. Khách đến đông đủ, tôi đang đứng với nhóm bạn thì chú Donald bước vào, thay vì chào bọn tôi chú lại hỏi “tuyệt chứ con?” Ai cũng đồng ý cả, tôi cám ơn chú cho tôi tổ chức sinh nhật ở đây rồi giới thiệu chú với mọi người. “Tiền sảnh hết sấy hen. Con đồng ý không?” “Hết ý luôn chú” tôi và đám bạn gật đầu. “Không ai làm được như thế này đâu. Nhìn mấy cái cửa sổ là đủ biết” Sợ quá, không chừng chú khoe tới gạch buồng tắm luôn thì khốn, may quá ông bà nội tôi vào tới. Ông bà ôm hôn tôi “chơi với bạn vui vẻ nghen công chúa” rồi chẳng thèm hỏi han gì bạn của tôi. Bố ngồi một mình cách đó mấy bàn. Tôi quay lại với đám bạn chúng trố mắt nhìn tôi hỏi “Sao kỳ vậy bạn?” Rồi hè 1991, cô Maryanne lái xe đưa bố đến phòng khám Carrier ở Belle Mead, New Jersey, khoảng nửa tiếng từ Bedminster là nơi sau này chú Donald xây lại thành sân golf. Bố miễn cưỡng theo chương trình cai nghiện ba mươi ngày. Ngày cuối cùng cô cùng người chồng thứ hai, bác John Barry, đến đón bố đưa về lại “Viện”, đúng là hết chỗ để ở bố mới về lại đó. Ngày hôm sau cô đến thăm, bố uống lại rồi. Bố mất hết: nhà cửa, gia đình, nghề nghiệp, ý chí, bạn chẳng còn lại mấy người. Rốt cục chỉ còn lại ông bà nội chăm sóc bố. Ông cứ sờ sờ ra đó làm ông bà rất khó chịu. Cách ông nội đối xử với bố là bài học sinh động, khuyến cáo đầy hình ảnh cho con cái. Nhưng gậy ông đập lưng ông, ông đã dùng hết cái tàn nhẫn của một kẻ chuyên tra tấn với người thân, không may tình cảnh của bố tôi nghiện ngập, bênh tật nên chỉ còn biết bám vào cha mẹ. Ông nội tôi không ngờ, mà cũng không thể kiểu nông nỗi này là do chính ông gây ra. Đây là minh chứng cho quyền lực của ông cũng có giới hạn.

67 Hà Triệu

Từ trại hè tháng tám về nhà, tôi cho bố mẹ biết tôi muốn vào học trường nội trú. Ở trường Kew-Forest mười năm, quá gò bó tù túng, tôi muốn có môi trường mới nhiều thử thách, nhiều cơ hội, trang thiết bị thể thao tốt hơn. Bố bảo coi chừng con thành hạt cát trong sa mạc, tôi đồ chừng ông hiểu lý do chính là tôi muốn bỏ nơi này mà đi. Tôi chỉ có ba tuần để chọn trường, nộp đơn và chờ trường chấp thuận. Trong hai tuần cuối tháng tám, mẹ và tôi dạo quanh gần hết các trường nội trú ở Connecticut và Massachusetts. Trong khi chờ kết quả, theo bố, tôi phải hỏi ý ông nội xem ông có đồng ý không. Hai bố con gặp ông nội, ông đang ngồi trên chiếc ghế quen thuộc khi bố cố gắng giải thích tôi muốn đi học xa. Như thể tôi không hề có mắt ở đó, ông hỏi “học trường Kew-Forest có sao đâu?” ông có chân trong ban quản lý của trường gần ba mươi năm. “Bố à, nó học ở đó lâu rồi, bây giờ đổi trường chỉ tốt cho nó thôi.” Ông bảo lại thêm chi phí, ô hay! trả tiền học từ quỹ tín thác của bố có ảnh hưởng gì đến ông nội đâu, ông cứ nói đi nói lại trường Kew-Forest là nhất. Ông nội chẳng quan tâm tôi học ở đâu, nhưng lần này tôi biết ơn bố lắm vì ông đã đấu tranh cho tôi. Trước ngày nhập trường, tôi đạp xe từ nhà đến “Viện”. Đổ hết dốc vào đến sân, dựng xe vào tường gạch kế bên ga ra, tôi leo lên mấy bậc thềm để vào cửa sau. Chiều một ngày đầu tháng chín yên ả quá. Nhảy hai bậc một lên đến sân si măng tôi nhấn chuông. Bên ngoài, sân trơ trọi không bàn ghế gì, hồi nhỏ chú Robert hay ngồi đấy. Thảng khi cũng có mấy chiếc ghế làm bằng sắt thô, cứ cuối tuần về nhà chú lại kê mấy chiếc ghế lại làm chỗ gác chân, dùng dầu cho trẻ con bôi đầy người rồi cài thêm cái gương phản chiếu làm cho nâu da bằng nhôm ngay dưới cằm. Tôi nhấn chuông mấy lần bà nội mới ra mở cửa. Bà có vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi. Tôi kéo chiếc cửa chống ruồi ra để bước vào, nhưng bà cứ chắn ngang lối đi. “Chào bà, con đến thăm bố” Hai tay lau vào tạp dề, trông bà bối rối như thể bị tôi bắt gặp đang ăn vụng. Tôi nhắc bà mai tôi đi học xa. Bà tôi cao lớn, mái tóc vàng bối cao kẹp sát sau đầu, bà có vẻ nghiêm nghị hơn thường ngày, bà chắn của không để tôi vào. “Bố con không có nhà, bà cũng chắng biết khi nào nó về nữa.” Tôi cứ lúng túng không biết làm sao, rõ ràng bố rất muốn gặp con gái trước ngày đi học xa mà. Cách đây mấy ngày hai bố con còn nói chuyện. Chắc ông quên tôi sẽ 68 Hà Triệu

ghé thăm. Mấy năm nay ông hay quên lắm, nhưng lần này có gì đó là lạ. Ngay phía trên chỗ bà và tôi đang đứng qua cánh của sổ phòng ông đang mở vẫn có tiếng ra đi ô. Tôi nhún vai ra vẻ bất cần. “Thôi bà cứ bảo bố gọi điện cho cháu nhé.” Tôi ôm bà chia tay, bà giữ chặt lấy tôi. Tôi ra lấy xe đạp về nhà, bà đóng của đi vào. Hôm sau tôi đến trường bố cũng không gọi điện cho tôi. Tôi theo học trường The Ethel Walker School, trường có thính phòng mới xây, học sinh bọn tôi tập trung đến đó xem phim. Theo kế hoạch phim bên kia quả núi kể một câu chuyện quả cảm về một vận động viên trượt tuyết thế vận hội bị liệt trong một tai nạn khi thi đấu sẽ chiếu cho cả trường xem, nhưng không hiểu sao phim chiếu lại là phía bên kia lúc nữa đêm. Nội dung phim rất khác, mới đầu phim đã có cảnh hiếp dâm. Trường phải tìm cách chấn chỉnh, cánh học sinh bọn tôi được một bữa quá trời vui. Đang tán gẫu với đám bạn cùng ký túc xá, tôi thấy cô giáo dạy thể dục Diane Dunn, đang rẽ đám đông đi về phía mình. Tôi biết cô từ nhỏ, cô là người hướng dẫn tôi trong những kỳ hè tôi tham dự trại học chèo thuyền. Ở trường mới này học sinh gọi cô là cô Dunn. Chuyện gì thế nhỉ? Trước giờ cô cứ gọi tôi là Trump còn tôi gọi cô là chị Dunn. Cô có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định học ở trường nội trú của tôi, ở trường mấy tuần tôi cũng chỉ biết mình cô. Cô vẫy tay ra hiệu tôi đến gần, nhoẻn miệng cười tôi chào “chào chị Dunn” “Trump, em gọi điện về nhà đi,” cô bảo. Trong tay cô có mẩu giấy nhưng không đưa cho tôi, cô có vẻ bối rối. “Có chuyện gì vậy chị?” “Em gọi điện cho mẹ đi.” “Bây giờ á chị?” “Ừ, nếu mẹ không có nhà thì gọi cho ông bà nội nghen.” Cô nói như trả bài. Mười giờ tối rồi, tôi chưa từng gọi cho ông bà nội trể vậy. Bố và bà dạo này vô ra bệnh viện hoài, bố do hậu quả những năm dài uống rượu hút thuốc còn bà xương hay gãy do chứng loãng xương. Tôi cũng quen đi, hay ít ra tôi nghĩ cũng chẳng thể nghiêm trọng hơn được. Khu ký túc xá sát ngay bên thính phòng của trường, tôi bỏ chạy qua bãi cỏ hình bầu dục, leo lên hai cây cầu thang đến tầng của mình. Chiếc điên thoại công cộng ngay kế đầu cầu thang sát bên cửa.

69 Hà Triệu

Tôi gọi điện cho mẹ nhưng không có ai trả lời. Tôi gọi đến “Viện”, bà tôi bắt máy và đồng ý trả cước điện thoại, như vậy chuyện khẩn cấp không phải là bà. Sau tiếng hê lô bà đưa ống nghe cho ông nội “ông đây” nghe ngắn gọn tác phong công việc như mọi khi. Tôi thoáng nghĩ chắc nhầm lẫn gì đó chứ chẳng có gì nghiêm trọng. Nhưng nhớ tới ánh mắt mở to lạc thần của cô Dunn nhìn tôi lúc ở thính phòng tôi biết phải là chuyện khẩn cấp. Mãi sau này, tôi hiểu lúc đó cô đã hay tin rồi. “Chuyện gì vậy ông?” tôi hỏi. “Mẹ con mới đi ra đó” ông nói “chắc vài phút là nó về đến nhà thôi” tôi hình dung ông đang đứng bên chiếc bàn điện thoại trong thư phòng sáng lờ mờ, mặc áo sơ mi ủi hồ thẳng nếp, cà vạt đỏ, đồ vét xanh đậm, không đủ kiên nhẫn nói chuyện với tôi. “Mà chuyện gì vậy ông nội?” “Bố cháu vào viện, nhưng không sao đâu.” Ông nói như phóng viên dự báo thời tiết. Đáng ra tôi nên gác máy, rồi về phòng nhập bọn với đám bạn cùng phòng. “Tim của bố lại có chuyện phải không nội?” trước giờ chỉ có chú Donald mới dám hỏi lại ông, nhưng vô cớ mà cô Dunn bảo tôi gọi điện về nhà sao. “Ừ” “Chắc nặng lắm rồi” “Ông cũng nghĩ là nặng rồi đấy” ngừng một lát như quyết định xem có nên nói cho tôi sự thật không, cuối cùng ông nói “thôi đi ngủ đi cháu, mai gọi điện cho mẹ” rồi ông gác máy. Tôi đứng đó ống nghe còn giữ trong tay không biết phải làm gì. Tầng trên có tiếng dập cửa, tiếng bước chân lớn dần, mấy học sinh đi ngang qua chỗ tôi xuống tầng một. Tôi gác ống nghe rồi lại nhấc lên để gọi cho mẹ. Lần này có bà ở nhà. “Mẹ, con mới nói chuyện với ông nội, ông nói bố nhập viện nhưng không nói bố làm sao. Bố sao rồi mẹ?” “Bố bị nhồi máu cơ tim con” mẹ trả lời. Mẹ nói xong, tôi chẳng còn ý niệm gì về thời gian nữa, mẹ tiếp tục nói nhưng tôi chẳng nghe được gì nữa. “Nhồi máu cơ tim?” tự nhiên tôi nhắc lại như nghe chưa rõ. “Ừ, bố mất rồi.” Mẹ khóc “mẹ cũng đã từng yêu bố.” Mẹ còn nói nữa nhưng tôi đã trượt xuống rồi ngồi thụp bên đầu cầu thang, chiếc ống nghe chưa kịp gác lên đu đưa ở bên cạnh. 70 Hà Triệu

Khoảng giờ trưa thứ bảy ngày 26 tháng chín năm 1981, ông hay bà gì đó gọi xe cấp cứu, tôi không rõ lắm. Bố đã bệnh nặng từ ba tuần, nhưng đến hôm đó mới gọi cho bệnh viện. Bà tôi hay đến khám bệnh ở bệnh viện Jamaica, Booth Memorial và cả Trung Tâm Y tế. Bố mấy lần nằm ở bệnh viên Jamaica. Con cái của ông bà đều sanh ở đây. Cả gia đình đều quen thân với bệnh viện. Ông bà đóng góp hàng triệu đô cho bệnh viện này, nhất là năm 1975 thành lập cả phòng Chăm Sóc và Phục Hồi mang tên bà tôi. Ở bệnh viện Booth Memorial bà tôi cũng tham gia hội từ thiện Salvation Army, hồi nhỏ tôi cũng vào viện ở đây hoài vì suyển nặng. Chỉ cần một cú điện thoại là bố tôi được chăm sóc tử tế ngay, nhưng có ai bận tâm đâu. Xe cấp cứu mang bố vào nhà thương cũng chẳng ai đi cùng. Xe cấp cứu đi rồi, ông nội gọi điện cho mấy cô mấy chú nhưng chỉ gặp được cô Elizabeth và chú Donald. Đến cuối giờ chiều, cô chú về đến nhà, bệnh viện báo cho hay bố đã quá nặng nhưng cũng chẳng ai vào bệnh viện cả. Chú gọi điện cho mẹ tôi mà máy cứ bận hoài nên nhờ ban quản lý chung cư dùng hệ thống điện thoại nội bộ nhắn lại. Mẹ gọi đến nhà ông bà ngay. “Chị à, bác sỹ bệnh viện báo anh Freddy không qua khỏi đâu.” Chú Donald báo với chị dâu. Mẹ tôi còn không biết cả việc bố bị bệnh. “Tôi qua nhà ông bà xem sao, được không chú?” mẹ không muốn ở một mình trong lúc này. Lát sau mẹ sang đến nhà ông, chỉ có ông bà trong thư phòng, cô Elizabeth và chú Donald đã đi xem phim. Mẹ ngồi với ông bà, không ai nói gì. Mấy tiếng sau cô chú quay lại, thấy không có thêm tin tức gì chú Donald ra về, cô Elizabeth lúc đó gần bốn mươi tuổi, pha cốc trà mang lên phòng của cô trên lầu. Đến lúc mẹ gần về, có điện thoại của bệnh viện báo bố mất 9 giờ 20 tối. Bố bốn mươi hai tuổi. Gia đình không đến trường đón mà thu xếp cho tôi đi xe buýt về nhà vào sáng hôm sau. Cô Dunn chở cho tôi ra ga Greyhound ở Harford, xe đưa tôi về đến trạm xe buýt Port Authority ở Manhattan. Mẹ đón tôi rồi cả nhà đến nhà ông bà. Mọi người đông đủ ngồi trong phòng ăn bàng bạc sắp xếp lễ tang. Cô Maryanne và anh David; chú Robert và thím Blaine; gia đình chú Donald, con trai đầu Donny ba tuổi và thím Ivana đang mang thai Ivanka tám tháng. Không ai nói gì nhiều với mẹ con tôi. Chú Robert làm ra bộ lăng xăng nhưng thấy không giống ai nên thôi. Ông bà nội thì thào

71 Hà Triệu

với nhau. Bà chỉ lo mặc gì đến nhà quàng, ông chọn cho bà bộ vét đen nữ bà lại không vừa ý. Đến trưa mọi người lái xe đến nhà quàng R.Stutzman & Son để bàn việc, nhà tang lễ này nhỏ lắm ở Queens Village cách “Viện” chừng mười phút,. Trước khi bước vào sảnh chính, nơi đã để sẵn quan tài, tôi nói với chú Robert tôi có chuyện cần nói với chú. Tôi kéo ông đến bên một hốc tường giữa gian sảnh lớn và phòng chờ. “Chú, con muốn nhìn thấy xác bố” thời gian không còn nhiều tôi nhập đề luôn. “Không được đâu Mary” “Chú, quan trọng lắm đó” chẳng phải vì lý do tôn giáo hay tôi cần làm gì với bố. tôi chưa từng dự lễ tang bao giờ, cũng chẳng biết nghi thức ra sao. Chỉ đơn giản tôi muốn gặp bố, nhưng không biết diễn giải thế nào. Đáng lẽ nói “Làm sao bố chết được, cháu có nghe gì bố bị bệnh đâu, cháu không tin” tôi chỉ nói vỏn vẹn “Cháu cần gặp bố” Chú Robert ngần ngừ một lát rồi nói, “không đước đâu con. Xác bố sẽ thiêu, họ đang chuẩn bị đó, gặp ông lúc này con ám ảnh suốt đời đó” “Có sao đâu chú” tôi như tuyệt vọng. Chú nhìn tôi một lát rồi dợm bước. Tôi chắn phía trước không cho chú đi. Chú dừng lại rồi dứt khoát bước về phìa sảnh chính “Thôi mà con, mình vào đi” chú nói. Thứ hai nhà quàng tổ chức hai buổi viếng cho mọi người vào thăm, sau đó cả gia đinh trở về “Viện” ăn trưa. Trên đường về chú Donald ghé siêu thị mua ít gói thịt nguội, cô Maryanne và cô Elizabeth bày ra bàn, mọi người im lặng ăn uống. Không màng ăn uống hay nói chuyện, tôi lang thang khắp nhà như vẫn thường làm lúc là trẻ con. Bước đến cầu thang phụ đối diện với ô cửa thư phòng, tôi thoáng thấy chú Donald đang cầm điện thoại. Không biết chú đã gọi xong hay chuẩn bị gọi, nhưng thấy tôi đứng ở giữa hành lang chú gác ông nghe lên. Cả tôi và chú không ai nói gì. Tôi không gặp chú từ sau buổi tiệc mừng Ngày Lễ Mẹ tổ chức ở North Hills, cái club của ông nội ở Long Island. Chắc chỉ có bà nội khóc, còn chú Donald và nhất là ông nội có vẻ cái chết của bố cũng qua thôi. “Nè chú” “Gì vậy con?” lâu dần tôi không biết mấy chú còn nhớ tên tôi không nữa. “Bố thiêu phải không chú?” đã lâu rồi tôi biết bố muốn gì. Từ lúc bố mẹ mới cưới nhau, ông cứ nằng nặc sau này chết sẽ thiêu chứ không chôn, ông như bị ám ảnh, đồ đi đồ lại nên chưa được mười tuổi tôi đã biết việc này. 72 Hà Triệu

“Đúng đó con” “Rồi sao chú? Không đem đi chôn đó chớ?” Một thoáng bối rối hiện lên trong mắt chú, rõ ràng chú không thích nói chuyện này chút nào. “Chú nghĩ là chôn đó” “Có ý nghĩa đâu chớ, đúng không? ” “Bố cháu muốn vậy mà chú” Nhấc điện thoại lên, thấy tôi không nhúc nhích gì, chú nhún vai rồi quay số. Trên tầng hai cuối ngay góc hành lang là phòng cô Elizabeth, phân cách với phòng cô Maryanne bằng buồng tắm chung. Phía đối diện là phòng chung cho hai chú Donald và Robert khăn trải giường màu vàng xanh, màng trang trí của sổ cũng cùng tông màu. Ngay kế đó là buồng ngủ lớn nhất nhà của ông bà nội, có cả phòng thay đồ riêng gắn kiếng khắp tường. Đến giữa hành lang là “xà lim”. Chiếc giường dã chiến của bố đã tháo tấm trải, lộ ra miếng nệm mỏng. Chiếc ra đi ô vẫn nằm trên cái bàn nhỏ bên giường. Tủ áo quần của hé mở lộ ra mấy chiếc sơ mi loại cài nút lên đến cổ treo lệch trên cái máng áo bằng dây kẽm. Ô của sổ bé tí, ánh sáng không vào nổi, những ngày đẹp trời căn phòng bố vẫn mờ tối. Tôi định bước vào nhưng thôi chắc chẳng có gì cho riêng mình ở đó, nên quay lại cầu thang. Nhà quàng lại mở của cho mọi người đến thăm, đúng ngay ngày đầu tiên lễ đầu năm Rosh Hashanah của người Do Thái nhưng bạn bố trong hội sinh viên vẫn đến viếng. Bác Stu và vợ, cô Judy, vẫn thường đến dự dạ tiệc gây quỹ và sự kiện từ thiện ở bệnh viện Jamaica nên biết gia đình bố còn rõ hơn cả bác Billy Drake. Bác Stu gặp ông nội đứng một mình sau tiền sảnh của nhà quàng, bác bước đến chào ông. Sau khi bắt tay, thăm hỏi phân ưu bác nói “Cháu nghe nói bất động sản dạo này coi bộ èo uột lắm, hy vọng chú Donald không việc gì. Chú ấy xuất hiện rất nhiều trên báo chí, nợ ngân hàng quá trời.” Ông nội quàng tay lên vai người bạn của con trai mỉm cười nói “không sao đâu Stuart, Donald nó giỏi mà” chú Donald không có mặt ở đó lúc bác và ông nói chuyện. Chỉ mình anh Fritz đọc điếu văn (cũng có thể tôi chỉ nhớ vậy), chắc anh viết trong chuyến bay về từ Orlando, nơi anh đang là sinh viên năm hai trường đại học Rollins. Anh hồi tưởng những kỷ niệm đẹp của hai cha con, lúc ấy tôi chưa kịp lớn để nhớ hết. Trong bài phát biểu anh không tránh né những thực tế đau lòng trong đời ông, có lúc anh nói ông là kẻ lạc loài trong chính gia đình mình, tôi nghe có tiếng xầm xì kinh ngạc từ phía quan khách. Tôi mãn nguyện lắm, cuối cùng sự thật đã được công 73 Hà Triệu

nhận, được xác minh. Anh giỏi hơn tôi nhiều trong việc giải quyết chuyện gia đình, anh dám nói lên sự thật. Khâm phục anh quá, có cảm giác ghen tỵ với anh nữa tôi không có được nhiều kỷ niệm đẹp với bố như anh. Gần cuối buổi viếng, mọi người xếp hàng đi quanh quan tài nhìn mặt bố lần cuối, có người nhắm mắt tay đan vào nhau, có người quỳ lên chiếc gối để sẵn cạnh đó một lát rồi đi tiếp. Đến lượt cô Elizabeth, cô không kiềm chế được cứ khóc thút thít, rồi như không chịu được nữa cô òa lên làm xung quanh nhìn cô đầy cảnh giác. Chẳng ai chịu dìu cô cả, cô đặt tay lên quan tài rồi khụy xuống, toàn thân run lên bần bật mất thăng bằng đổ sang một bên lên sàn nhà. Tôi thấy cô cứ nằm đó la khóc như không còn biết gì đến đất trời nữa. Chú Robert và chú Donald đang nói chuyện với ông bà nội từ phía sau chạy lên đỡ cô dậy, cô cứ lã người đi theo hai chú ra khỏi phòng. Tôi ngập ngừng đến bên bố. Ông nằm đó còm cỏi không ngờ, ông đó ư, lạ vậy, ông cao đến mét chín sao lọt thỏm vào chiếc hộp nhỏ bé này. Tôi cứ đứng vậy đầu cuối xuống nhìn chăm chăm vô mấy miếng kim loại lấp lánh gắn trên quan tài. Tất cả đều trống rỗng. “Chào bố” cuối cùng tôi cũng nói với ông qua hơi thở. Đang lục tìm trí nhớ đột nhiên tôi phát hiện ra mình đứng sai chỗ, tôi đang thì thầm với chân ông. Xấu hổ quá tôi bước lùi đến với đám bạn. Không làm lễ nhà thờ, quan tài chuyển thẳng đến lò thiêu. Mọi người tập trung ở nhà nguyện bên cạnh, sao lại nắng chiếu vô nhiều vậy. Vị mục sư chỉ phát biểu chung chung, ông chẳng biết gì nhiều về bố tôi, gia đình cũng không chú ý đến cung cấp thông tin thêm về người ông sẽ bàn giao cho lò thiêu. Tang lễ xong, cả đại gia đình sẽ đến nghĩa trang All Faiths ở Middle Village, trong đó có phần đất cho cả họ, hiện chỉ ông bà cố tôi an táng ở đó. Sau này tôi mới biết, trước đó hai ngày cả mẹ, anh Fritz và tôi không ai bảo ai vận động trong gia đình đồng ý rải tro cốt của bố xuống Đại Tây Dương. Trước khi rời nhà nguyện tôi cố nài ông nội lần nữa “Ông à, không chôn bố được đâu.” “Bộ cháu quyết định được sao.” Ông bước đi, tôi kéo tay áo ông lại, biết đây là cơ hội cuối cùng “Ông ơi bố đâu muốn vậy đâu, hỏa thiêu nhưng không có chôn. Để gia đình cháu mang tro cốt về Montauk đi ông.” 74 Hà Triệu

Nói xong tôi mới thấy mình phạm phải sai lầm nghiêm trọng rồi. Ông cũng nhận ra, ông nội tôi luôn gắn Montauk với những thú vui ông cho là lông bông của bố như chèo thuyền, câu cá vì chúng mà cậu con trai xao nhãng cả công việc. “Montauk hả?” ông nhắc lại như mìm cười “không có chuyên đó đâu, vô xe đi” Ánh sáng phản chiếu từ những tấm bia bằng đá cẩm thạch và hoa cương. Nheo đôi mắt xanh với hàng lông mày rậm vì ánh nắng, ông nội giải thích: tấm bia lớn, lúc đó chỉ có tên ông bà cố, sẽ gỡ ra để ghi thêm tên và ngày mất của bố tôi. Khi nói ông xòe rộng hai tay như mấy gã bán xe cũ, chân nhịp nhịp đầy vẻ tự tin, kỳ thực chỉ là một kẻ nhà quê. Ông cứ chiếu theo luật rồi làm theo ý mình. Bố hỏa táng xong ông đặt tro cốt vào hộp kẽm chôn xuống đất. Giấy chứng tử đề ngày 29 tháng chín năm 1981, ghi chết do những lí do thông thường. Lạ quá ông mới bốn mươi hai mà gọi là bình thường. Chẳng có di chúc gì, không biết ông có để lại thứ gì như sách, hình ảnh, đĩa nhạc nhựa 78 cũ kỹ, huân chương từ thời ông tham gia tổ chức đào tào sỹ quan trù bị ROTC và Vệ Binh Quốc Gia. Anh Fritz giữ được của ông chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Timex, riêng tôi không giữ lại được kỷ vật gì. Bố mất đi, tôi lớn lên, “Viện” ngày càng lạnh lẽo. Đón lễ Tạ Ơn đầu tiên sau đó không khí nhà ông bà thật lặng lẽ. Sau bữa cơm chiều, chú Robert bước đến đặt tay lên vai tôi. Chú chỉ chiếc cũi, cô em họ Ivanka đang ngủ trong đó nói: “thấy không cháu, mọi thứ đều có trật tự của nó cả.” tôi hiểu ý chú, như thể chú muốn nói “tre già măng mọc” nhưng không nhớ ra. Ông nội và chú Donald cứ thản nhiên không có chuyện gì xảy ra, một người thân vừa ra đi, nhưng vẫn bàn chuyện chính trị, hợp đồng làm ăn, phụ nữ xấu đẹp như muôn thưở. Về nhà nghỉ lễ Giáng Sinh, anh em tôi gặp luật sư mới của ông nội, ông Irwin Durben, để giải quyết tài sản liên quan đến bố. Luật sư Matthew Tosty đại diện chính cho mẹ đã chết rồi. Tôi ngạc nhiên vô cùng: bố mà cũng có tài sản, tôi cứ nghĩ ông mất đi không một xu dính túi. Nhưng rõ ràng quỹ tín thác do ông nội và bà cố lập ra cho ông năm xưa đã trả học phí cho trường nội trú của tôi, tôi có hay biết gì đâu. Quỹ được chia đôi cho hai anh em nhưng vẫn giữ nguyên cho đến khi cả hai ba mươi tuổi. Những người được chỉ định bảo vệ lợi tức từ quỹ cho anh em tôi là 75 Hà Triệu

ông luật sư, cô Maryanne, chú Donald và chú Robert. Mặc dù khi cần giải quyết chuyện gì chúng tôi phải tiếp xúc với ông luật sư, nhưng tất cả chi phiếu phải có sự chấp thuận và chữ ký của chú Donald mới hợp lệ. Khi đến văn phòng, trên bàn của ông Irwin ngổn ngang giấy tờ. Ông ngồi sau bàn làm việc giải thích cho hai anh em tôi những thứ giấy tờ phải ký. Một lúc sau anh Fritz ngắt lời ông “cháu với Mary có nói chuyện với nhau, chúng cháu muốn mẹ cũng có phần.” “Đương nhiên rồi” ông luật sư trả lời. Trong hai tiếng đồng hồ ông chỉ dẫn từng loại giấy tờ. Không rõ số tiền chính xác bố để lại bao nhiêu, quỹ tín thác là loại hoạt động tài chính rất phức tạp nhất là đối với một đứa trẻ mới mười sáu như tôi, lại thêm khoản thuế khóa không nhỏ. Mỗi lần giải thích xong tầm quan trọng của từng loại giấy tờ, ông lại đẩy về phía anh em tôi bảo ký vào. Hoàn tất mọi thứ ông hỏi lại xem còn gì thắc mắc không. “Dạ không ạ.” Anh Fritz trả lời. Tôi cũng lắt đầu theo. Tôi có hiểu gì đâu mà thắc mắc.

76 Hà Triệu

Phần ba Ngh thu t gây ảo ảnh

77 Hà Triệu

Chương chín Ngh thu t c u tr tài chánh Sau lễ hội hóa trang Halloween năm 1991, mấy tờ báo lá cải ở New York đăng tin “bà Mary Trump bị cướp”, khổ chữ 36 to tướng khôn khéo thu hút sự chú ý như mọi khi. Ngay như tôi, biết sự việc rất rõ cũng không khỏi bị mấy cái tựa báo đó hớp hồn khi đi ngang qua mấy sạp báo trên đường xuống tàu điện ngầm. Bà tôi không chỉ bị cướp. Thằng bé giật giỏ trong bãi đậu xe cửa tiệm tạp hóa khi bà đang chất mấy túi đồ lên chiếc Rolls – Royce, đầu bà va mạnh vào thành xe làm xuất huyết não, mất bán phần thị lực và thính lực. Té xuống vệ đường, xương chậu bà vỡ thành nhiều mảnh, mấy cái xương sườn gãy theo. Chấn thương lại càng nghiêm trọng vì bà mang sẵn trong mình chứng loãng xương. Đưa được bà tới bệnh viện Booth Memorial, bà đã yếu lắm, không biết bà qua khỏi không. Cho đến khi bà chuyển ra phòng thường từ khu chăm sóc đặc biệt, bà hồi phục tốt hơn, mất đến mấy tuần cơn đau mới giảm hẳn. Bà thèm ăn được đôi chút, bà muốn gì tôi cũng chìu. Một hôm khi đang uống món sữa lắc trộn bơ và đường, tôi mua trên đường đến thăm bà, thì chú Donald đến. Chú chào hai bà cháu, hôn bà nội “mẹ nhìn khỏe đó.” “Bà khá hơn nhiều đó chú” tôi nói, chú ngồi chiếc ghế bên cạnh hai chân gác lên thành giường. “Mary ngày nào cũng vào thăm mẹ” bà nói mĩm cười với tôi. “Có nhiều thời gian rảnh thích nhỉ” Tôi nhìn bà, bà tròn mắt, nhịn lắm tôi mới nín được cười. “Con sao, khỏe không?” bà hỏi chú “Mẹ cứ hỏi vậy” chú có vẻ không vui. Bà hỏi đến mấy đứa con chú, vợ chồng chú có gì mới không. Chú chỉ ậm ự; rõ chán. Khoảng mười phút sau chú ra về. Bà nhìn ra cửa đợi chú đi khỏi rồi nói “sao có người hể là cáu lên” Tôi không cười, “chú gặp chuyện bà ơi”. Mười hai tháng vừa rồi, sòng bạc con cưng Taj Mahal của chú ở Atlantic City phải tuyên bố phá sản sau khi khánh thành hơn năm; hôn nhân của chú đúng là thảm họa một phần vì cuộc tình ồn ào với cô Marla Maple; ngân hàng chế tái phát tiền trợ cấp hàng tháng; cuốn sách thứ hai tựa đề là Sống Sót Trên Đỉnh Cao lại bị xuất bản thành Nghệ Thuất Sống Sót. Sự thật đời chú là vậy, nhưng sao chú cứ thấy tầm thường sỉ nhục thế. 78 Hà Triệu

“Tội nghiệp cho Donald” bà cười mỉa mai. Bà lại chóng mặt, tôi báo cho bệnh viện giảm thuốc giảm đau cho bà. “Nó lúc nào cũng vây. Chuyện này bà không nên nói nhưng lúc nó vào trường Thiếu Sinh Quân bà nhẹ cả người. Nó chẳng nghe lời ai, kể cả bà, nó đánh Robert dữ lắm. À mà Mary nè, chú con ở dơ lắm nghen! Không biết ở trường sao có phần thưởng ăn ở gọn gàng chớ ở nhà hết biết luôn.” “Chớ bà không làm gì à?” “Làm cái gì chớ, nó có bao giờ nghe lời bà, còn ông nội con thì đâu để ý gì đâu.” Bà lắc đầu thở dài “Nó muốn cái gì là cái được đó” Ngạc nhiên thật lúc nào tôi cũng nghĩ ông nội tôi rất chặt chẽ. “nghe chẳng giống ông nội chút nào.” Ông nội nhập viện để thay khớp hông, không biết vô tình trùng hợp hay là trong kế hoạch, đúng lúc bà vào viện, như vậy bà khỏi phải chăm sóc ông. Ông chỉ nhập viện một lần để mổ bướu gần bên tai phải vào năm 1989. Đầu óc của ông dạo này không ổn, nhập viện làm cho tình trạng tệ thêm. Có đêm mấy cô y tá bảo ông chỉ mặc mỗi chiếc quần sọc của mấy người chơi đấm bốc đòi đi tìm vợ. May mà không tìm ra bà. Thành công của chú với dự án khách sạn Grand Hyatt năm 1980 lót đường cho dự án cao ốc Trump, dự án này ầm ĩ năm 1983. Từ việc đối xử tệ bạc với người lao động nhập cư bất hợp pháp xây dựng cho công trình đến việc dính líu đến xã hội đen gây ra cho dự án nhiều tranh cãi. Cao điểm là vụ phá bỏ những bức phù điêu trên đá vôi theo trường phái triết trung (Art Deco) trước mặt tiền của cao ốc Bowit Teller, cao ốc cũ này phải dỡ bỏ cho công trình mới. Chú hứa sẽ chuyển những vật tạo tác này cho bảo Tàng Nghệ Thuật Thủ Đô. Nhưng thấy phải chuyển đi nguyên mảng quá tốn kém lại làm chậm tiến độ thi công chú cho phá bỏ luôn. Khi bị tố cáo bội tín và không chút hiểu biết về thẩm mỹ, chú nhún vai bảo rằng mấy cái thứ đó có chút giá trị nghệ thuật gì đâu. Cứ như chú còn rành rẻ hơn cả đánh giá của giới chuyên môn. Lâu dần, thái độ - tôi biết rõ hơn – ăn sâu vào đầu óc chú: kiến thức càng nông cạn (nhất là trong lãnh vực quản trị đất nước) tuyên bố của ông càng to tác, tỉ lệ thuận với tình hình bấp bênh của ông, đúng như những gì đang thấy hiện nay. Dành được hai dự án đầu, thi công xuôi chèo mát mái chính là nhờ tài đàm phán, khả năng xây dựng của ông tôi. Hai dự án đó không thể thành công nếu không có quan hệ, ảnh hưởng, tiền bạc, kiến thức và quan trọng hơn hết là bảo chứng của ông nội. 79 Hà Triệu

Trước thành công này, chú chỉ biết dựa vào tiền bạc và ảnh hưởng của ông tôi. Nhưng chưa bao giờ chú thừa nhận, lúc nào cũng cho là mình tự tay tạo ra thành công từ vốn liếng, khả năng kinh doanh của chính mình. Truyền thông nói gì nghe nấy, ngân hàng chỉ biết làm theo đúng kế hoạch khi chú bắt đầu theo đuổi ý tưởng khai thác công nghiệp sòng bạc ở New Jersey năm 1977, năm bài bạc được hợp pháp hóa ở Atlantic City như một nổ lực của chính quyền nhằm cứu thành phố nghỉ dưỡng vùng biển này trên bờ sụp đổ. Nếu ý kiến của ông nội có chút tác dụng, chú sẽ không bao giờ đầu tư vào Atlantic City cả. Manhattan rủi ro nhưng còn có cơ may thành công, đằng này Atlantic City ngoài tiền và lời khuyên, ông tôi chẳng có gì: ảnh hưởng chính trị không, và cả kiến thức trong nền công nghiệp xây dựng ở vùng đất mới mẻ này cũng không. Lúc đó ảnh hưởng của ông tôi đến hồi suy yếu, năm 1982 chú nộp đơn xin cấp giấy phép trong kỹ nghệ bài bạc. Trong khi cậu em ráo riết tìm cơ hội đầu tư kinh doanh, cô chị Maryanne, lúc đó đã là trợ lý chưởng lý tòa án New Jersey từ giữa những năm 1970, nhờ cậu em tranh thủ giúp đỡ của Roy Cohn. Nhân vật này có tầm ảnh hưởng rất lớn với chính quyền tổng thống Reagan, nhờ có thế lực như vậy nên ông tham gia được vào chương trình thuốc thủ nghiệm AZT chữa bệnh AIDS nhằm chữa bệnh mà tránh sự chú ý của công chúng, ông cũng can thiệp được bổ nhiệm thuộc tòa án. Vừa hay, có một vị trí mới ở tòa án liên bang rất hợp với cô, chú cũng nghĩ cần có người thân trong chính quyền ở tiểu bang chú sắp sửa đầu tư. Chỉ một cú gọi của Cohn cho Tổng Chưởng Lý Ed Meese thế là cô được đề cử vào vị trí đó tháng chín, tháng mười chính thức bổ nhiệm. Thêm một yếu tố làm ảnh hưởng của ông tôi suy yếu thêm khi chú mua một sòng bạc trên 300 triệu đô, sau này đổi tên thành Trump‟s Castle, không hề có sự chuẩn bị hay kiểm tra trước năm 1985. Vụ mua bán chưa đến một năm sau ngày chú mua bất động sản Harah, sau đổi tên thành Trump Plaza. Với chú, những chuyện ảo tưởng đều có thực; Atlantic City mang tiềm năng vô tận, chú tin hai sòng bạc hiển nhiên tốt một sòng bạc. Nhưng rồi cuộc phiêu lưu làm số công nợ lên đến hàng tỷ đô (năm 1990 nợ cá nhân không thôi đã lên đến 875 triệu đô). Ấy thế mà trong năm đó chú vẫn mua khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago 8 triệu. Năm 1988 chú mua du thuyền 29 triệu, măn 1988 mua hãng hàng không phục vụ những đường bay ngắn Eastern Arlines Shuttle 365 triệu. Đến năm 1990 chú phải phát hành trái phiếu rủi ro cao 700 triệu với lãi suất lên đến 14 phần trăm, chỉ để hoàn tất xây dựng sòng bạc thứ ba Taj Mahal. Chỉ riêng tổng giá trị tài sản giao dịch, giá gốc, chuyển ngân ồ ạt khiến mọi 80 Hà Triệu

người kể cả ngân hàng phải lưu tâm đến số nợ tích lũy quá nhanh và đặt câu hỏi khả năng kinh doanh của chú. Chú rất thích màu đỏ, đen và vàng thế nên vẻ hào nhoáng rẻ tiền của Atlantic City làm chú mê mẩn, xem đó như cơ hội kiếm tiền. Trước giờ “Viện” luôn chiến thắng nên mua thêm chỉ có tốt thôi. Atlantic City hoàn toàn nằm ngoài tầm hiểu biết của ông tôi nhưng lại có ma lực với chú. Ngoài chuyện đầu tư tiền bạc từ ông tôi và những người khác, điều hành sòng bạc còn dính dáng đến các thế lực khác nữa đâu giống gì với các dự án khách sạn Grand Hyatt hay cao ốc Trump Tower. Những chuyện tương tự như vậy xem ra là cơ hội chú tạo thành công mà không nhờ ảnh hưởng của cha. Sòng bạc là bức tranh sơn dầu khổng lồ cho riêng nghệ sỹ Donald, chú vẻ cả thế giời này theo trí tưởng tượng của riêng mình. Một sòng bạc là tốt, dĩ nhiên hai cái phải tốt hơn, và làm chủ ba sòng bạc là trên cả tuyệt vời. Ba sòng bạc đó phải cạnh tranh xâu xé lẫn nhau để tồn tại. Điều lố bịch là tiêu chí càng có càng muốn rất đúng ý ông tôi. Chú không hiểu mà cũng chẳng thèm hiểu quản lý sòng bạc không những khác xa với làm chủ bất động sản và thu tiền mướn nhà ở Brooklyn, mà khác cả mô hình kinh doanh, thị trường, thân chủ và sự biến thiên liên tục của loại hình này. Chú chỉ suy nghĩ đơn giản: Atlantic City là tài sản của ông tôi ngoài phạm vi New York. Ba cái sòng bài là cả một đàn bò sữa. Chú coi sóc sòng bạc y như ông nội quản lý mấy cái chung cư ở Brooklyn, dễ dàng vậy thôi. Điểm không thể giải thích được trong kịch bản là tại sao ngân hàng và các nhà đầu tư cho hai sòng bạc đầu tiên lại không hề phản đối khi chú mở cái thứ ba, chính nó gây ảnh hưởng nặng nề đến lằn ranh lỗ hay lời như vậy. Chỉ cần ghé mắt qua các số liệu, vô cùng nghiêm trọng của công nợ, chủ nợ lỳ lợm nhất cũng phải bỏ chạy. Cuối nhưng năm 1980, chẳng ai dám nói không với người hùng tên Donald, vô hình trung hợp pháp hóa dự án đã bị tung hỏa mù, chỉ có lợi cho cái tôi của nhân vật không thể phù phép biến không thành có này. Rồi đến tháng tám năm đó, Sống Sót Trên Đỉnh Cao được ra mắt độc giả, chỉ trong vòng mấy tuần, ai ai cũng thấy từ nội dung đến thời điểm tung ra thị trường, cuốn sách chỉ là thư hàng nhái. Tháng sáu năm 1990, chú vuột mất món tiền 43 triệu đô trả cho Trump‟s Castle. Sáu tháng sau, ông tôi sai người tài xế riêng mang hơn 3 triệu tiền mặt đến đổi lấy chip ở Castle. Ông nội không hề có ý định đánh bạc, người tài xế chỉ việc bỏ hết chip vào va li rồi ra đem về. Chưa hết, ngày hôm sau ông chuyển ngân thêm 150 ngàn đô 81 Hà Triệu

cho sòng bạc Castle, có lẽ để mua thêm chip. Mấy trò tiểu xảo đó tạm thời có tác dụng, song ông phải đóng 30 ngàn tiền phạt vì vi phạm luật của ủy ban bài bạc chống những tổ chức tài chánh không có giấy phép cho các sòng bạc vay tiền. Nếu ông muốn cho chú mượn tiền giúp cho mấy cái sòng bài không chết (như ông từng làm) ông phải có giấy phép của New Jersey. Nhưng muộn mất rồi, ở Atlantic City chú có thể khống chế được 30 phần trăm thị phần, nhưng Taj làm cho hai sòng bạc kia điêu đứng không đẻ ra tiền được (Plaza và Castle lỗ tổng cộng 58 triêu chỉ trong một năm sau khi Taj khai trương), cả ba phải gánh số nợ lên đến 94 triệu đô một năm. Riêng Taj mỗi ngày phải đạt được doanh số hơn một triệu để huề vốn. Mấy ngân hàng mất quá nhiều tiền từ khi Taj khánh thành, chú và chủ nợ phải ngồi lại họp bàn cách kiểm soát tình hình và mức chi. Vỡ nợ, phá sản hiện ra ngay trược mặt rồi, phải tìm cách cứu lấy danh tiếng của chú và cũng là bảo vệ tiền của ngân hàng. Không có vẻ bề ngoài thành công, tự tin chú giương lên, tài sản đang có vấn đề của chú sẽ càng thêm mất giá. Tên của chú vẫn còn có sức hút nhất định, không có cái tên đó làm sao lôi kéo những con bạc mới, người thuê nhà hay là người mua trái phiếu, mất hết. Nhằm hạn chế với chi phí vận hành guồng máy doanh nghiệp, vào tháng năm năm 1990 các ngân hàng đồng ý mỗi tháng chú nhận được trợ cấp 450 ngàn đô, nghĩa là một năm mất toi gần 5,5 triệu đô. Khoảng tiền đó cho những chi phí cá nhân: căn hộ ba tầng trong cao ốc Trump, máy bay riêng, tiền lời ngân hàng cho khu nghĩ dưỡng Mar-a-Lago. Để giữ vững hình ảnh của chú, cần phải duy trì lối sống phong lưu như lâu nay. Để kiểm soát chú, các ngân hàng quy định thứ sáu hàng tuần chú phải gặp họ báo cáo chi tiêu, mua sắm chẳng hạn như chiếc du thuyền. Tháng năm năm 1990, hết chịu nổi, chú tâm sự với chú Robert mấy ngân hàng đang “giết chết” chú, sự thực trước giờ với ông nội chú có bị xích xiềng đâu, chứ nói gì bị ràng buộc mất tự do, khó chịu như bây giờ. Về mặt pháp lý chú phải trả tiền cho họ, nếu không thì lãnh hậu quả, ít nhất là như vậy đó. Dù bị khống chế, chú vẫn tiếp tục xài tiền của thiên hạ, như cái nhẫn đính hôn cho Marla hết 250 ngàn đô, rồi 10 triệu đô cho vụ ly dị với nàng Ivana. Chắc chẳng bao giờ chú thoáng nghĩ không nên xài tiền vô tội vạ như thế. Nhà băng nhắc nhở chú vi phạm thỏa thuận của hai bên song họ không có động thái gì thêm, càng làm chú tự tung tự tác muốn làm gì thì làm như xưa nay.

82 Hà Triệu

Trong chừng mực nào đó, cũng không thể trách cứ chú vì trong sự việc Atlantic City ông nội đã chuẩn y, tháo bỏ mọi cấm đoán. Còn bây giờ chú không cần phải tranh thủ tình cảm của ông nội nữa, cái tính tự đề cao của chú còn được ngân hàng đồng thuận, tiếp thêm nhiên liệu qua việc trút vào hàng trăm triêu đô, rồi truyền thông cứ thế mà tung hô chẳng cần lý do gì. Sống trong ảo giác như vậy chú không nhận thức được tình cảnh bế tắt hiện tại. Chuyện hoang tưởng của ông nội về chú giờ cả thế giới rộng lớn ngoài kia áp dụng. Dù ai có đã phát hiện tới đâu thì chuyện hoang đường vẫn còn đấy, chú Donald vẫn là ý tương của ông nội. Giờ đây chú đã là người của ngân hàng của truyền thông. Nhờ họ mà chú thực hiện được ước mơ, chú phụ thuộc vào họ mất rồi, như xưa kia chuyện từng xảy ra với ông nội tôi. Chú có sức cuốn hút, mê hoặc dù chỉ là hời hợt. Khi không lôi kéo được ai nữa chú liền sử dụng chiêu “chiến lược kinh doanh”: nổi cơn điên, dọa phá sản hay san bằng bất cứ ai dám cản trở chú, thứ nào chú cũng dành thắng lợi vẻ vàng. Chú thành công vì chính bản thân chú là hiện thân của thành công. Lập luận đó quên đi một thực tế: chú chưa hề đạt được, mà cũng không có khả năng đạt được những gì thiên hạ gán cho chú. Không sao, cái tôi bây giờ không chỉ nuôi dưỡng trong gia đình mà ai chú gặp cũng thành miếng mồi ngon. Giới thượng lưu New York xem chú như anh hề cung đình không hơn không kém, họ chấp nhận luôn tính khoe khoang, vĩ cuồng, chỉ khoái nói về mình bằng cách mời chú đến những buổi tiệc riêng, những nơi dành cho dân có máu mặt như Le Club. Dân New York muốn nghe chuyện giật gân, giới truyền thông sẵn sàng đáp ứng thôi, đôi khi chuyện quan trọng và có thật cũng thành lố bịch. Sao lại phải gây cho họ cảm giác nhàm chán với mấy bài báo khó nhá về chuyện chuyển ngân kỳ bí của chú chứ? Gây mất cảnh giác, trò lộn sòng là nghề của chàng. Chú tự nhiên mà hưởng lợi: giới truyền thông quen thói tâng bốc giờ lại chúi mũi vào chuyện ly dị đầy chất ba x, kỹ năng phòng the. Truyền thông không lưu tâm đến thực tế, thì hà tất chú để ý làm gì. Như có phép lạ, sau khi học xong chương trình trường nội trú tôi được nhận vào trường đại học Tufts và dù bỏ mất học kỳ hai năm thứ nhất tôi vẫn hoàn tất chương trình vào năm 1989. Một năm sau, ngay trước lúc ông bỏ 3,15 triệu đo để mua chip cho chú, tôi lại theo học văn chương so sánh và đối chiếu Anh ngữ tại đại học Columbia. 83 Hà Triệu

Hai tháng sau khi nhập học, căn hộ tôi ở bị trộm viếng. Mất hết đồ dùng điện tử kể cả chiếc máy đánh chữ rất thiết thân cho việc học của tôi. Gọi điện cho luật sư xem ứng trước tiền trợ cấp được không, nhưng ông từ chối. Ông nội tôi lại bảo tôi nên tìm việc làm thêm. Trong chuyến về lại “Viện” thăm bà nội. Nghe tôi kể, bà bảo sẽ ký cho tôi tấm chi phiếu nhưng tôi trấn an bà “không việc gì đâu bà, con chỉ chờ thêm vài tuần ấy mà.” “Mary à quà không nên từ chối đâu con.” Nói xong bà ghi cho tôi tấm chi phiếu. Tôi mua lại chiếc máy đánh chữ cuối tuần đó. Luật sư Irwin giận dữ gọi cho tôi: “cô xin tiền bà nội phải không?” “Đâu có” tôi nói “cháu kể chuyện bị ăn trộm thế là bà giúp cháu thôi” Hàng tháng khi định kỳ kiểm tra lại toàn bộ các chi phiếu bị từ chối từ các trương mục cá nhân hay liên quan đến kinh doanh, ông nội nổi điên khi phát hiện ra tấm chi phiếu bà ghi cho tôi. “Cô cẩn thận đó” ông luật sư khuyến cáo tôi. “ông của cô từ mặt cô luôn là lớn chuyện đó.” Mấy tuần sau tôi lại tiếp điện thoại của ông luật sư, lần nay ông nội nổi cáu vì chữ ký của tôi sau tấm chi phiếu. “Bác Irwin, chắc bác đang đùa.” “Sao lại đùa, ông bảo ông không đọc được” “Ủa, chữ ký sao đọc được.” Ông luật sư ngừng một chút rồi dịu giọng “thôi cháu đổi chữ ký đi, đừng giỡn với ông nữa, ông bảo cháu ích kỷ, không khéo cháu đến ba mươi là không còn gì đó.” Tôi không hiểu “giỡn mặt” là sao. Trong nhà cả chứ có phải cửa quan đâu. “Cháu thấy mình có làm gì sai đâu. Cháu đang cố lấy cho xong bằng cao học ở trường đại học có danh tiếng đây.” “Ông nội không quan tâm đâu” “Chú Donald có biết không bác?” “Biết chứ” “Chú là người quản lý quỹ, chú có nói gì không ạ?” “Chú Donald hả, không thấy nói gì.” Ông cười khẩy, Hồi đó các bác sỹ chưa chẩn đoán ông bị bệnh Alzheimer nhưng có dấu hiệu nghễnh ngãng nên tôi không lo lắm song tôi vẫn đổi chữ ký cho nó lành. Ai trong gia đình tôi đều thưởng thức qua cái món thập cẩm lạ lùng của đặc ân và bỏ mặc. Tôi cũng được hưởng những thứ mắc tiền như học trường tư, dự trại hè, 84 Hà Triệu

nhưng luôn có khuyến cáo đi kèm: những đặc ân đó có thể bị cắt bỏ bất cứ lúc nào. Cứ vậy làm cho mọi người có cảm giác chẳng ai có giá trị hay ý nghĩa gì ngoài chú Donald. Công ty Trump Management, lúc nào cũng bị chú Donald xem là loại xoàng nhưng ghi thành tích không tệ. Ông tôi kiếm được hơn109 triệu đô từ năm 1988 đến năm 1993, trong ngân hàng có thêm hàng chục triệu đô. Nhưng công ty Trump Organization do chú quản lý ngày càng gặp rắc rối. Tiền bạc bị giảm đến mức như trợ cấp hàng tháng, gia đình chú bốn người vẫn sống thoải mái, nhưng trợ cấp vẫn là trợ cấp. Sau đó ngân hàng cũng cắt luôn, không cho mượn thêm tiền nữa. Chú vẫn tin những chuyện xảy ra là do hậu quả của nền kinh tế, do ngân hàng quản lý kém cỏi và vận chú thiếu may mắn. Không công bằng cho chú chút nào. Ông nội cảm thương cho cậu con trai thiếu may mắn, ông chỉ biết nuôi dưỡng oán thán, thu lượm thành công mà không bao giờ nhận trách nhiệm. Chú Donald rất giỏi trốn tránh trách nhiệm, đổ thừa người khác có rất rõ trong bộ cửu âm chân kinh ông nội truyền lại cho chú khi ra đời. Dù bí mật bỏ ra hàng triệu đô nhưng ông vẫn không cứu được chú khỏi thất bại. Ông lại kiếm cho ra con dê tế thần, như ông vẫn thường làm vậy mỗi khi thất bại hay phán đoán sai, ngày trước bố tôi lãnh đủ khi dự án Steeplechase không thành. Chú biết nhận trách nhiệm là thừa nhận thất bại, ông nội tôi không muốn vậy, ông phải đổ vấy cho cậu con Freddy thôi. Quay trở lại những năm cuối 1960 đầu 1970, ông không thể biết chú thiếu khả năng kinh doanh thế nào. Làm sao có chuyện thừa nhận điểm yếu ở cậu con trai mà ông đặt cược cho cả tương lai đế chế Trump, cũng vì nó mà ông đã hy sinh cậu con trai lớn. Chỉ có cách tự thuyết phục mình rằng là tài năng của Donald ở mãi cái ao làng Brooklyn đã bị thui chột, cần phải đưa ra đại dương kình ngư mới có cơ hội vẫy vùng. Khách sạn Commondore chuyển dạng dần thành Grand Hyatt, ông tôi lóa mắt với thành công của chú Donald. Chú đã thao túng, hạ thấp giá trị đóng góp từ ông, không nhờ quan hệ, kiến thức và kỹ năng của ông thì làm sao khách sạn Hyatt hay cao ốc Trump thành công. Ông thay đổi toàn bộ cách nhìn về chú qua hai dự án đó. Nếu là người khác chứ không phải là chú chuyện đó cũng là việc thường ngày ở Manhattan thôi.

85 Hà Triệu

Mấy chiêu trò của chú ông biết cả, vì ông là tiền bối mà. Hối lộ trọng tài, dối trá, lừa lọc ông xem như sách lược chính đáng trong kinh doanh. Đánh lận con đen là sở trường của cả hai cha con. Trong khi bố chỉ quan tâm đến số lượng chứ không phải chất lượng, ra sức củng cố vị thế “vua xây dựng thời hậu chiến” nhằm nhặt cho đầy túi từ tiền dân đóng thuế qua việc dành hết phần thuận lợi, trốn thuế lập nhiều quỹ tín thác mà con ông hưởng lợi trong nhiều thập niên. Còn con thì xây dựng tiếng tăm thành công dựa trên nợ xấu, đầu tư không đúng chỗ, phán đoán sai, những kẻ khoái chuyện dâm ô tục tỉu thì đã có mấy tờ báo lá cải đăng đầy chuyện của chú rồi. Khác chăng giữa hai người là ông nội tôi cố điều hành doanh nghiệp tạo ra danh thu, còn chú chỉ biết phù phép dùng tiền của cha để phục vụ cho ảo tưởng của mình. Một khi chú chuyển về Atlantic City, rõ như ban ngày chú không phù hợp với kinh doanh chút nào từ việc cho mướn chung cư thu tiền đơn giản ở Brooklyn cho đến việc đội đá vá trời cho thỏa tính phô trương, trục lợi và thị hiếu bề ngoài của mình. Dù lu loa nào là Donald lỗi lạc, nào là thành công của cậu con trai ngoài sức tưởng tưởng của mình, ông nội tôi thừa biết đó chỉ là võ mồn, ông dư thông minh để thấy số liệu chẳng ăn nhập gì với nhau cả. Nhưng ông khôn ngoan như ông mà vẫn tiếp tục chống lưng cho chú Donald ắc phải có lý do. Chỉ vì ông phủ nhận sự thật hiển nhiên từ thành phố Atlantic. Ông không chịu tin dù mắt đã thấy tai đã nghe. Lại giống cậu con trai, ông lớn tiếng chê trách ngân hàng, kinh tế và cả công nghiệp bài bạc. Ông đầu tư để chú gặt hái thành công chỉ có trong truyện thần thoại, ông và chú khắng khít không rời. Đối diện với thực tế là phải gánh trách nhiệm, ông làm gì có chuyện đó. Ông đã dồn hết mười thần công lực vào đó rồi mà bất cứ ai có lý trí đều biết dừng lại. Riêng ông lại sắt đá hơn. Còn nhiều chiến dịch quảng bá nữa thu hút sự chú ý của ông, và nhờ mấy cái ngân hàng ông và chú mạt sát trước đó, mà dù tình hình tài chính rối ren chú vẫn duy trì được nếp sống phong lưu như thuở nào. Rồi bệnh Alzheimer dù chưa được chẩn đoán cứ chậm chậm hiện ra chiếm lĩnh trận địa cho đến khi ông không còn điều hành công việc được nữa. Quá tin tưởng cậu con trai xoàng xĩnh của mình là thiên tài, lâu dần ông không phân biệt được đâu là thực tế đâu là cường điệu. Bài học mà chú luôn áp dụng: dù chuyện gì xảy ra, dù gây thiệt hại đến đâu, cứ việc hô biến là xong. Biết trước có thất bại cũng có người khác đưa lưng ra đỡ thì giải trình chi cho thêm tốn thì giờ. Thất bại mà cứ cho là thành công, chính cái tính ta đây không biết mắt cỡ, có tự bao giờ là nguyên nhân. Bảo đảm chú không bao giờ 86 Hà Triệu

thay đổi, vì dù có khả năng thay đổi chú cũng không muốn. Thế rồi nguy hại ngày càng tăng đến mức chúng ta đều bị vạ lây. Phá sản, tài chính túng quẫn bủa vây. Lần đầu tiên trong đời, sách khoa trương, hù dọa của chú không còn tác dụng nữa. Nhưng vẫn rất xuất sắc trong cách tìm chỗ trốn, chú lên kế hoạch lừa cha, và chôm tiền của anh em. Chú âm thầm tiếp cận nhân viên làm việc lâu năm nhất của ông tôi là luật sư Irwin Durben và kế toán Jack Mitnick, rồi trưng dụng họ để thảo thêm một số điều khoản trong di chúc hòng kiểm soát hết tài sản của ông nội bao gồm bất động sản và các cổ phần sau khi ông qua đời. Cô Maryanne, cô Elizabeth và chú Robert phụ thuộc toàn bộ vào chú, dĩ nhiên chú chỉ chia một phần rất nhỏ. Theo lời sau này bà nội tôi kể lại cho cô Maryanne, khi luật sư Irwin và kế toán Jack đến “Viện” để ông nội tôi kỳ vào các điều khoản phụ của di chúc, họ làm bộ đó là giấy tờ theo đúng ý ông nội tôi trước đó. Ông tôi có lúc cũng tỉnh táo, thấy có gì ám muội, dù ông không rõ đó là gì. Ông giận dữ không chịu ký. Irwin và Jack ra về ông tôi kể hết cho bà nội nghe. Bà lập tức gọi ngay cho người con trưởng rồi cố gắng giải thích theo hiểu biết ít ỏi của bà. Cuối cùng bà kết luận “có mùi thối quá con.” Là ủy viên công tố, cô Maryanne có chút kiến thức tài sản và ủy thác. Cô nhờ chồng là bác John Barry, luật sư có tiếng và được nhiều người nể trọng ở New Jersey, tìm hộ người giải quyết. Bác nhờ đến đồng nghiệp xem qua, ít lâu sau âm mưu của chú Donald bại lộ. Ông nội phải viết lại bộ di chúc thay cho bản viết trước đó vào năm 1984, bản mới quy định cả ba người: cô Maryanne, chú Donald và chú Robert có nhiệm vụ thi hành chúc thư. Một điều khoản mới có hiệu lực: chú Donald được hưởng bao nhiêu, ba người con còn lại cũng được hưởng bấy nhiêu. Nhiều năm sau cô Maryanne còn nói: “may chớ không có một xu dính túi, Elizabeth ăn xin đầu đường, muốn uống một tách cà phê củng phải ngửa tay xin tiền Donald”. “Quá may mắn” âm mưu không thành. Thế rồi cô chú lại đón lễ với nhau như không có gì xảy ra. Chú tìm cách kiểm soát hết tài sản của ông nội là hệ quả không tránh khỏi từ cách nuôi dạy con của ông: chỉ có chú là quan trọng. Chú được hưởng hết mọi thứ, được đầu tư, đẩy hết phần thiệt cho cô Maryanne, cô Elizabeth, chú Robert và cả bà nội nữa rồi biến bố tôi thành trò hề. Trong tư tưởng của chú, thành công, danh tiếng của gia đình một tay chú gánh vác nên chú đáng hưởng hết mọi thứ.

87 Hà Triệu

Tôi đang đứng bên của sổ trên căn hộ một phòng của mình nhìn xuống kẹt xe giờ cao điểm trên chiếc Cầu Đương 59 thì có điện thoại của chú Donald gọi cho tôi từ máy bay riêng. Chuyện ngàn năm một thuở. “Trưởng khoa trường đại học Tufts gởi cho chú lá thư cháu viết.” “Vậy à? Sao ổng lại gởi cho chú?” Mất hết một lát tôi mới nhận ra chú muốn nói đến chuyện gì. Hồi đó gần tốt nghiệp, ông giáo sư đó muốn được đề cử vào chức trưởng khoa nên tôi viết thư ủng hộ ông. Bốn năm rồi tôi đâu còn nhớ gì nữa. “Trong thư cháu khen trường dữ lắm. Trong dịp gây quỹ đó mà.” “Xin lỗi nếu cháu làm ông giáo sư mất lòng.” “Ổ không, thư cháu viết hay lắm.” Tôi vẫn chưa hiếu mục đích ông gọi cho tôi làm gì. Rồi chú giải thích, quá bất ngờ luôn “cháu có muốn viết cuốn sách sắp tới của chú không? Nhà xuất bản họ muốn chú bắt đầu đi là vừa, cơ hội cho cháu, hay lắm đó.” “Ngon à chú” tôi trả lời ông, mà ngon thiệt. Tôi nghe tiếng động cơ máy bay trong điện thoại “ủa chú đang đi đâu vậy?” “Từ Vegas về, ngày mai con gọi cho cô Rhona nghen.” Cô Rhona Graff là trợ lý điều hành trong công ty Trump Organization của chú. “Cháu sẽ gọi, cám ơn chú nhiều.” Chẳng cần chờ đợi lâu, khi đọc lại lá thư tôi hiểu ngay tại sao chú muốn mướn tôi: không phải vì tôi viết hay mà vì tôi có tài bốc thơm người khác. Vài ngày sau tôi có bàn làm việc riêng trong văn phòng phía sau của công ty Trump Organization. Phòng tôi ngồi làm việc không có gì đặc biệt, rộng rãi, trần có la phông, gắn đèn nê ông, tường có vô số tủ sắt lớn đựng giấy tờ, trông na ná như văn phòng dạng bình dân của công ty Trump Management ở đường Z chứ không như văn phòng phía trước có những bức tường bằng kính khung vàng óng gắn đầy các bìa tạp chí có hình chú Donald như chào đón quan khách. Tôi dành cả tuần làm quen với với nhân viên và hệ thống lưu trữ hồ sơ công ty. Có cả tập thư mục tên tôi, bên trong vỏn vẹn bức thư viết tay tôi gởi chú năm cuối trung học của tôi nhờ chú mua cho cặp vé xem buổi biểu diễn ca nhạc của nhóm Rolling Stone. Nhưng chú không mua được. Tôi tự mình tìm hiểu gần hết, hiếm hoi lắm có gì thắc mắc tôi mới hỏi đến ông phó chủ tịch công ty, ông là người thoải mái, nhiệt tình sẵn sàng giúp đỡ, lâu lâu ông lại tìm cho thêm vài tập hồ sơ mà ông nghĩ cần

88 Hà Triệu

thiết cho tôi. Vấn đề là tôi không biết viết gì cho đề tài lớn quá ẩn chứa sau cái tiêu đề Nghệ Thuật Chiến Thắng Lần Nữa. Tôi chưa đọc hai cuốn sách kia của chú, nhưng tôi có biết sơ qua. Nghệ Thuật Thương Lượng theo như tôi hiểu cuốn sách giới thiệu chú là một nhà phát triển bất đông sản đầy nghiêm túc. Ông nhà văn viết thuê Tony Schwartz, viết rất mạch lạc như thể chú Donald tán thành, hiểu và noi theo triết lý kinh doanh được mọi người công nhận. Vì chuyện ấy mà ông nhà văn ân hận mãi. Sau chuyện bực mình cuốn Sống Sót Trên Đỉnh Cao tung ra không đúng thời điểm, có lẽ chú muốn quay lại chuyện nghiêm túc của cuốn trước đó. Cuốn này tôi phải giải thích cho được trong hoàn cảnh đầy khó khăn ông vẫn hiện ra từ sâu thẳm dành lấy chiến thắng, dành lấy thành công chưa từng có trước giờ. Tiếc thay không hề có bằng chứng nào cho luận điểm này, ông nộp đơn khai phá sản lần thứ tư cho khách sạn Plaza, tôi phải cố thôi. Sáng nào lúc đi ngang văn phòng chú để đến bàn làm việc của mình tôi đều ghé ngang hy vọng chú có thì giờ cho tôi phỏng vấn. Tôi nghiệm ra, tốt nhất là xem ông làm gì, cách ông tiến hành công việc ra sao. Cách nhìn nhận vấn đề của ông thể hiện qua mọi thứ, tôi cần câu chuyện bằng chính lời ông. Lúc nào ông cũng gọi điện thoại, tôi vừa ngồi xuống là ông mở loa ngoài. Tôi còn nhớ chẳng liên quan gì đến kinh doanh cả. người ở đầu dây bên kia không biết chú mở loa ngoài cho người khác nghe chỉ tán gẫu, nhận xét phụ nữ này nọ, hay một câu lạc bộ mời khai trương. Cũng có khi người bên kia gọi điện chỉ để nhờ vả. Tôi nghe chủ yếu là về đề tài đánh gôn. Khi nào nghe có vẻ tục tĩu, xu nịnh, ngu ngốc thái quá chú lại cười khẩy chỉ cái loa trên chiếc điện thoại như ngầm nói với tôi “rõ điên mấy cái thằng này” Không gọi điện thoại thì chú chúi mũi vào mấy bài báo do nhân viên cắt ra sẵn. Toàn là mấy bài viết về chú hay liên quan đến chú. Chú khoe với tôi mấy bài báo đó, khách nào chú cũng khoe. Tùy theo nội dung bài báo chú dùng bút lông xanh, loại ông nội tôi vẫn thường dùng, ghi chú những nhận xét chồng lên rồi gởi lại cho phóng viên. Viết xong chú hỏi ý tôi về những nhận xét dí dỏm của mình. Chẳng giúp ích gì cho nghiên cứu của tôi cả. Đi làm mấy tuần rồi mà không thấy lương hướng gì. Tôi gặp chú phản ánh chuyện này, chú cứ ngơ ngác như không hiểu tôi đang nói gì. Tôi bảo cần ứng tiền mua máy vi tính và máy in – cho đến lúc đó tôi vẫn dùng máy đánh chữ điện tử bà cho tiền tôi mua lại khi bị trộm viếng nhà. Chú nói chú tưởng đó là chuyện giữa tôi với nhà xuất bản “cháu gọi cho nhà xuất bản Random House đi.” 89 Hà Triệu

Mãi sau tôi mới biết người biên tập sách cho chú hoàn toàn không biết chuyện mướn tôi. Một đêm tôi đang ngồi sắp xếp, xem có thu lượm được gì từ mớ tài liệu không thì có điện thoại của chú. “mai cháu đi làm, cô Rhona sẽ đưa cho ít tài liệu, chú mới tìm được cho cuốn sách, hay lắm.” Chú hào hứng nói. Rồi tôi cũng tìm được vài tài liệu, ý tưởng cho cuốn sách. Tôi không biết chú nghĩ gì về “chiến thắng lần nữa”, về điều hành kinh doanh, hay vai trò của chú trong những dự án đang tiến hành. Ngày hôm sau, như đã hẹn, cô Rhonda đưa cho tôi phong bì cỡ lớn chứa mười trang giấy đánh máy. Tôi đem về bàn làm việc, đọc xong không biết nghĩ sao. Đó là bản đánh máy ghi lại của một đoạn ghi âm của chú, để giải thích chất lượng của dòng ý thức. Trong đó mô tả thô thiển những phụ nữ từ chối hẹn hò với chú, bỗng nhiên họ trở thành béo ú, bẩn thỉu, xấu xí nhất mà chú từng gặp. Chẳng hạn như cách cô ca sỹ Madonna nhai keo cao su nhìn mất hết thẩm mỹ, hay cô Katrina Witt, vận động viện trượt băng người Đức hai lần đoạt huy chương vàng, bốn danh hiệu vô địch có hai bắp chân quá bự. Thôi, tôi không phỏng vấn chú làm gì nữa.

Thi thoảng chú hỏi thăm mẹ tôi. Chú không gặp mẹ bốn năm rồi từ khi thím Ivana và thím Blaine ra tối hậu thư cho bà nội ngay trước lễ Tạ Ơn: hoặc là hai thím hoặc mẹ tôi đến “Viện” trong kỳ lễ đó. Vì người, không phải chị dâu im lặng quá, thêm vẻ ảo não nên họ không thích gặp. Từ năm 1961, năm nào mẹ cũng đón lễ ở nhà ông bà, bố mẹ tôi ly hôn ông bà nội vẫn bảo mẹ đến, tôi chẳng hiểu nổi sao mẹ lại đồng ý. Hai mươi lăm năm sau, bà nội tôi chọn hai thím mà không tính đến chuyện anh em tôi bị ảnh hưởng thế nào. Hôm đó chú nói với tôi: “chu cấp mãi cho mẹ cháu là sai rồi. Đúng ra nên cắt tiền trợ cấp sau mấy năm, như vậy mẹ cháu mới sống tự lập được.” Ý nghĩ một ai đó có đủ tiêu chuẩn lãnh tiền hay trợ cấp dù họ chưa nhận được đồng nào cũng đủ làm cho chú hay ông tôi hiểu nỗi. Từng là vợ con trai lớn của một gia đình giàu có nhưng mẹ tôi có nhận được gì đâu. Mẹ một mình nuôi hai cháu cho ông bà từ trợ cấp của ông chứ có phải của chú đâu. Giờ ông và chú hành xử như chính tiền của chú vậy.

90 Hà Triệu

Chú nghĩ mình hào phóng lắm rồi. Chú từng cho tôi 100 đô để lãnh chiếc xe đang bị giam ra. Sau ngày bố mất ngoài ông nội ra, chú là người duy nhất chuyện gì cũng nhớ đến tôi. Hảo tâm của chú dần hao hụt vì lâu quá không dùng và do ông tôi không đồng ý. Chú cho rằng chú quá tốt với mấy mẹ con tôi mà không ai biết ơn. Lúc nói chuyện với tôi chú vẫn nhận được khoản trợ cấp từ ngân hàng 450 ngàn đô từ các ngân hàng hàng tháng. Một buổi sáng, tôi và chú đang ngồi thảo luận chi tiết về chuyến đi sắp tới của tôi đến khu nghĩ dưỡng Mar-a-Lago (chú nghĩ tôi đến lâu đài đó tôi có thêm ý tưởng cho cuốn sách) điên thoại reo. Ông Philip Johnson gọi đến. Hai người đang nói chuyện, chú đột nhiên nảy ra ý tưởng. Chú mở loa ngoài. “Philip nè, ông nói chuyện với cháu gái của tôi chút đi. Nó đang viết cuốn sách sắp tới của tôi đó, ông kể cho nó nghe sòng bài Taj Mahal nhé.” Sau phần tự giới thiệu, ông Philip gợi ý tuần sau tôi nên đến nhà riêng của ông thảo luận thêm về cuốn sách. Điện thoại xong, chú bảo tôi, “tuyệt rồi, Philip giỏi lắm đó, chú mướn ông ấy thiết kế pota-co-share của Taj Mahal. Lớn chưa từng thấy.” Bàn xong chuyến đi Floria, tôi ra thư viện. Tôi chưa biết Philip Jonhson là ai, mà cũng chưa nghe porta-co-share gì đó của chú bao giờ. Trên chuyến xe linosin đưa tôi ra phi trường vào ngày hôm sau. Tôi báo với chú tôi hẹn gặp Philip tại nhà riêng ông ấy. Hôm qua lúc vào thư viện tôi mới tìm hiểu được ông là kiến trúc sư nổi tiếng tự tay thiết kế ngôi nhà toàn bằng kiếng (Glass House) cho mình, ông cũng thiết kế cái porta co share thật ra la porte cochere, nơi chứa xe có mái che. Tôi biết chú muốn ông kiến trúc sư dính dấp đến công trình chỉ vì ông nổi tiếng và chú muốn chen chân vào tầng lớp của ông. Nhưng không thể hiểu được sao ông lại đồng ý thiết kế nhà chứa xe cho sòng bạc, quá nhỏ so với tầm vóc của ông. Mười phút sau khi lên xe, chú nhặt một tờ Bưu Điện New York lên rồi chăm chú đọc, chú chẳng cấp thêm thông tin gì cho cuốn sách tôi đang viết. Tôi nghi là chú thuê tôi mà không hỏi ý nhà xuất bản chỉ vì không muốn bị kiểm soát gắt gao. Với tôi chú có thể cho thôi bất cứ lúc nào vì đâu có hợp đồng gì, tôi chỉ nhận lương thôi, nhà văn chuyên nghiệp không dễ vậy đâu, biết cuốn sách đi đến đâu mà đặt cược quá lớn. Ngồi máy bay cùng chú hai tiếng hy vọng chú cháu sẽ nói chuyện với nhau. Chiếc máy bay phản lực đang chờ trên đường băng. Mọi người yên vị đâu đấy, chú dang rộng hai cánh tay nói, “theo cháu thì sao?” 91 Hà Triệu

“Tốt lắm chú.” Tôi biết mình nên nói gì. Phi cơ lên đến tầng bình phi, mọi người tháo dây an toàn, một cận vệ mang một ly coca loại cho người ăn kiêng và một đống thư từ. Chú mở mở từng bì thư xem qua chừng vài giây rồi vứt xuống sàn. Đống giấy nhiều lên người vệ sỹ ban nãy đi ra hốt vứt vào sọt rác, cứ vậy lặp lại. Chướng mắt quá, tôi chuyển qua ghế khác để đỡ phải nhìn. Xe về đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, nhân viên sắp hàng chờ ở cổng ra vào. Chú vào phòng khác với người quản gia, tôi làm quen với mọi người. Khu biệt thự này có năm mươi tám phòng ngủ, ba mươi ba phòng tắm đồ dùng dát vàng và phòng khách rộng trên trăm rưỡi mét vuông trần nhà cao 13 mét lòe loẹt đến khó chịu. Ăn tối chỉ có tôi, chú và Marla. Tôi chỉ gặp Marla đôi lần, chưa có dịp biết nhau nhiều, qua tiếp xúc cô ấy có vẻ thân thiện. Trông chú vui vẻ bên Marla. Cô chỉ lớn hơn tôi hai tuổi không giống gì Ivana, cô nói năng nhẹ nhàng, cư xử lịch thiệp chân thành, còn Ivana lại bóng bẩy, kiêu ngạo nanh nọc. Hôm sau, tôi dành hết cả buổi sáng để xem qua ngôi biệt thự. Không có khách khứa gì, tất cả đều im lìm, trống vắng đến lạ kỳ. Tôi nói chuyện với người quản gia và mấy nhân viên xem có ghi chép được gì không, ra hồ bơi chút xíu trước giờ ăn trưa vào lúc một giờ. Chẳng có ai, tôi thoải mái mặc đồ tắm quần sóoc đến ăn trưa đã dọn sẵn ở sân trong. Chú mặc vận bộ đồ chơi gôn, nhìn tôi lạ lẫm như chưa gặp bao giờ “trời đất, bụ lớn dữ đa.” “Donald!” Marla ra vẻ sợ hãi đầy diễu cợt, vỗ nhẹ lên tay ông. Hai mươi chín tuổi, đâu dễ gì bị mắc cỡ nhưng tôi thấy mặt đỏ gấc, ngượng nghịu. Tôi kéo chiếc khăn choàng qua vai. Trước giờ trong gia đình chỉ có ba mẹ với anh Fritz thấy tôi mặc đồ tắm. Chuyến đi thực tế cho cuốn sách ở Palm Beach lần đó chỉ có chuyện đáng nhớ đó. Trở về New York, chú khó chịu khi tôi yêu cầu phỏng vấn. Chú đưa tôi một mớ tên tuổi, “cháu nói chuyện với họ đi” trong danh sách đó có cả những chủ tịch mấy cái sòng bạc, và chồng cô Maryanne-bác John. Có thêm chút ít tư liệu, nhưng chú không chịu hiểu chú phải là người chính cung cấp thông tin, không vậy làm sao tôi viết được. 92 Hà Triệu

Tôi gặp hết mấy vị chủ tịch sòng bạc. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, tất cả câu trả lời đều ý tứ che đậy, chẳng ai muốn nói đến chuyện dơ dáy trong kinh doanh của sếp nhất là lúc lộn xộn đảo điên. Chỉ tổ mất thì giờ, hồi giờ tôi đâu có đến mấy chỗ đó nên có biết gì đâu. Gặp John Barry còn tệ hơn nữa “Có gì kể tôi nghe không?” tôi hỏi ông Ông chỉ nhướng mắt khó chịu Rồi chú cũng bảo tôi biên tập viên của chú muốn gặp tôi. Hẹn gặp buổi ăn trưa, đến đó tôi cứ nghĩ ông sẽ cùng tôi thảo luận thêm bước kế tiếp cho cuốn sách. Nhà hàng sang trọng khu trung tâm thành phố, bàn chúng tôi chật chội xếp gần nhà bếp. Chẳng cần rào trước đón sau, ông biên tập cho hay nhà xuất bản Random House muốn chú Donald thuê nhà văn có nhiểu kinh nghiệm hơn. “Tôi làm việc được một thời gian rồi” tôi nói “có nhiều tiến triển đó chớ, vấn đề ở chỗ chú không chịu cho tôi phỏng vấn.” “Mới chơi đàn dương cầm làm sao trình diễn bản công xéc tô của Mozart được chớ” Ông biên tập nói cứ y như tôi mới học viết ngày hôm qua. “Nhưng chú Donald bảo chú hài lòng những gì tôi đang làm mà.” Ông biên tập nhìn tôi, rồi như để chứng minh quan điểm của mình ông thêm: “ Donald có đọc mấy thứ đó bao giờ đâu.” Hôm sau tôi đến văn phòng dọn dẹp đồ đạc, để lại hết mấy thứ tôi nghĩ có thể dùng được cho người thay thế tôi. Tôi không hề oán giận, hay mảy may bận tâm đến việc chú dùng người khác sa thải tôi. Viết lách đang đi vào ngỏ cụt, ở văn phòng ít lâu thực tâm mà nói tôi chẳng biết ông đang làm gì nữa.

93 Hà Triệu

Chương chín Hoàng hôn đ n mu n

Mọi người quây quần bên chiếc bàn ngày trước tôi và chú Donald và Marla ăn trưa ở Mar-a-Lago vài năm trước. Bây giờ cứ Phục Sinh cả gia đình đến khu biệt thự đó để đón lễ. Ông nội quay sang bà chỉ tôi rồi hỏi “cô đẹp đẹp đó là ai vậy?” Rồi ông hỏi tôi “quý cô đẹp lắm đó” “Cám ơn ông nội.” Tôi đáp lời ông. Bà không vui, tôi phải trấn an bà. Có những người thân quen hàng chục năm nhưng ông không nhớ nỗi họ là ai: cô cháu nội nhỏ nhất trong nhà hay cả tài xế của ông. Mỗi lần gặp, ông cứ gọi tôi bằng biệt danh “quý cô xinh đẹp” cho đến giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer. Ông nhẹ nhàng, ngọt ngào với tôi khi không còn nhớ tôi là ai nữa. “Thôi mà bố” chú Robert dợm bước nhưng ông nội không nhúc nhích. Ông nhìn đám đông xung quanh, trong một lần đi lễ hội, đầy vẻ ngưỡng mộ, đột nhiên ánh mắt ông lóe lên vẻ hoảng hốt vì không biết họ là ai, sao mình lại ờ đây. Mãi đến lúc đó tôi chỉ thấy ông khinh khỉnh, khó chịu, giận dữ, không biết chán và tự mãn. Hoảng hốt ở ông lần đầu tôi mới thấy, có gì không ổn. Lần khác, tôi thấy ông bối rối khi chú Donald đưa ông đi chơi gôn, thứ thú vui mà chú tiêu tốn không biết bao nhiêu thì giờ. Ông tôi không có thú tiêu khiển nào cũng không khiển trách chú bao giờ. Tôi đến “Viện” vừa lúc ông và chú vừa từ sân chơi gôn về. Suýt chút nữa tôi không nhận ra ông. Hai cha con mặc đồ chơi gôn, ông mặc chiếc quần màu xanh nhạt, áo len trắng, đôi dày trắng tiệp màu. Lần đầu trong đời tôi thấy ông không mặc đồ vét, sao lại lúng túng, ngượng nghịu đến vậy. Tâm trí ông chuyền tiếp rất nhanh từ việc thi thoảng để đồ đâu không nhớ, tìm mãi không ra từ ngữ khi nói chuyện cho đến không nhớ nỗi người thân quen. Có thể định lượng giá trị của ai đó trong mắt ông qua việc ông nhớ người đó bao lâu. Không biết ông còn nhớ bố tôi không, tháng năm qua đi sau ngày bố mất tôi chưa một lần nghe ông nội nhắc đến ông. Cô Maryanne luôn cho anh David, lúc này đã là chuyên gia tâm lý lâm sàng, theo ông trong các cuộc hẹn kiểm tra sức khỏe, khám thần kinh để ông nhớ anh lâu hơn, nhưng chẳng ăn thua gì, chỉ một thời gian sau ông tôi chỉ gọi anh là “ông bác sỹ”.

94 Hà Triệu

Tôi đứng với ông và cô Maryanne bên hồ bơi ở khu biệt thự Mar-a-Lago, ông chỉ tôi nói với cô: “quý cô kia đẹp nhỉ”, khoảng một năm gì đó sau lần đầu ông đặt biệt danh cho tôi. “Dạ, đúng đó bố.” cô nở nụ cười mệt mỏi. Ông nhìn cô hồi lâu như chợt nhớ ra, hỏi: “chớ cô là ai?” Nước mắt chan hòa như mới vừa bị ai đánh, cô nhẹ nhàng nói “bố à, con là Maryanne đây.” “À, Maryanne.” Ông cười, nhưng cái tên đâu có nghĩa gì với ông nữa. ông chỉ không quên chú Donald. Chú Robert đang lâm vào cảnh thất thế từ khi thôi không giữ vị trí chủ tịch sòng bạc Trump Castle nữa (sòng bạc trong vụ cứu nguy 3,15 triệu đô tiền chip), thay ông điều hành công ty Trump Management lúc ông nhập viện năm 1991 rồi chú ở lại với công ty luôn. Công việc dễ dàng quá. Ngoài hàng triệu đô hàng năm thu nhập vì là người con duy nhất điều hành công ty, chú còn nhận khoản lương nửa triệu đô một năm cho công việc chẳng cần chút kỷ năng hay cố gắng gì. Vị trí đó cả bố tôi lẫn chú Donald được mông má cho hợp chức vụ, rồi cả hai đều bỏ đi theo cách riêng của mình. Ông vẫn đến công ty mỗi ngày ngồi đó cho đến giờ về. Chú Robert mới thực quản lý cổ máy có công năng và trơn tru mà chú hay gọi là “con bò sữa”. Một hôm thật không may cho ông, cả nhà đang ngồi trong thư phòng thì ông tôi xuống cầu thang, râu mép và lông mày ông mới nhuộm, đầu tóc giả đội lệch sang một bên nhưng bộ com lê của ông vẫn thẳng nếp. Nhuộm lung tung rồi đến tóc giả là mấy thứ ông mới tân trang. Ông quan tâm thái quá tới vẻ bề ngoài của mình và hay rên rỉ tới mái tóc bị hói. Bây giờ nhìn ông đội tóc giả ngầu quá. Không ai có ý kiến gì về đầu tóc giả, nhưng màu thuốc nhuộm làm mọi người từ trong nhà đến ngoài đường đều trố mắt kinh ngạc. Ông hay dùng loại thuốc nhuộm rẻ tiền mua từ mấy hiệu thuốc tây, mà lại để lâu quá nên lông mày ria mép chuyển thành màu đỏ tía nhìn nhức cả mắt. Ông bước vào thư phòng có vẻ mãn nguyện thành phẩm lắm, bà tôi kêu lên: “trời đất ơi, ông ơi là ông” “Lạy chúa tôi, bố!” Chú Donald gắt lên với ông. “Đù, thiệt hết chỗ nói” chú Robert vừa thở vừa nói. Cô Maryanne vỗ nhẹ tay ông nói: “Đừng làm vậy nữa bố.” 95 Hà Triệu

Khi tôi bước vào ông đang đứng cạnh chiếc ghế quen thuộc của mình. “Chào con” “Chào ông. Ông khỏe không?” Ông nhìn tôi rồi rút chiếc ví lúc nào cũng dày cộp tiền, không biết làm sao nhét vào túi được. Trong ví ông có bức ảnh người phụ nữ không mặc áo, chỉ sợ ông mang ra khoe như ông đã làm hồi tôi mười hai tuổi. Hồi đó ông rút tấm hình ra, trong ảnh là một cô gái rất trẻ chưa đến mười tám, trang điểm rất đậm, hai tay đỡ bộ ngực trần đang cười ngây thơ trước ống kính. Chú Donald nhìn qua vai ông, tôi không biết nói hay phản ứng ra sao nhìn chú chờ đợi song chú chỉ chăm chú chỉ nhìn chằm chằm vào ảnh bức hình. “Cháu thấy sao?” ông tôi cười hỏi. Tôi chưa thấy ông cười bao giờ, chắc cả đời ông không cười. Ông thường chỉ “ha!” lên một tiếng khi có chuyện vui, rồi cười khẩy. Lần này là tờ một trăm đô đưa ra phía tôi hỏi “bán cho ông bộ tóc đi.” Lớn lên, mỗi lần gặp, ông đều đùa như vậy. Tôi lại phá lên cười: “Không được ông ơi, con phải có tóc chứ.” Cô Elizabeth tay cầm chiếc hộp nhỏ đến bên ông. Cô giữ lấy khủy tay rồi dựa hẳn vào ông. Ông nhìn lên ngơ ngác, giật tay ra bước khỏi phòng. Lát sau, chú Donald dẫn mấy đứa con cùng con riêng vợ chú Robert vào. Trừ Eric, đứa nào cũng cao lớn mũm mĩm vận đồ vét. Chú Donald ngồi vào chiếc ghế bên cạnh ti ti, thím Ivana ngồi lên đùi chú. Mấy đứa con trai hò hét vật lộn. Chú tự nhiên bẹo má hôn hít vợ và xem mấy đứa nhỏ chơi trước mặt. Thỉnh thoảng chú thò chân đá mấy đứa đang lăn trên sàn nhà. Lúc chúng còn nhỏ, chú tham gia vật lộn, chú thường tóm lấy mấy chú nhóc nâng lên, ném xuống đất rồi ghì đầu gối đến khi chúng la khóc xin chú tha. Chúng lớn lên đủ sức đánh lại, chú thôi không tham gia nữa. Cô Elizabeth và tôi tránh ra, cô đưa tôi chiếc hộp nhỏ nói: “của cháu nè.” Đâu phải Giáng Sinh mà tặng quà. Tôi tò mò mở ra, bên trong là chiếc đồng hồ nhỏ cổ điển hiệu Timex làm bằng thép không gỉ, mặt nhỏ dây đeo màu xanh ô liu. “Có người cho cháu quà Giáng Sinh, lúc đó cháu mới mười tuổi, cô nghĩ nhỏ quá chưa biết gì nên cô giữ lại” nói xong cô đi tìm ông nội. Chú Donald, chú Robert sang ngồi phòng ăn thì thầm to nhỏ chuyện riêng, ông nội đứng bên cạnh nhón chân cố nghe xem hai chú nói gì. Ông gọi: “Donald, Donald” chú không phản ứng gì, ông kéo tay áo chú. “Gì thế bố?” không quay lại chú hỏi. 96 Hà Triệu

“Xem này.” Ông chìa tờ giấy xé ra từ tạp chí, đó là tờ quảng cáo chiếc limosin giống của ông. “Mà sao?” “Bố mua chiếc này nghen?” Chú cầm lấy tờ giấy đưa sang bên kia, chú Robert gấp làm đôi rồi đẩy ra bàn. “Được bố,” chú Robert nói, còn chú Donald ra khỏi phòng. Dù đã từng gắn bó, mấy người con trai còn lại của ông không cần phải giả vờ quan tâm đến cha nữa. Từng phục vụ cho ý đồ của cha, bây giờ chú Donald xem thường ông ra mặt, cứ như tình trạng tâm trí ngày càng tệ là lỗi của riêng ông nội tôi vậy. Ông nội đối xử người con trai lớn nghiện rượu cũng vậy thôi. Vậy có gì đâu mà ngạc nhiên. Chỉ là thấy bất nhẫn khi phải chứng kiến cảnh đó. Với ông, chú không những là con cưng mà chỉ có chú mới là con. Ông đã quá tàn nhẫn, nhất là với bố tôi, bố bị vậy là đáng ư? Thật xấu hổ. Tôi không biết: “Viện” trống vắng lạnh lùng thế nào lúc bà tôi bệnh tật nhiều năm trước; ông bỏ bê con cái ra sao khi bà không đảm đương trách nhiệm làm mẹ hay chú Donald bị ảnh hưởng sâu đậm do bị bỏ mặc. Nhưng chắc chắn một điều hoàn toàn không ủng hộ hay nuôi nấng bố tôi để vào đời là người thành đạt, ông chỉ chờ chú Donald lớn lên thành quân cờ của ông. Năm 1994, tôi dọn từ căn hộ ở Upper East Side đến Garden City, một thị trấn ở Long Island chỉ cách “Viện” mười lăm phút xe. Tôi hay đưa bà nội đến thăm mấy đứa cháu cố, hai đứa con trai con gái của anh Fritz. Hai bà cháu lái chiếc RollsRoyce đỏ, quà sinh nhật của ông tặng bà mấy năm trước. Ngồi sau tay lái lớn màu hồ đào thấy mình bềnh bồng bay cao mãi thấy cả đường chân trời. Chuyến đi bốn mươi lăm phút, thường hai bà cháu nói chuyện huyên thuyên, nhưng cũng có ngày bà đột nhiên trầm tư xa cách. Những lúc như thế đường sao xa diệu vợi. Nhiều hôm người bà đầy mùi vani dù bà đâu có làm bánh. Có lần liếc qua tôi thấy bà kín đáo lấy gì đó trong bóp cho vào miệng. Một hôm ở nhà, tôi với bà hay trò chuyện trong thư phòng, cô Maryanne hay gọi về hỏi thăm chừng. Cầm ông điện thoại bà quay sang tôi “cô Maryanne” rồi nói với con gái “Con biết ai đang ở đây không? Mary đó.” Bà ngừng một lát như đang nghe cô nói, “bà ơi, nói giùm con chào cô.” Nhưng bà chẳng nói bao giờ. Đôi khi hai bà cháu đi ăn ở nhà hàng loại thường Sly Fox gần nhà, nhà hàng đối diện với cửa hàng tạp hóa bà bị giật giỏ trong bãi đậu xe. Bà cháu không nhắc đến bố tôi, nhưng một hôm có vẻ bà nhớ đến chuyện xưa, bà kể bố và Bác Billy Drake 97 Hà Triệu

hay gây chuyện làm bà cười hoài. Người bồi bàn dọn bác đĩa, hỏi bà có muốn tính tiền chưa, bỗng bà im lặng xa vắng không trả lời, tôi đành gật đầu. “Mary nè, bố con bệnh nặng lắm” “Con biết bà ạ” tôi cứ đinh ninh bà đang nói chuyện nghiện rượu của bố. Bà sắp bật khóc, tôi không biết an ủi làm sao chỉ nói “Không sao đâu bà.” “Mấy tuần cuối cùng, nó cứ nằm liệt giường vậy” bà thở dài “Có phải cái ngày con ghé ...” tôi bắt đầu hỏi Nhà hàng mang hóa đơn đến. “Ốm vậy sao bố không đi khám bác sỹ hả bà?” tôi hỏi thêm. “Nghe cháu đến thăm nó buồn lắm.” Tôi chờ xem bà có nói thêm gì không, bà lẳng lặng mở ví. Đi ăn bao giờ bà cũng trả tiền. Tôi im lặng lái xe đưa bà về. Năm 1987, tôi học một năm ở ngoại quốc, tôi chọn nước Đức, không có bà con thân thuộc gì ở đó nhưng chắc ông nội sẽ vui lắm vì là quê hương của ông bà cố, ông lại chẳng quan tâm. Dự định về Mỹ đón Giáng Sinh, tôi gọi điện để xin ở cùng ông bà trong dịp lễ. Đứng bên chiếc điện thoại công cộng tron ký túc xá, trong tay một mớ tiền xu loại năm mác Đức tôi gọi về “Viện” “Ông ơi, con Mary đây” “ừ” ông trả lời. Tôi giải thích sao tôi lại gọi cho ông bà. “Sao con không về ở với mẹ?” ông hỏi lại “Con bị dị ứng mèo ông ạ. Sợ bị lên cơn suyễn.” “Thì bảo mẹ con vứt hết mấy con mèo đi là xong.” Giờ thành “quý cô xinh đẹp” dễ hơn nhiều. Lần đầu tiên tôi mới cảm nhận được sống với ông bà nội tôi khốn khổ thế nào. Tính khí kỳ quặc tiểu tiết của ông như giấu cuốn chi phiếu của bà, đến khi bà gắt lên ông lại nói bà muốn ông phá sản mà. Bà cố giải thích ông lại nổi dóa làm bà run rẩy sợ hãi. Ông chỉ biết có tiền, lúc nào cũng sợ sự sản tiêu tan. Đời ông chưa bao giờ nghèo dù chỉ một ngày. Hình ảnh nghèo khó luôn ám ảnh và làm ông sợ hãi. Tính khí của ông đến lúc hết chịu nổi. Bà cứ chịu vậy mãi. Từ văn phòng về ông lên lầu thay đồ: áo sơ mi, cà vạt, quần ngắn, vớ, nhưng vẫn mang giày. “khỏe hết chớ cả nhà?” “Ô kê, ô kê chúc em ngủ ngon,” nói xong ông lên lầu, rồi mấy phút sau trở xuống. 98 Hà Triệu

Một tối, hai bà cháu đang ngồi trong thư phòng, ông bước vào hỏi “tối nay ăn gì thế em?” Bà trả lời, ông đi ra, lát sau lại vào hỏi “tối nay ăn gì thế em?” ông đi ra đi vào hỏi ăn gì đến mười, mười lăm lần, vẫn một câu trả lời “thịt bê đút lò và khoai tây.” Cuối cùng hết kiên nhẫn bà la lên “thôi đi anh Fred, em nói rồi mà” “ô kê, ô kê em” ông bối rối cười nói, đưa tay như sắp chồm về phía bà. “Ừ thì ăn mấy món đó” ông luồn hai ngón cái dưới sợi dây đeo quần, dáng điệu ông như vừa nói chuyện xong như mọi khi nhưng ánh mắt ông đã trở nên vô hại lạnh lẻo. Ông đi ra dăm phút sau quay lại hỏi tiếp. Bà kéo tôi ra hàng hiên sát thư phòng, khoản sân không đẹp lắm, cả nhà vẫn tổ chức mấy buổi thịt nướng ở đây hàng chục năm trước, giờ bỏ phế đến độ tôi quên mất. “Ông làm bà điên lên mất thôi cháu ạ” mấy chiếc ghế phủ đầy lá và cành cây hai bà cháu đành đứng bên cạnh. “Bà nên nói chuyện với bác sỹ coi sao.” “Bà không bỏ ông được con ạ” bà nói như sắp khóc Bà có lần nói đầy nuối tiếc “Phải chi bà về quê được nhỉ”. Tôi chẳng hiểu sao không về Scotland được, bà khăng khăng không muốn làm chuyện “ich kỷ”. Cuối tuần, nếu ông bà không đến Mar-a-Lago lại lái xe đến nhà con cái: chú Robert ỏ Millbrook, New York; cô Elizabeth ở Southampton hay cô Maryanne ở Sparta, New Jersey. Lên kế hoạch ở lại chơi với con cháu một đêm, thư giãn cuối tuần. Nhưng vừa đến nơi ông đã đòi về, ông cứ lằng nhằng đến khi bà lên xe mới thôi. Nên ý tưởng bà đi chơi cuối tuần cho có người, bớt ở nhà một mình chỉ làm bà thêm khổ. Giống những chuyện lạ lùng khác không giải thích được trong gia đình, ông bà cứ vậy lặp đi lặp lại. Bà lại nhập viện, tôi không nhớ bà bị gãy xương gì. Đến ngày xuất viện hoặc là bà phải vào cơ sở phục hồi chức năng hoặc nhân viên vật lý trị liệu sẽ đến nhà. Bà chọn phương án vào cơ sở phục hồi chức năng như lời bà nói “như vậy khỏi phải về nhà.” Vậy hóa ra lại tốt, như sau vụ cướp, phải kê chiếc giường bệnh viện trong thư phòng cho bà ngủ cả mấy tuần. Ông đã hồi phục tốt sau ca phẫu thuật thay khớp xương chậu. Ông chẳng biết gì an ủi, thông cảm, cứ nói “tốt hết chứ em?”

99 Hà Triệu

Năm 1998, cả gia đình đón ngày Lễ Cha (Father‟s day) tại căn hộ của chú Donald trong cao ốc Trump. Đến chỗ đông người không còn thích hợp với ông nội nữa nên những bữa tiệc mỗi năm hai lần đã thành lệ của gia đình: ngày Lễ Cha và sinh nhật của ông ở nhà hàng chuyên món bò bíp-tết miễn bàn đến. Nhà hàng Peter Luger rất khác người, giá rất mắc, phụ thu cho dịch vụ tệ hết chỗ nói. Nhà hàng chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt, chi phiếu hay thẻ riêng của nhà hàng (ông tôi có một cái). Thực đơn chỉ có mấy món, thực khách có gọi hay không nhà hàng vẫn mang ra một dĩa lớn bò bíp tết thái thành lát, cà chua, và hành trắng đi kèm với mấy cái dĩa sứ nhỏ món thịt bằm và rau bi-na trộn kem, thường là không ai động đến. Cả nửa con bò chặt ra bỏ lên khay, thêm mấy chú bò đồ chơi bắng nhựa màu đỏ (kêu được), màu hồng (bò được trên bàn) rồi mấy màu mà tôi không biết kêu là gì. Mọi người gọi cô ca nhà hàng mang ra mấy chai loại 0,18 lít. Có tiếng phục vụ tệ hại, cuối buổi tiệc trên bàn đầy xác cả mấy con bò, hàng lố chai cô ca, những dĩa thức ăn đầy ứ cả nhà không ai đụng đến. Để kết thúc bữa ăn ông nội cầm mấy cái xương hút hết tủy lúc ấy nhìn bộ ria mép của ông đầy ấn tượng. Từ hồi học đại học tôi thôi không ăn thịt nữa, nhà hàng Peter Luger là cả một thử thách. Có lần tôi phạm phải sai lầm khi gọi món cá hồi, nhà hàng dọn lên cho nửa bàn, hương vị thơm ngon hết chỗ nói, theo kiểu vào nhà hàng chuyên về bò lại gọi cá hồi. Thành ra tôi chỉ nhấm nháp tí cà chua với cô ca và xà lách trộn. Thêm đội ngủ nhân viên phục vụ thô lỗ. Hy vọng ở nhà chú Donald có gì cho tôi ăn. Lại sai nữa khi tôi đến nhà chú sớm khi chưa có ai. Dù chú và Marla vẫn là vợ chồng trên danh nghĩa, cô đã là ký ức xa xôi. Thế vào đó là Melania bạn gái mới, người mẫu hai mươi tám tuổi Slovenia tôi chưa gặp bao giờ. Hai người ngồi trên chiếc ghế chật ém trong phòng chờ rộng mênh mông. Nhìn quanh toàn là đá cẩm thạch, vàng lá, tường pha lê, tường trắng cùng những mãng tường vẽ hình, tôi không biết làm sao ra được vậy. Nhà chú còn lạnh lẽo thiếu sinh khí hơn ở “Viện” . Melania nhỏ hơn tôi năm tuổi, cô ngồi né sang một bên chú hai chân gác chéo. Trông cô ngọt ngào làm sao. Vợ chồng chú Robert gặp cô lần đầu kể lại cô cả bữa ăn chẳng nói gì. “Chắc do tiếng Anh không rành” tôi nói “Không phải vậy” chú chế giễu “Melania chỉ là bình hoa di động.” Rõ ràng cô không dành để nói chuyện. 100 Hà Triệu

Tôi vừa ngồi xuống, chú liền kể với Melania chuyện ông thuê tôi viết cuốn Nghệ Thuật Chiến Thắng Lần Nữa mà chú chuyển thành phiên bản Trở Về Từ Vực Sâu trong đó chú là nhân vật chính cứu rỗi cuộc đời tôi. Theo chú, hai chú cháu giống nhau cả từ đáy vực trở lại đỉnh cao (trường hợp của ông) hay trở lại cuộc sống bình thường (trường hợp của tôi). “Cháu bỏ ngang đại học, đúng không?” “Dạ đúng vậy chú.” Gặp ai dù không quen biết tôi không ngại giới thiệu như thế. Chỉ ngạc nhiên sao ông cũng biết chuyện này. “Gặp chuyện không hay, rồi Mary dính tới ma túy.” “Wow” tôi nói hai tay nắm chặc. “Vậy sao?” Melania bắt đầu chú ý đến câu chuyện. “Ủa, cả đời cháu có dính ma túy bao giờ đâu.” Chú mỉm cười đưa đẩy, chú bịa chuyện cho thêm hương vị, ông biết rõ mà. “cô cháu tôi đúng là thảm họa” ông nói thêm cười mãn nguyện. Chú luôn yêu thích mấy câu chuyện vượt khó, càng khó khăn chiến thắng càng vẻ vang, như chú chiêm nghiệm rất nhiều trong đời. Kết nối chuyện tôi bỏ học với việc mướn tôi viết sách (bịa thêm nghiện ma túy), chú hư cấu rất giỏi, ông chính là cứu tinh của đời tôi. Dĩ nhiên, khoảng thời gian tôi bỏ học, và viết mướn cho chú tôi quay lại trường hoàn thành bậc cao học mà chẳng hề nghiện ngập. Thành tích biểu có gián đoạn thật nhưng dính dáng gì đến chú đâu. Chẳng là vì lợi ích cho cá nhân chú hay ai đó, đúng lúc đó có tiếng chuông cửa, có lẽ chú tin vào dị bản đó mất rồi. Ba người đứng lên đón khách, tôi chợt nhận ra suốt thời gian nói chuyện Melania chỉ nói đúng một chữ. Ngày 11 tháng sáu năm 1999, anh Fritz gọi điện báo cho tôi ông nội vào nhập viện tại Trung Tâm Y Tế Jewish ở Long Island, mấy năm gần đây ông cũng đến khám ở bệnh viện này nhiều lần. Anh bảo chắc ông sẽ mất. Tôi lái xe mười phút đến bệnh viện. Trong phòng đông người quá. Bà đang ngồi bên giường, cô Elizabeth đứng kế bên nắm tay bà. Xong phần chào hỏi, tôi đứng kề bên cửa sổ với vợ chú Robert. Thím Blaine bảo “Đúng ra chú thím đã đi Luân Đôn hội kiến thái tử Charles.” À thím đang nói chuyện với tôi, đúng là của hiếm. “ồ” tôi nói

101 Hà Triệu

“Ông mời tôi tham dự mấy trận pô-lô, vậy mà phải hủy bỏ.” giọng đầy vẻ bực mình thím chẳng thèm nói nhỏ lại. Chuyện của tôi nghiêm trọng hơn nhiều. Tuần lễ tôi tính tổ chức đám cưới ở bãi biển Maui gia đình không ai biết cả. Không ai quan tâm đến chuyện riêng tư của tôi (khi cần, tôi nhờ một người bạn đi cùng) chẳng ai hói đó là bạn trai hay quan hệ thế nào với tôi. Trước đó mấy năm. Nhân lúc nói chuyện về công nương Diana, bà phản đối ra mặt: “Sao để cho cái tên ái nam ái nữ Elton John kia hát trong lễ tang chứ.” Tôi nhận ra rằng không nên cho bà biết tôi đang sống và hứa hôn với một người phụ nữ. Trông ông nặng lắm rồi, tôi thấy tan nát cả cỏi lòng nghĩ đến về nhà phải nói với người phối ngẫu: hoãn đám cưới, sau bao tháng lên kế hoạch, vượt qua bao thử thách để rồi lại thôi. Có tiếng ra hiệu im lặng, ai cũng nói chuyện riêng. Tiếng thở của ông nặng nề, hít vào nặng nhọc, dừng lại cả một lát lâu bất thường rồi thở ra.

102 Hà Triệu

Chương mười m t N p nhà Ông mất ngày 25 tháng sáu năm 1999. Cáo phó hôm say đăng trên New York thời báo với tựa lớn “Fred C. Trump, nhà xây dựng dân sự hàng đầu thời hậu chiến, qua đời ở tuổi 93.” Cáo phó nhấn mạnh việc “tay trắng làm nên” với “cậu con trai Donald tỏa sáng”. Đức tính cần kiệm, nhặt nhạnh từng cây đinh chưa dùng trên công trường để hôm sau đưa lại cho thợ được nhà báo viết trước cả ngày tháng năm sinh của người đã khuất. Tờ báo cũng lập lại rằng theo truyền thống gia đình Donald xây dựng doanh nghiệp cho chính mình, chỉ nhận trợ giúp rất ít từ người cha – một số tiền nhỏ - để rồi hai mươi năm sau lại chính tờ báo bác bỏ. Mọi người ngồi trong thư phòng cầm tờ báo. Chú Robert làm mấy anh chị em tức giận vì cho tờ báo biết tài sản của ông tôi khoảng 250 triệu đến 300 triệu đô. “đừng bao giờ cho họ biết con số cụ thể,” cô Maryanne thuyết cho chú một hồi vì cái tội ngu. Chú đứng đó sượng sùng, bẻ mấy đốt ngón tay, chân nhịp nhịp y như ông nội, chắc chú đang lo lắng bị thuế hỏi thăm. Giá trị cả công ty tự nhiên thấp vậy, phải gấp bốn lần, nhưng cô Maryanne và chú Donald không bao giờ thừa nhận cả. Tập trung ở phòng Madison nhà tang lễ Frank E. Campbell Feneral Chapel ở mạng tây Manhattan, là nơi có dịch vụ dành cho giới có tiền, mắc nhất thành phố, cả gia đình bắt tay chào hàng đoàn quan khách đến viếng. Tất cả các phòng khoảng tám trăm nguời. Một số đến viếng để tỏ lòng kính trọng, như đối thủ trong phát triển bất động sản Sam LeFrak, thống đốc New York ông George Pataki, cựu nghị sỹ Al D‟Amato, và danh hài Joan Rivers sau tham gia chương trình Celebrity Apprentice. Số còn lại chỉ để nhìn qua chú Donald cho biết. Ngày diễn ra lễ tang, nhà thờ Marble Collegiate đông nghẹt. Chương trình từ đầu đến cuối, ai cũng có phần, tổ chức rất khoa học. Cô Elizabeth đọc “bài thơ yêu thích” của ông, các cô chú ai cũng phát biểu cảm nghĩ, anh Fritz đại diện cho bố tôi, anh David thay mặt cho các cháu. Mọi người đều kể chuyện về ông nhưng anh tôi có lẽ là người thể hiện ông rõ nhất, trực tiếp hay gián tiếp anh mô tả ông thành công vật chất, bản năng “sát thủ” và tài năng tiết kiệm từng đồng. Đến lượt mình phát biểu, chú Donald lại xa xôi lạc đề, biến bài điếu văn thành bài phát biểu ca ngợi chính chú, khiến người nghe khó chịu. Quá bực mình cô Maryanne bảo anh David sau này cô có chết đừng để mấy ông cậu, bà dì lên phát biểu. Thị trưởng thành phố New York cũng phát biểu cảm nghĩ.

103 Hà Triệu

Tang lễ xong, sáu người cháu lớn (Tifany lúc ấy còn quá nhỏ) theo quan tài như đội quân danh dự tiển ông lên xe, như chuyện vẫn thường xảy ra trong gia đình tôi phần nặng người khác làm công trạng mình hưởng. Các con phố từ đường 5 Avenue và 45 Street đến hầm Midtown, hơn 16 dãy nhà chặn hết không cho xe cộ và khách bộ hành đi qua. Đoàn xe đưa tang có cảnh sát hộ tống dễ dàng ra khỏi thành phố, nhanh chóng đến được nghĩa trang All Faiths ở Middle Village, Queens an táng. Chuyến về ít kèn trống hơn, tập trung ăn trưa ở nhà chú Donald. Rồi tôi đưa bà về lại “Viện”. Hai bà cháu nói chuyện một lúc trong thư phòng, bà có vẻ mệt nhưng nhẹ nhõm. Ngày hôm nay dài quá, mà không, những năm tháng dằng dặc mới đúng. Thay cho người hầu có chỗ ngủ trên lầu, giờ chỉ còn lại hai bà cháu. Đáng ra đang hưởng tuần trăng mật, tôi lại ở đây với bà. Chờ đến lúc bà lên giường, hỏi lần nữa bà cần tôi ở lại hay làm gì không. “Không đâu con, bà ổn mà.” Cuối xuống hôn lên má bà, tôi ngữi thấy toàn mùi vani. “Con thương bà nhất đó.” Có thương nhưng không phải là nhất, mà cũng vì chẳng ai buồn để tâm đến chuyện ở lại với bà sau khi người chồng sáu mươi ba năm chung sống trở về với đất. “ừ, chắc là vậy.” Bà đáp lời. Tôi ra về để bà một mình trong căn nhà to lớn, trống vắng kia. Hai tuần sau đám tang, tôi nhận được phong bì màu vàng phát chuyển nhanh DHL chứa bản chúc thư của ông nội. Tôi đọc hai lần, chắc chắn không hiểu nhầm bất cứ chỗ nào. Tôi hứa với anh Fritz khi có thông tin gì sẽ điện cho anh liền, nhưng sao khó quá. Vợ anh, chị Lisa, mới sanh đứa con trai thứ ba ,William, chỉ vài giờ sau đám tang. Một ngày sau cháu lên cơn co giật, phải đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt hậu sản luôn từ lúc đó. Hai đứa nhỏ ở nhà, anh lại đi làm, không biết làm sao anh chị cáng đáng nổi. Biết là anh sẽ rất buồn nhưng chịu thôi. Tôi gọi cho anh “Sao rồi em?” anh hỏi “Không có gì anh à” tôi trả lời “mình không được gì hết” Mấy ngày sau tôi điện cho chú Robert, tôi nhớ không lầm trước giờ chú chỉ gọi cho tôi một lần báo bà vào viện. Nghe điện thoại, chú tỉnh bơ như không có chuyện gì. Ý chú, nếu tôi ký chấp nhận chúc thư, thế là xong. Chú cần chữ ký của tôi để hoàn tất thủ tục thực hiện di chúc. Đành rằng ông nội đã truất quyền thừa kế của anh em tôi 104 Hà Triệu

đến hai mươi phần trăm trên tổng số tài sản để chia cho bốn người con kia, chúng tôi vẫn có tên trong một chúc thư khác cho các cháu, số tiền không đến 0,1 phần trăm của các cô các chú thừa hưởng. Tính ra số tiền có là bao, nhưng anh em tôi có quyền trong việc quyết định phân chia tài sản làm chú Robert nổi điên. Qua mấy ngày tôi không chịu ký. Di chúc sao tàn nhẫn một cách chính xác ngắn gọn đến vậy, hệt như Bản thỏa thuận ly hôn của bố mẹ tôi ngày trước. Có đoạn chú Robert ngày nào cũng gọi điện cho tôi. Chú được cô Maryanne, chú Donald phân công như vậy. Chú Donald chẳng đếm xỉa, còn cô Maryanne bận bịu vì bác John bị ung thư thực quản, tiên lượng rất xấu. “Thôi bỏ cuộc đi cháu à.” Chú nhắc đi nhắc lại như thể làm vậy tôi sẽ quên được cái chúc thư. Chú nói cứ nói, anh em tôi thỏa thuận với nhau không ký gì hết đến khi nào biết phải làm sao. Chú mất kiên nhẫn, nhưng anh em tôi giữ vững lập trường, tất cả người thừa kế phải ký vào bản di chúc mới thi hành được. Biết anh em tôi nhất quyết không đồng ý, chú đề nghị họp để thảo luận. Buổi họp đầu tiên, anh em tôi yêu cầu giải thích sao ông nội lại hành động như vậy, chú trả lời: “nghe nè, ông không quan tâm đ... gì đến bọn cháu đâu. Không chỉ hai anh em, đứa cháu náo ông xem như c... hết.” “Bố cháu chết nên mới bị cư xử như vậy” “Không phải vậy đâu.” Chúng tôi dẫn chứng, mấy anh em họ khác vẫn có quyền lợi từ phần của cha mẹ, chú bảo: “tụi nó có thể bị cắt quyền lợi bất kỳ lúc nào, như thằng Donny cứ lỳ lợm đăng lính hay mấy cái chuyện ngu ngốc như vậy, chưa tới một nốt nhạc là ba mẹ nó cho đi tong.” “Bố cháu bao giờ sống xa hoa được vây đâu.” Chú ngồi thẳng lưng lên, rõ ràng chú đang hiệu chỉnh cho đúng tông đàn. “Đơn giản thôi, với ông nội chết là hết. Ông chỉ lưu tâm mấy người con còn sống thôi.” Tôi muốn nói ông cũng coi chú ra gì đâu, nhưng anh Fritz ngăn lại “chú à, như vậy bất công quá.” Không nhớ nỗi từ tháng bảy đến tháng mười năm 1999 bao nhiêu cuộc họp tay ba, tháng chín tạm ngưng khi tôi đi Hawaii để làm đám cưới và hưởng tuần trăng mật. Bắt đầu thương lượng, ba người đồng ý không lôi kéo bà vào việc này. Chắc bà không biết ông nội đối xử với anh em tôi thế nào mà cũng làm bà buồn làm gì. Hy 105 Hà Triệu

vọng tìm ra cách giải quyết mà không phiền đến bà. Lúc đi xa, ngày nào tôi cũng gọi cho bà, về lại New York tôi đến thăm bà như trước. Thương lượng, tạm gọi như thế tiếp tục. Anh em tôi có nói gì chú Robert phản ứng rập khuôn, đóng khung. Anh em tôi vào thế bí. Tôi hỏi chú về tổ hợp Midland, công ty quản lý ông tôi lập ra hàng thập niên trước nhằm tránh thuế và phân ra cho quyền lợi của các con. Tổ hợp Midland gồm bảy chung cư (kể cả Sunnyside Towers và Highlander) gia đình tôi cứ xem đó là “tiểu đế quốc”. Tôi không rõ lắm, mấy người quản lý quỹ tín thác cho anh em tôi không giải thích tiểu đế quốc này có vai trò thế nào lợi tức ra sao chỉ biết vài tháng tôi nhận tờ chi phiếu. Vậy ông tôi chết đi có ảnh hưởng gì đến quyền sở hữu về sau không. Chúng tôi không hề đòi hỏi số tiền cụ thể hay phần trăm tài sản nào, chỉ muốn quyền sở hữu trước giờ được giữ nguyên trong tương lai, và nếu được, căn cứ vào sự sản khổng lồ vậy, cô chú có cách gì giải quyết rạch ròi. Cùng với người hưởng chúc thư là cô Elizabeth; cô Maryanne, chú Donald, chú Robert là những người thi hành di chúc có quyền rất lớn về vấn đề này nhưng chú không đưa ra quyết định dứt khoát. Trong cuộc họp cuối cùng ở quán ba của khách sạn Drake góc đường 56 và đường Park, chú hiểu là chúng tôi không nhượng bộ. Trước đó, dù chỉ đưa ra những chuyện khó chấp nhận được chú vẫn ra vẻ mềm mỏng với thái độ “chú chỉ là người truyền đạt lại thông tin chứ không quyền hành gì.” Hôm đó chú nhắc lại ông nội rất ghét mẹ tôi và sợ tài sản lọt vào tay bà. Buồn cười, hai mươi lăm năm mẹ sống theo đúng điều khoản và hướng dẫn trong bản thỏa thuận ly hôn. Bà vẫn sống nghèo khổ trong căn hộ ngày nào, tiền cấp dưỡng mấy khi được tăng, mà bà chẳng đòi hỏi thêm. Ông nội từ mặt chúng tôi, lố bịch hơn nữa những người được cho là đại diện bảo vệ anh em tôi ít nhất là về tài chính như cô Maryanne, chú Donald, chú Robert và ông luật sư Irwin chẳng mảy may đếm xỉa. Chú Robert chồm hẳn tới trước, đầy vẻ nghiêm trọng “được thôi, nếu không chịu ký, kiện thưa, tôi sẽ khai phá sản tổ hợp Midland. Mấy người phải đem hết tiền cả đời không có để trả thuế.” Đó là cuộc họp cuối cùng, hai anh em tôi đầu hàng hay chiến đấu tiếp đều không đi đến đâu. Thử tham khảo ý luật sư, ông là đồng minh duy nhất còn lại. Ông bất bình trước cách ông nội đối xử trong chúc thư. Khi anh em tôi kể cho ông nghe phản ứng của 106 Hà Triệu

chú Robert và hỏi ông về tổ hợp Midland cùng với cổ phần chúng tôi có trong các tài sản khác của giòng họ. Ông nói “chỉ riêng cổ phần của hai cháu trong hợp đồng thuê đất ở dự án Shore Haven và Beach Haven là vô giá. Nếu họ không chịu làm gì buộc phải kiện thôi.” Tôi chẳng biết hợp đồng thuê đất là gì, nói gì đến của hai khu chung cư. Tin luật sư Irwin và gợi ý của ông chúng tôi đi đến quyết định. Cháu William vẫn còn nằm viện, vợ chồng anh chị căng thẳng quá. Tôi bảo anh để tôi lo, chiều hôm đó tôi gọi cho chú Robert. “Mấy cô chú sắp xếp được gì không?” tôi hỏi. “Thì cứ ký đi rồi xem sao chớ.” “Vậy sao?” “Bố cháu chết rồi” chú nói. “Cháu biết bố mất rồi chú à, nhưng tụi cháu đã chết đâu.” Tôi phát nôn khi nghe chú nói vậy. Chú dừng lại một chút rồi tiếp “cô Maryanne, chú Donald với cả chú nữa chỉ làm theo di chúc của ông nội thôi, ông không muốn để lại cho anh em và cả mẹ chú thứ gì hết.” Tôi thở một hơi mạnh “chú cứ vậy chẳng đi đến đây, anh em cháu sẽ mướn luật sư.” Như bật công tắc điện chú hét lên “muốn làm đ... gì đó thì làm đi!” rồi dập điện thoại. Hôm sau thấy tin nhắn của bà trong máy trả lời điện thoại “Mary, bà nội đây.”bà nói gọn lỏn, bà đâu có xưng với tôi vậy bao giờ, lúc nào bà cũng nói “nội”. Tôi gọi lại cho bà ngay. “Chú Robert nói hai anh em cháu kiện đòi hai mươi phần trăm tài sản của ông nội.” Bị tấn công bất ngờ tôi không nói nên lời. Rõ ràng chú nuốt lời kể cho bà nghe theo cách của chú. Sao trong lời bà có gì đó khác thường như thể anh em tôi lấy hai mươi phần trăm của bố là sai là khó coi. Bối rối quá tôi chẳng biết trung nghĩa, tình yêu là gì nữa. Trước giờ tôi cứ nghĩ mình là thành viên của gia đình, hóa ra tôi sai rồi. “Bà à, con không biết chú Robert nói gì với bà nhưng anh em con có kiện ai đâu.” “Tốt nhất là cháu không nên kiện tụng gì cả.” “Chúng cháu chỉ muốn tìm hiểu ra sao, vậy thôi.” “Cháu có biết lúc bố cháu mất có giá trị gì không?” bà hỏi “chỉ là con số không to tướng, không hơn” Ngừng một thoáng, có tiếng clic... bà cúp máy rồi. 107 Hà Triệu

Chương mười hai Hoàn toàn th t b i Tôi ngồi đó chiếc ống nghe còn trong tay mà không biết làm gì. Có những khoảnh khắc thay đổi tất cả, những sự kiện trước lẫn sau, lớn quá nằm ngoài khả năng xử lý. Tôi gọi cho anh Fritz, vừa nghe tiếng anh tôi bật khóc. Anh gọi cho bà xem có giải thích gì được không nhưng như nhau cả thôi. Phát súng kết liểu của bà “khi mất bố cháu nghèo rớt mồng tơi.” Trong thế giới gia đình tôi, chỉ một điều có ý nghĩa, khi nếp nhà là tiền, thì đó chính là ống kính duy nhất để định đoạt các giá trị. Những ai ít gặt hái thành công trên nền tảng thước đo đó như bố tôi, thì dù có là con trong nhà-tệ hơn nữa chết đi mà không một xu dính túi. Con cái của bố không đủ tiêu chuẩn thừa kế bất cứ thứ gì. Ông nội có toàn quyền thay đổi di chúc theo ý mình, các cô chú có quyền theo hướng dẫn của chúc thư, nhưng làm sao họ xứng đáng nhận lấy phần hơn bố tôi. Nếu không vô tình sinh nhầm cửa, làm sao họ thành triệu phú. Nhìn xem, có mấy công tố viên hay chánh án liên bang mua nổi nhà ỏ Palm Beach giá 20 triệu hay trợ lý điều hành có nhà nghỉ cuối tuần ở Southampton. (Công bằng mà nói, chỉ có cô Maryanne và cô Elizabeth làm việc bên ngoài không dính dáng gi đến công việc kinh doanh của gia đình). Nhưng họ lại hành động như thể tiền đó là do họ làm ra, họ ngạo mạn rằng không thể mất đi đồng nào. Theo lời khuyên của luật sư Irwin chúng tôi tìm đến Jack Barnosky, một thành viên của Farrell Fritz, công ty luật lớn nhất ở Nassau County. Jack là người huênh hoang tự mãn, ông đồng ý nhận chúng tôi làm thân chủ. Chiến lược của ông: cố đảo ngược di chúc của ông tôi viết năm 1990 rằng là lúc đó ông tôi không còn sáng suốt chỉ làm di chúc vì áp lực của các con. Một tuần sau khi tống đạt đến các thành viên thi hành di chúc, ông Jack nhận được lá thư từ Lou Laurino, một luật sư thấp bé nhưng cứng rắn thô bạo, ông đang đại diện cho tài sản của ông tôi. Theo đó bảo hiểm y tế cho anh em tôi từ ngày mới sinh do công ty Trump Management chi trả nay bị cắt. Trong đại gia đình mọi thành viên đều được bảo hiểm. Anh Fritz dùng bảo hiểm này để trang trải chi phí chữa bệnh quá lớn cho con trai. Cháu William bị bệnh, chú Robert hứa gia đình lo hết cứ gởi hóa đơn đến văn phòng công ty.

108 Hà Triệu

Ngưng bảo hiểm, họ cũng chẳng lợi lộc gì, chỉ là cách gây thêm đau đớn, tuyệt vọng cho anh em tôi. Cháu William đã ra viện nhưng vẫn lên cơn co giật có lần ngưng tim nếu không kịp hồi sức tim phổi (CPR) đã thiệt mạng. Cháu vẫn cần y tá săn sóc 24 giờ mỗi ngày. Gia đình đều biết nhưng không ai phản đối. Nhất là bà, bà biết đứa cháu cố ốm đau quặt quẹo chi phí chăm sóc y tế rất cao có thể đến suốt đời. Không còn lựa chọn nào khác, anh em tôi đành khởi thêm vụ kiện buộc họ tiếp tục đóng tiền bảo hiểm cho William. Vụ kiện cần lời khai và tuyên thệ trước tòa của bác sỹ và y tá chăm sóc cho cháu, rất tốn thời gian gây nhiều áp lực nhất là xuất hiện trước tòa. Luật sư Laurino đưa ra lý do đầu tiên chúng tôi không thể có bảo hiểm suốt đời để bào chữa cho hành động ngưng chi trả. Theo ông đó là món quà từ lòng hảo tâm của ông nội ban tặng chứ đâu phải là nghĩa vụ, ông còn tìm cách nói giảm đi tình trạng của cháu William như các cô y tá chăm sóc cho cháu 24 giớ mỗi ngày có lần cứu mạng cháu là quá tốn kém chẳng qua cũng là giữ trẻ, và nếu anh chị tôi sợ con lên cơn co giật nữa chỉ cần học CPR. Lời khai các bác sỹ và y tá chẳng giúp ích gì thêm. Nói chuyện với luật sư Jack khó quá, ông chẳng theo sát tình hình cứ như chiếc bòng bên lề. Chúng tôi chuẩn bị hàng loạt câu hỏi không biết ông có chuyển cho bên kia không. Chú Robert không để tâm nhiều nữa, luận điểm của chú là ông nội ghét mẹ tôi để bào chữa cho việc truất quyền thừa kế; cô Maryanne giận dữ gọi chúng tôi là những đứa cháu không thấy mặt. Giờ tôi mới hiểu những lúc tôi đến thăm bà, cô gọi điện đến không khi nào nhờ bà chuyển lời chào đến đứa cháu này. Theo lời cô, bà tôi giận dữ vì chúng tôi không hề lui tới thăm viếng gia đình, cô hoàn toàn phớt lờ cả thập niên qua thế nào. Ông nội ghét Fritz vì anh không chịu đeo cà vạt, còn tôi thời niên thiếu lúc nào cũng áo khoác và quần jean rộng thùng thình. Khi ông nội không còn quyền lực nữa, chú Donald dùng chiến thuật không nhớ hay không biết gì để tránh bị xoi mói. Cả ba người đều khai có tuyên thệ trước tòa rằng ông tôi “sáng suốt” cho đến lúc mất. Suốt thời gian đó cô Elizabeth chạy đến một gia đình người bạn lu loa “ông tin nỗi không? Tụi nó chỉ biết đến tiền.” Người bạn này sau cắt đứt liên lạc với anh tôi. Dĩ nhiên di chúc là về tiền nong, nhưng nếu gia đình có giềng mối chặt chẻ, trong di chú ngoài tiền có cả tình yêu nữa, cô thừa hiểu mà. Cô không có quyền hành gì. Ý kiến của cô có ảnh hưởng đến ai ngoài anh em tôi, cô hùa theo làm đau đớn thêm. Đồng minh dù im lặng, không gây được thanh thế nhưng có còn hơn không. 109 Hà Triệu

Qua gần hai năm, chi phí pháp lý cao quá mà không tiến triển thêm gì, anh em tôi phải quyết định có đưa gia đình ra tòa không. Bệnh tình cháu William vẫn rất nặng, phiên tòa lại đòi hỏi nhiều sức lực, và tập trung mà anh đã cạn kiệt, chúng tôi miễn cưỡng chấp nhận dàn xếp. Nhưng bộ ba kia không đồng ý dàn xếp nếu chúng tôi không bán cổ phần bất động sản từ bố - hai mươi phần trăm các hợp đồng thuê đất vô giá. Các cô chú chuyển cho luật sư Jack Barnosky giấy định giá bất động sản, trong đó dùng những con số của họ. Luật sư bên tôi và Lou Laurino thảo thuận dựa trên các số liệu mờ ám này. Jack bảo ngoài tòa vậy là tốt nhất rồi. “Biết họ nói dối, nhưng làm sao được. Theo đó tài sản ông nội cô chỉ có 30 triệu đô.” Một phần mười con số ước tính chú Robert cung cấp cho New York Times năm 1999, thực ra tổng giá trị trên cả tỉ đô. Ông nội cho rằng bố tôi có đầy đủ cơ hội, phương tiện như chú Donald. Nếu cậu con trai vứt bỏ hết, đó không đâu là lỗi của ông. Ngoài ra, bố vẫn là người chu cấp cho anh em tôi, chúng tôi nên xem là may mắn vì bố đã không hoang phí hết mấy cái quỹ tín thác khi còn sống. Chuyện gì xảy ra chẳng dính dáng gì đến ông nội tôi, ông làm hết trách nhiệm rồi. Chúng tôi quyền gì mà đòi hỏi thêm. Vụ việc đang tiến hành tôi nhận được tin, bà sau cơn bệnh xoàng đã mất ngày 7 tháng tám năm 2000 tại trung tâm y tế Jewish ở Long Island, ông cũng mất ở đây, bà thọ tám mươi tám tuổi. Trước đó tôi biết bà bệnh, định đi thăm, nhưng bà không muốn gặp tôi, cho thấy hai bà cháu nên để cho nhau yên. Sau lần bà cúp máy tôi không gọi thêm nữa, mấy cô chú cũng vậy tôi không hề có ý nghĩ nói chuyện với họ. Anh Fritz và tôi đến dự đám tang dù biết chẳng ai hoan nghênh cả. Chúng tôi đứng trong một phòng phụ sau nhà thờ Marble Collegiate, mấy vệ sỹ của chú Donald theo sát khi chúng tôi theo dõi lễ tang qua màn ảnh ti vi nối cáp. Mấy bài điếu văn chỉ đáng chú ý đến nhưng điểm không nói đến. Trong đó có chờ mong bà hội ngộ với ông nội trên thiên đường, không thấy bóng dáng bố tôi đâu dù ông mất gần hai mươi năm. Trong cáo phó của bà không có tên bố tôi. Tôi nhận thêm một bản di chúc của bà sau đám tang vài tuần. Là bản sao di chúc của ông nội, thêm một điếu khoản: anh em tôi bị loại ra khỏi di chúc cho các cháu. Bố tôi và gia đình nhỏ của ông đã hoàn toàn bị gạch tên xóa sổ.

110 Hà Triệu

Phần b n Đầu tư t nh t trong l ch s

111 Hà Triệu

Chương mười ba Chính tr là con người Gần cả mười năm sau tôi mới gặp lại người nhà, tháng mười năm 2009 trong đám cưới Ivanka với Jared Kushner. Không rõ sao tôi lại nhận được thiệp cưới, in trên giấy dày loại vẫn dùng ở Trump Organization. Chiếc limo chở tôi từ nhà ở Long Island đến trụ sở sân gôn của chú Donald ở Bedminster tại new Jersey. Trụ sở trông giống “Viện” đến kỳ lạ. Người hướng dẫn đưa cho tấm khăn choàng, khoác lên vai tôi thấy đỡ trống trước hở sau. Lễ ngoài trời tổ chức trong chiếc lều trắng lớn. Mấy hàng ghế nhũ vàng xếp ngay ngắn bên lối đi lót thảm viền vàng. Lễ cưới theo nghi thức truyền thống Do Thái, hoa hồng trắng phủ đầy khoảnh đất lớn như nhà tôi. Chú Donald đang đội mủ chỏm Do Thái đứng lóng ngóng. Trước lễ tuyên thệ, bố chú rể, ông Charles, ra tù được ba năm, phát biểu cảm tưởng: khi Jared mới giới thiệu Ivanka, ông nghĩ cô làm sao đủ tiêu chuẩn vào gia đình ông, nhưng sau khi cô theo cải theo đạo Do Thái giáo, tu chỉnh bản thân, không còn trở ngại gì. Ông Charles vào tù vì tội thuê một cô gái điếm dụ dỗ anh rể, thu âm những cuộc gặp gỡ bất chính rồi gởi đến cho chị gái trọng ngày lễ hứa hôn của cậu cháu. Lối cư xử hợm hỉnh của ông thật chẳng giống ai. Sau buổi lễ cả vợ chồng anh Fritz và tôi cùng bước vào trụ sở. Đang men theo hành lang, tôi gặp lại chú Robert, lần cuối tôi nói chuyện với chú năm 1999, lần đó ông cúp máy ngang khi nghe tôi báo sẽ thuê luật sư phản đối quyết định của ông nội tôi trong di chúc. Tôi đến gần, quá ngạc nhiên thấy ông nở nụ cười chìa tay ra hơi nghiêng về phía trước, ông cao hơn tôi nhiều dù tôi đã mang giày cao gót, bắt tay hôn vào má như thông lệ chào hỏi của họ Trump. “Cháu sao rồi? Khỏe không?” chú vui vẻ hỏi. Tôi chưa kịp trả lời chú đã nói thêm “Gia đình lạnh nhạt xa cách vậy đủ rồi cháu à.” Chú nhịp chân, tay nắm lại đấm vào lòng bàn tay bên kia, bắt chước nhưng không giống ông nội lắm. “Tốt đó chú” tôi với chú nói chuyện vẩn vơ một lúc, chào chú tôi ra dự tiệc cốc tai, thấy chú Donal đang nói chuyện hình như với ông thị trưởng hay thống đốc. Bước đến gần tôi chào “Chào chú” “Mary, cháu nhìn khỏe đó” chú bắt tay hôn má y như chú Robert “gặp lại cháu chú vui lắm” thật nhẹ nhõm gặp lại mọi người vui vẻ bình thường. Vậy là tốt rồi, tôi tránh sang bên cho cả hàng dài đang đợi chúc mừng cho bố cô dâu. Chương trình truyền

112 Hà Triệu

hình Nhân Viên Tập Sự đã đến mùa thứ tám, nhiều người tranh thủ chụp hình với người dẫn chương trình. “Vui vẻ nghen cháu” chú nói với theo khi tôi bước ra. Buổi tiệc chính đãi trong phòng khiêu vũ khổng lồ cách xa nơi đãi món khai vị. Từ đầu kia tôi thấy cô Elizabeth đang đi theo chồng. Thấy cô đang nhìn tôi vẫy tay chào. Cô vẫy tay chào lại và nói “Chào cháu” nhưng không dừng lại. Đó là lần cuối tôi gặp cô. Bước ngang lá cờ to tướng và sàn nhảy bóng lộn rồi đến chỗ ngồi của mình được sắp sẵn bàn dành cho anh em họ bên rìa phòng khiêu vũ. Xa xa tôi nghe thấy tiếng cánh quạt máy bay trực thăng lên xuống. Hết món đầu tiên tôi đi tìm cô Maryanne. Len lỏi qua các bàn, chú Donald đang phát biểu, nếu không biết trước chú đang nói vể ai chắc tôi nghĩ chú đang chúc con gái người thư ký của chú. Thấy cô Maryanne tôi dừng lại. Không có cô chuẩn y, anh em tôi không được mời dự đám cưới này. Tôi đến trước mặt cô mới thấy. “Chào cô.” Mất hết mấy giây cô mới nhận ra tôi. “ồ Mary, cháu khỏe không?” cô không cười dáng điệu cứng nhắc. “Ổn cả cô, con gái cháu lên tám, mà-“ “Cô không biết cháu có con gái” Dĩ nhiên cô đâu biết tôi có đứa con gái, tôi nuôi cùng với người phụ nữ tôi cưới sau đám chết ông nội, rồi ly dị và gần đây tôi hoàn thành xong học vị tiến sỹ về tâm lý lâm sàng. Cô cứ diễn như không biết gì về tôi cô không vui. Nói chuyện mà tôi với cô cứ căng thẳng. Cô thì thào Ivana không đến dự buổi tiệc trước đám cưới của Ivanka, cô không biết vì sao. Trở về bàn, món đồ chay tôi gọi vẫn chưa có, đành kêu một ly martini, ô liu ngon ra phết. Lát sau, cô Maryanne đi về phía anh tôi như có việc, cô bảo với anh “cô muốn nói chyện với cháu về cái chuyện không ai muốn nghe nữa” cô khoát tay về phía tôi “cả cháu nữa nhé”. Sau đám cưới mấy tuần, anh em tôi gặp cô Maryanne và chú Robert ở căn hộ của cô trong khu nhà giàu Upper East Side. Không biết sao có cả chú Robert, chắc chú muốn chứng tỏ lạnh nhạt trong gia đình qua đi rồi. Tôi ghi nhận thiện chí, nhưng cả buổi chiều mà không nói chuyện gì cụ thể cả. Phòng khách nhà cô nhìn xuống công viên Central Park, bảo tàng nghệ thuật thủ đô Metropolitan Museum of Art tuyệt đẹp,

113 Hà Triệu

ngồi đó cô Maryanne xa xôi nói đến “thất bại” như cô vẫn thường gọi vụ kiện nhưng không ai muốn gợi lại làm gì. Chú Robert nghiêng người về phíat trước, hy vọng chú sắp nói về chuyện “không ai muốn nghe” nhưng chú chỉ kể chuyện. Cách đó khoảng mười năm, dạo chú còn làm cho chú Donald ở Atlantic City, tình trạng tài chính gặp nhiều khó khăn. Chủ đầu tư thất bại, ngân hàng theo sát bên chân, đời sống gia đình chẳng ra sao, chú gọi cho chú Robert ngỏ lời nhờ. “Nè Robert, anh không biết sự tới đâu nữa. Khó khăn quá, đứng tim mà chết thôi, có chuyện gì xảy ra cho anh, em lo cho Marla nhé.” Chú Donald nói “Có gì đâu, anh muốn nhờ chuyện gì?” “Đưa cho cô ấy mười triệu đô nghen.” Tôi nghĩ, mẹ kiếp tiền đâu mà nhiều vậy không biết. Chú Robert cũng buộc miệng “Thằng cha khốn rẻ tiền này” Chú phá lên cười còn tôi sững sờ, họ nhiều tiền vậy sao. Mười triệu là đến một phần ba số tiền họ định giá tài sản của ông nội. Chú Donald còn gọi lại nữa bảo chú là một trong ba người chú Donald thương nhất.” “Cậu ấy quên mất đang có ba đứa con” (Tiffani và Barron sắp sanh) Anh em tôi không gặp lại chú Robert nữa, anh Fritz và tôi có khi cùng gặp cô hay gặp riêng để ăn trưa. Lần đầu tiên tôi hiểu cô nhiều hơn. Từ lúc viết sách mướn cho chú Donald giờ tôi mới có chút hơi ấm cảm giác gia đình. Mấy tháng sau ngày sinh nhật của cô (tháng tư năm 2017), tôi đang cột dây giày, chuông của trước vang lên. Không biết sao tôi lại ra mở cửa. Ít khi tôi mở của lắm vì tới ba phần tư trường hợp là những người truyền giáo Jehovah hay Mormon. Còn lại là đề nghị tôi ký vào thỉnh nguyện thư gì đó. Của mở, tôi thấy chỉ có một phụ nữ đứng đó mớ tóc vàng rối xù, kính gọng đen, tôi không hề biết cô ấy. Quần ka ki, áo cổ có nút cài, túi đưa thư rõ ràng cô không phải người ở Rockville Centre. “Chào chị, tôi là Susanne Craig, phóng viên của New York Times.” Lâu lắm rồi phóng viên đâu có gặp tôi nữa ngoài David Corn của Mother Jones, vài người của Frontline, những người khác tiếp xúc trước cuộc bầu cử của tờ Inside Edition. Trước tháng mười một năm 2016 phát biểu của tôi về chú Donald có ý nghĩa gì đâu; sao giờ lại có người muốn nghe tôi nói chứ? Chuyện chẳng đi đến đâu làm tôi bực mình, “cô đến đây có ích lợi gì đâu.” 114 Hà Triệu

“Tôi hiểu nhưng xin lỗi chị. Tôi đang điều tra về tình hình tài chính của gia đình chị, chị giúp được đấy.” “Làm sao tôi nói cho cô nghe chuyện đó được” “Chị cứ giữ tấm danh thiếp, khi nào đổi ý, chị điện cho tôi” “Tôi không muốn nói chuyện với cánh phóng viên.” Tôi nói nhưng vẫn lấy tấm thiếp. Vài tuần sau, tôi bị gãy xương đốt bàn chân số năm. Tôi ở nhà đến bốn tháng, ngồi trên ghế chân lúc nào cũng phải nâng lên cao. Tôi nhận lá thư của Susanne Craig nhấn mạnh rằng tôi có nhiều tài liệu để viết lại tiểu sử của tổng thống Mỹ. Tôi vứt lá thư nhưng cô ấy cứ thế gởi cho tôi hoài. Ngồi nhà một tháng, lướt trên Twitter đọc các mẩu tin thời gian thực (real time) chú Donald bỏ qua nhiều tiêu chuẩn, gây nguy hiểm cho đồng minh, giày xéo những người thất thế, điều đáng ngạc nhiên rất nhiều người ủng hộ chú. Thấy nền dân chủ đang rã nát, người dân sống lầm than chỉ vì các chính sách của chú. Tôi lại nghĩ đến lá thư của Susanne Craig, tôi tìm tấm danh thiếp và gọi cho cô. Tôi nói tôi muốn giúp cô ấy nhưng tôi đâu có trong tay bất cứ hồ sơ liên quan đến vụ kiện nhiều năm trước. “Jack Barnosky có thể còn giữ” cô ấy nói. Mười ngày sau tôi đến văn phòng ông luật sư. Tổng hành dinh của công ty Farrell Fritz đặt tại một trong hai cao ốc hình chữ nhật bao quanh bằng kính màu xanh. Gió lạnh buốt thổi qua bãi đậu xe mênh mông. Không đậu xe được ở gần của ra vào, tôi đậu xe đại một chỗ rồi chống nạng đi vào văn phòng, hết cả mười phút. Đi trên thang cuốn và sàn nhà đá hoa cương tôi cẩn thận lắm. Lên đến nơi, tôi thấy mệt nhoài người nóng bừng. Ba mươi thùng chất đầy hai tường và một kệ sách. Trong phòng chỉ thêm mấy cái ghế mấy cái bàn. Thư ký của ông luật sư đưa cho tôi một mớ giấy, một cây bút và mấy cái kẹp. Dựng hai cái nạng vào tường, bỏ giỏ xuống, tôi ngồi vào ghế. Chẳng thùng nào có ghi chú bên ngoài, biết bắt đầu từ đâu. Tôi bỏ cả tiếng đồng hồ để làm quen với các chủng loại giấy tờ, liệt kê ra danh sách. Tôi đẩy ghế chạy vòng quanh cả phòng, rồi đứng một chân nhấc thùng bỏ lên bàn. Lúc ông Jack ghé ngang, tôi mặt mày đỏ bừng mồ hôi nhể nhại, ông nhắc tôi không được mang ra khỏi phòng. “Mấy thứ giấy tờ này của cả anh cô nữa đấy, phải có sự đồng ý của Fritz.” Không phải đúng hết như vậy. 115 Hà Triệu

Ông tính bỏ đi, tôi hỏi theo “ông luật sư này, ông còn nhớ vì sao lại ngưng vụ kiện không?” “Vì cô lo ngại chi phí pháp lý, và như cô biết chúng tôi không tính phí theo tỉ lệ thành công của vụ kiện. Biết họ nói dối nhưng không còn cách nào khác. Hơn nữa định giá tài sản ông nội cô lúc đó chỉ là ba mươi triệu.” Gần hai mươi năm trước ông cũng nói từng lời như vậy. “Cám ơn ông.” Tôi cầm trên tay tập tài liệu chứng minh tài sản lúc ông tôi mất giá trị gần một tỷ đô la, tôi không hề hay biết. Chắc chắn ông luật sư đã đi khỏi, tôi lấy bản sao di chúc của ông nội, dĩa mềm chứa tất cả các lời khai từ vụ kiện và một số hồ sơ ngân hàng của ông nội mà tôi có quyền xem xét vì tham gia vụ kiện. Tôi cho hết vào túi xách. Sue đến nhà tôi lấy tài liệu ngày hôm sau, và để lại một điện thoại tạm (burner phone) từ nay chúng tôi sẽ liên lạc cho an toàn tôi không muốn bất cứ rủi ro nào. Lần thứ ba trở lại công ty Farrell Fritz, tôi rà soát lại tất cả các giấy tờ phát hiện thứ gì cũng có hai bản, tôi báo với thư ký của ông luật sư và gợi ý như vậy không cần hỏi ý kiến anh Fritz, tôi không muốn anh dính líu vào viết này. Tôi để lại một bộ cho anh, chẳng biết khi nào anh mới cần đến. Tôi lọc ra tài liệu mà bên tòa soạn báo cần đến, ông Jack cho tôi hay tôi có thể lấy bất cứ giấy tờ gì mà tôi cần với điều kiện để lại một bản sao. Tôi chưa photo lại hết. Sự thật tôi lên kế hoạch gặp Sue và hai đồng nghiệp của cô cùng làm việc trong vụ này là Russ Buettner và David Barstow tại nhà tôi lúc 1:00 để tuồn tài liệu ra ngoài. Tôi nhắn tin cho Sue tôi sẽ về trể. 3 giờ, tôi lái xe lái xe đến chỗ bố dỡ hàng bên dưới cao ốc. Chất lên mười chín thùng phía sau chiếc xe tải nhỏ tôi mướn để chạy vì xe của tôi vì chống nạng nên tôi xoay trở rất khó. Tôi về đến cổng nhà trời đã sẩm tối. Ba phóng viên đang chờ tôi trong chiếc xe trắng hai cầu của David đã gắn thêm một cặp tuần lộc lớn và cài mũi đỏ trên mặt nạ xe phía trước. Mọi người vui mừng ôm nhau khi thấy đống thùng giấy tờ. Mấy tháng rồi tôi mới có cảm giác vui như vậy. Sue, Russ và David đi rồi tôi mới thấy mệt nhoài nhưng nhẹ nhõm. Đầu óc cứ lâng lâng hết mấy tuần, tôi chưa biết mình đang làm chuyện rất nguy hiểm. Chỉ cần ai đó trong gia đình tìm ra tôi đang làm gì có chuyện lớn ngay, họ hay có thái độ thù hằn lắm. Chẳng biết họ sẽ làm gì tôi nhưng so với chuyện đã xảy ra, có còn ăn thua gì nữa. Ít nhất tôi cũng làm được gì đó chứ. 116 Hà Triệu

Trước đó,thành quả mà tôi đạt được chẳng mang lại ý nghĩa to lớn nào, tôi chưa cố gắng hết sức. Tốt không thôi chưa đủ, không chỉ là công tố viên mà phải là công tố viên giỏi nhất nước hay là thẩm phán liên bang. Không chỉ là phi công mà phải là phi công chuyên nghiệp lái những máy bay loại lớn trong buổi đầu của thế hệ phản lực. Năm tháng lớn lên tôi cứ trách ông nội tạo cho tôi niềm tin như vậy. Không ai nhận ra tiêu chuẩn “tốt nhất” của ông chỉ áp dụng cho bố tôi (người đã thất bại) và chú Donald (trên cả mong đợi của ông). Rồi tôi cũng nhận rằng ra ông không hề quan tâm đến thành quả hay đóng góp của tôi, và rằng những chuyện tôi đang làm là thiếu thực tế chẳng đi đến đâu, tôi vẫn còn có cảm giác chỉ những cử chỉ to lớn mới đúng. Thế nên tham gia thiện nguyện tổ chức giúp đỡ người tỵ nạn Syria chưa đủ, tôi phải lật đổ chú Donald.

Sau bầu cử, chú Donald gọi cho cô Maryanne, ra vẻ hỏi ý cô chị thấy chú làm có tốt không, chú dư biết câu trả lời, nếu không chú đâu có gọi điện liền như vậy. Chú chỉ muốn cô chị xác nhận chú xuất sắc. Khi nghe cô Maryanne nói : “chẳng có gì hay ho cả” Chú liền sửng cồ “bực mình mà” chú nói, cô như thấy được cả nụ cười nhếch mép của chú. Rồi bỗng nhiên không dưng chú lại nói : “chị Maryanne, không có tôi, giờ này chị đang ngồi đâu chớ.” Câu gợi ý đầy tự mãn: cô Maryanne còn nợ chú cuộc gọi cho Roy Cohn để được cất nhắc vào vị trí thẩm phán liên bang năm xưa. Cô tôi luôn cho rằng mình có đầy đủ năng lực để được đề cử vào chức vụ đó nên cô phản pháo “cậu mà nói một câu nữa là tôi tố cáo ngay đó” Chỉ là lời đe dọa suông. Dù cô tự hào là người duy nhất trên hành tinh này chú Donald nghe lời, những ngày ấy qua lâu rồi. Không lâu sau, tháng sáu năm 2018, có ngay cơ hội kiểm chứng. Tối hôm trước cuộc họp thượng đỉnh của tổng thống Mỹ và nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, cô gọi điện vào Nhà Trắng để lại lời nhắn qua thư ký của chú: “Báo với cậu ấy có chị lớn gọi, làm chị tôi có lời khuyên. Chuẩn bị thật kỹ, nghe theo những người biết việc. Tránh xa tay cầu thủ bóng rổ Dennis Rodman. Trong chuyến công du đừng dùng Twitter.” Chú phớt lờ hết. Hôm sau tạp chí Politico đưa tin bài báo có tựa đề “Tổng thống Trump cho hay cuộc họp với lãnh tụ Kim chỉ vấn đề „Thái độ‟ chứ không cần phải chuẩn bị gì.” Nếu cô có từng khống chế được chú, giờ cũng qua rồi. Chỉ còn mời dự sinh nhật. Sau đó cả hai người không nói chuyện nhiều nữa.

117 Hà Triệu

Điều tra cho bài báo, bốn phóng viên mời tôi đi cùng họ vòng quanh các bất động sản của ông tôi. Sáng ngày 10 tháng giêng năm 2018, David đón tôi trên chiếc xe hai cầu vẫn còn hình hai chú tuần lộc với cái mũi đỏ tại bến xe lửa Jamaica. Xe lăn bánh đến Highlander, nơi tôi lớn lên, rồi suốt ngày hôm đó chúng tôi vượt qua cả hàng đống tuyết cả những tảng băng để thăm được càng nhiều càng tốt. Hết chín tiếng đồng hồ vẫn không thể nào tham quan được hết. Tôi đã chuyển từ nạng sang gậy, nhưng về tới nhà vẫn rã rời cả thân xác lẫn tinh thần. Vẫn biết ông tôi sở hữu nhiều chung cư, nhưng tôi không biết chính xác là bao nhiêu. Rắc rối hơn, cha tôi sở hữu 20 phần trăm các chung cư tôi chưa nghe bao giờ. Ngày 2 tháng 10 năm 2018, tờ New York Thời báo phát hành bài báo 14 ngàn từ, dài nhất trong lịch sử, đưa ra một chuổi những hoạt động phạm pháp và lừa đảo của ông nội và các cô, các chủ trong gia đình tôi. Qua tường thuật của tờ báo tôi biết thêm các góc khuất của tài chính trong gia đình tôi. Luật sư của chú Donald, Charles J. Harder, đương nhiên bác bỏ các cáo buộc đó, nói: “các cáo buộc của bài báo là hoàn toàn sai sự thật, mang tính chất mạ lỵ. Chẳng có ai trốn thuế cả.” Nhưng điều tra của tờ báo phơi bày sự thật ghê gớm. Suốt cuộc đời, ông nội tôi cùng với bà cố chuyển hàng trăm triệu đô cho con cái. Khi ông còn sống riêng chú Donald đã nhận 423 triệu, hầu hết qua những phương tiện hết sức mập mờ: nợ mà chú không bao giờ trả, đầu tư các bất động sản không bao giờ hoàn tất, nhiều khoản quà tặng không đóng thuế. Chưa nói đến 170 triệu chú nhận từ bán đi một số bất động sản của ông nội tôi. Những số tiền mà bài báo liệt kê đúng là không thể tin được, cả bốn anh em đã hưởng lợi hàng thập niên. Trong đời bố tôi cũng có nhận có chia phần, nhưng đến ba mươi tuổi ông chẳng còn gì, không hiểu số tiền đó biến đi đâu. Năm 1992, một năm sau sự kiện chú Donald cố thêm vào điều khoản phụ để trong di chúc của ông tôi để loại mấy anh em khác ra, mấy anh em lại thấy cần nhau hơn bao giờ, hết cả đời người cha chơi trò để con cái kình chống nhau, nay họ lại có chung mục tiêu: bảo vệ gia sản trước chính quyền. Ông tôi không chịu nghe theo lời luật sư nhượng bớt quyền kiểm soát tài sản cho các con trước khi chết hầu giảm thiểu thuế bất động sản. Có nghĩa là bốn người con gánh hàng trăm triệu đô tiền thuế. Ngoài hàng tá chung cư, ông tôi còn sở hữu lượng tiền mắt khổng lồ. Bất động sản không gánh nợ, đã mang về hàng triệu đô la hàng năm. Bốn anh em đưa ra giải pháp thành lập công ty Cung Cấp và Bảo Trì Xây Dựng Cho Toàn Vùng. Ngay thời 118 Hà Triệu

điểm đó, ông tôi đã đứng ra ngoài lề vì bệnh mất trí ngày càng nặng – nếu không bị bệnh tật chắc chắn ông đã không đông ý. Và vì bố tôi mất đã lâu, cô Maryanne, chú Donald, và chú Robert muốn làm gì cũng được; họ là người trông coi quỹ tín thác cho anh em tôi nhưng có anh buộc họ hoàn thành nghĩa vụ đâu, chúng tôi dễ dàng bị loại ra ngoài. Giống hệt ông nội, các cô, các chú không thích đóng thuế. Theo bài báo, mục đích chính của công ty Toàn Vùng để chuyển tiền từ công ty Trump Management sang với chiêu bài những món quà lớn ngụy trang bằng “những chuyền khoản kinh doanh hợp lệ”. Thủ đoạn này quá tinh vi, khi ông chết đi tiền mặt chỉ còn 1,9 triệu đô và không bất động sản nào giá trị trên 10,3 triệu đô theo giấy nợ từ chú Donald. Năm sau ngày bà mất, tổng giá trị tài sản của ông tôi là 51.8 triệu đô, thật buồn cười, bốn năm sau bốn anh em bán tài sản hơn 700 triệu đô. Đầu tư của ông vào chú Donald quá sức thành công trong thời gian ngắn. Ông dùng hàng triệu đô, thường là mười triệu, có tính chiến lược trong những khúc quanh quan trọng cho “sự nghiệp” của chú. Khi thì tạo hình ảnh, lối sống thượng lưu, khi lại thành khoản tiền bôi trơn để vào các cửa. Mật độ mỗi lúc mỗi dày, những khoản tiền này trở thành cứu nguy cho chú về tài chính. Cứ như vậy ông tôi chế tạo ra chú Donald đắm mình trong vinh quang, thỏa mãn, ông thừa biết không có ông hà hơi tiếp sức chú chỉ là số không. Tuy nhiên, về lâu về dài ông tôi mất tất cả dù muốn đế quốc của mình tồn tại mãi theo thời gian. Mỗi khi anh em tôi cùng chú Robert về tài sản của ông nội, chú đều nhấn mạnh ông nội không muốn cho anh em tôi thứ gì. Nhưng khi chuyển hết cho bốn người con còn sống, chú Donald muốn bán tài hết tài sản,chẳng ai cảm thấy ân hận với ý nguyện của ông mà phản đối cả. Năm 2004, phần lớn tài sản của ông gầy dựng hơn bảy thập niên qua bán cho một người mua duy nhất, Ruby Schron, với giá 705,6 triệu đô. Các ngân hàng, liên quan đến phi vụ mua bán, định giá gần 1 tỷ đô, như vậy chú Donald, không hổ danh trùm thương lượng, chỉ một chiêu ngoạn mục đã bỏ túi riêng gần 300 triệu đô. Bán hàng loạt bất động sản như vậy, về mặt chiến lược, đúng là thảm họa. Khôn ngoan nhất là giữ công ty Trump Management nguyên vẹn, không cần làm gì hàng năm mỗi người thu được 5 đến 10 triệu đô. Nhưng chú Donald cần ngay một số tiền lớn. Nên số tiền mọn đó, dù là đều đặng hàng năm, cũng chẳng thấm vào đâu.

119 Hà Triệu

Họ có thể bán các chung cư, các khu phức hợp riêng ra, như vậy có giá hơn nhưng mất thời gian. Chú Donald, đang bị các chủ nợ ở Atlantic City theo bén gót, không muốn chờ. Ngoài ra, làm sao hàng tá phi vụ mua bán giữ được bí mật. Họ muốn bán hết chỉ trong một phi vụ, càng nhanh chóng kín đáo càng tốt. Hoàn tất nhanh chóng, đây là vụ thương lượng duy nhất của chú Donald mà không lôi kéo sự chú ý của truyền thông. Có phản đối gì thì ba nhân vật còn lại cứ giữ riêng trong lòng. Cô Maryanne lớn hơn cậu em áp úp mười tuổi, nhiều bằng cấp hơn, khôn ngoan hơn cũng phải khuất phục. “Donald luôn có cách riêng của mình”, hơn nữa chẳng ai muốn chờ đợi, vì như thế là tự đặt mình vào thế rủi ro: họ biết nghĩa trang mang tên công ty Toàn Vùng che giấu bao bí mật, vì chính họ tự tay chôn xác chết ở đó. Chia tư mỗi phần gần 170 triệu đô, với chú Donald không đủ. Mấy vị kia cũng chẳng bao giờ đủ. Tôi đến thăm cô Maryanne vào tháng chín năm 2018, non tháng trước khi bài báo đăng lên. Cô cho biết nhà báo David Barstow có tiếp xúc với cô. Anh David con cô đã tìm ra ông Jack Mitnick, kế toán của ông tôi, đã chín mươi mốt tuổi hiện trong một nhà dưỡng lão ở Florida. Anh tin ông là người tiết lộ thông tin với báo chí. Cô Maryanne phủ nhận toàn bộ sự thật chỉ thừa nhận chi tiết về vụ thêm điều khoản phụ vào chúc thư năm 1990. Chính cô đã nói với nhà báo David Barstow rằng có khả năng công ty Toàn Vùng là hình nhân trốn thuế nhưng lại không nao núng. Tôi tự hỏi có phải vì thế mà cô và chú Robert đã không cản chú Donald tranh cử tổng thống, vì cô chú nghĩ chú Donald và họ sẽ tránh được soi mói. Bài báo đăng được ít lâu tôi gặp lại cô, cô phủ nhận tất cả, trong vụ này cô chỉ là “con cừu” bảo ký là ký chứ có biết gì đâu. “Bài báo đào bới chuyện sáu mươi năm cũ, trước khi cô là thẩm phán liên bang.” Cô nói như thể vụ điều tra đã kết thúc sáu mươi năm trước rồi. Có vẻ cô không quan tâm hậu quả thế nào, vì dù có mở phiên tòa xem xét tư cách đạo đức, cô về hưu là cùng, 200 ngàn đô lương hưu mỗi năm ngon ơ. Cô lại chuyển nghi ngờ từ ông già Jack Mitnick sang người anh họ, Jack Walter,con người dì của cô, chị bà nội tôi, cũng tên Elizabeth. Bác John chết vào tháng giêng rồi. Tôi ngạc nhiên lắm nhưng không kém phần khoan khoái thấy cô vội vàng kết luận như vậy. Bác làm việc cho ông nội hàng chục năm, hưởng bổng lộc không ít, bác có liên đới mật thiết trong việc thành lập công ty Toàn Vùng, theo tôi biết bác trung thành lắm. Lạ kỳ sao cô lại nghi bác. Lúc đó tôi không biết trong cáo phó của 120 Hà Triệu

bác không nhắc đến chú Donald. Bác quan tâm đến gia đình ông nội tôi lắm, lúc nào cũng khoe khoang quan hệ của mình với công ty Trump Management, bỏ qua chú Donald quả là một thiếu sót lớn. Ngạc nhiên hơn nữa, mặc dù cô Maryanne không hề nghĩ các chi tiết bài báo nêu ra làm cho tôi bất bình, nhưng hình như chính cô tin vào các dị bản không đúng sự thật và cách chi tiết đã bị thay đổi đó. Sự thật, số tiền khổng lồ tứ nhân bang ấy đánh cắp, làm anh em tôi phải đấu tranh với chúc thư của ông nội hay hạ thấp giá trị cổ phần sở hữu của anh Fritz và tôi chỉ là chuyện nhỏ nếu đem so với việc họ đối xử với cháu William qua hành động cắt bỏ bảo hiểm y tế, tàn độc hơn nhiều.

121 Hà Triệu

Chương mười b n Công ch c trong các căn h chính phủ Như thể có hai nhóm rõ ràng, nhóm thứ nhất bao gồm: “Viện”, căn hộ ba tầng trong cao ốc Trump và văn phòng tổng thống the West Wing là môi trường thiết thân thỏa mãn nhu cầu vật chất của chú Donald. Nhóm thứ hai bao gồm công ty Trump Management, công ty Trump Organization và Phòng Bầu Dục là chỗ ngồi mát ăn bát vàng, trong nhóm này người khác làm việc chú chỉ việc hưởng không cần chuyên môn (đây là lý do chú hay coi thường khả năng của người khác). Cả hai nhóm chủ thể đều có công dụng bảo vệ cho chú khỏi thất bại hay cho phép chú tự xem mình thành công. Giá trị của chú với ông tôi giống như giá trị của bức tường dọc biên giới (giữa Mỹ và Mexico) với chú vậy: một dự án đầy ảo tưởng lố bịch mà cứ tự cho là to lớn đáng ngưỡng mộ. Ông nội tôi đâu có mông má chú để chờ đón thành công, ông không tin ai để giao cho công ty Trump Management. Đúng hơn là ông dùng chú, cho dù chú thất bại hay không có óc phán đoán, như bộ mặt ăn nói cho những tham vọng ngông cuồng. Ông cứ thế chống lưng cho những ảo tưởng của chú về thành quả cho đến khi chỉ chú là một chàng ngờ nghệch bị chúng lừa. Vô khối người muốn lợi dụng chú. Những năm 1980, nhiều phóng viên, bỉnh bút ở New York phát hiện ra chú không phân biệt được giữa đâu là chế giễu đâu là tâng bốc, và dùng chất trơ trẽn của chú để bán báo. Với nhà sản sản xuất chương trình truyền hình Mark Burnett hình ảnh, nhược điểm của nhân vật này sao hấp dẫn vậy. Năm 2004, khi tập đầu chương trình Nhân Viên Tập Sự lên sóng, vấn đề tài chính chú còn rối rắm lắm (dù mới nhận phần 170 triệu đô từ việc bán bất động sản của ông nội) rồi công việc riêng của chú có cơ hội tạo thương hiệu như Thịt Bò Trump (Trump Steak), Rượu Vodka Trump (Vodka Trump) hay đại học Trump (Trump University). Chú lọt vào tầm ngắm của Burnett. Cả chú lẫn người theo xem là mục tiêu gây cười của chương trình. Trong chương trình chú được giới thiệu là một tài phiệt thành đạt, tuân thủ pháp luật, dù ngoài đời hoàn toàn ngược lại. Bốn mươi năm đầu trong sự nghiệp phát triển bất động sản, ông tôi không hề có nợ. Đến những năm 70 và 80 tình thế đổi khác, do tham vọng của chú Donald ngày một lớn, ông nội cũng thường xuyên phạm phải sai lầm. Thay vì phát triển thêm đế chế của ông nội, sau dự án cao ốc Trump (cùng với dự án đầu tiên, khách sạn Grand Hyatt, không thành công nếu không có tiền bạc và ảnh hưởng của ông nội) chú lại làm gia sản hao hụt đi rất nhiều. Cuối những năm 1980, Trump Organization chỉ là 122 Hà Triệu

cái doanh nghiệp lỗ lã, chú lẳng lặng chuyển hàng triệu đô từ công ty Trump Management nhằm hổ trợ cho chuyện hoang đường chú là một hiện tượng trong ngành bất động sản và là bậc thầy thương lượng. Khôi hài ở chỗ, chú càng thất bại trong lãnh vực bất động sản, ông tôi lại càng muốn chú xuất hiện như một người thành đạt. Ông dùng tay chân thân tín làm cho chú, nói dối cho chú, họ rất rõ thương vụ của gia đình vận hành thế nào. Ông càng bỏ tiền ra chú càng tự tin theo đuổi những dự án lớn hơn rủi ro nhiều hơn. Thất bại tỉ lệ thuận theo đó, giúp đỡ của ông cũng lớn nhiều hơn, càng ngày chú càng tệ hơn: cần đến chú ý của truyền thông, tiền bạc tự do hơn, ngông nghênh hơn vĩ cuồng hơn cho cái gọi là vĩ đại của chú. Mặc dù, cứu trợ tài chánh là món đặc sản của ông nội, nhưng không lâu sau, các ngân hàng phải học theo, khởi đầu là họ tin rằng chú có khả năng hoàn thành các dự án. Rồi khai phá sản theo nhau chất đống và các hóa đơn mua hàng vô tội vạ đến kỳ hạn thanh toán, thì các khoản vay ngân hàng lập tức biến thành phương tiện khống chế ảo tưởng thành công mà lúc đầu chính họ cũng lóa mắt. Chú cứ nghĩ mình trên cơ, nhưng đâu biết mọi người chỉ lợi dụng. Ông nội, ngân hàng, truyền thông cho chú nhiều tự chủ là để buộc chú phải tuân lệnh. Trong những giai đoạn tiếp quản khách sạn Commondore, chú tổ chức họp báo để ra mắt vai trò của chú trong dự án như việc đã rồi. Chú nói dối về chuyển ngân không hề có, hay tự gắn mình vào chức vụ quan trọng sau này không gỡ ra được. ông nội và chú dùng nước cờ như vậy và nhiều triệu đô của ông làm đòn bẩy cho uy tín đang lên của chú trong mắt báo chí của New York, nhờ đó chú được giảm thuế trong dự án kế đó là cao ốc Trump. Trong đầu chú, thành công chú đạt được là nhờ khả năng của riêng mình, dù là bằng cách lừa đảo. Trong các cuộc phỏng vấn chú tuyên bố ông nội chỉ cho chú vay vài triệu chú sẽ hoàn lại nhưng thành công này là của riêng chú. Quá đơn giản, chú tin vậy là vì đâu có ai biến đau thương thành hành động kiên cường ngoạn mục như nhà lãnh đạo giả hiệu trong thế giới tự do nhỏ bé này. Từ lúc ba tuổi con ngươi chú đã không có khả năng: phát triển; học hành; tiến hóa; điều chỉnh cảm xúc, cách đáp ứng; thu thập và tổng hợp thông tin. Nhu cầu được công nhận của chú lớn đến nỗi chú không nhận ra cái đám đông ủng hộ kia toàn là những người hết cuộc vận động tranh cử bao giờ chú thèm đoái hoài gì đến. Vẻ thiếu tự tin trong sâu thẳm gây ra cho chú chỗ trống lớn nên lúc nào cũng 123 Hà Triệu

cần đến mấy lợi khen ngợi nông cạn chú vừa đắm mình vào đã biến mất. Không bào giờ đủ. Sau vẻ đẹp tự tôn xoàng xỉnh là một chú Donald đầy yếu đuối, cái tôi của chú chỉ là thứ mỏng manh phải được gia cố mọi lúc mọi nơi, vì sâu xa chú biết trong những điều tự xưng không có gì đúng với chú cả. Chú cũng biết có ai mà yêu quý chú được, ai vô tình đi ngang, chú nắm tay lôi năn nỉ vỗ tay giùm một tiếng cho những chuyện tầm phào nhất như “máy bay này tuyệt chớ hả?” “máy bay này tuyệt lăm đó Donald” để tâm những chuyện vặc vãnh đó làm gì. Rồi chú biến chỗ yếu, thiếu tự tin của chú thành trách nhiệm của người khác, họ phải có trách nhiệm an ủi chăm sóc chú. Không hoàn thành trách nhiệm này sẽ để lại cho chú sự vô nghĩa lâu dài chú không chịu nỗi đâu. Còn khi cần sự chấp thuận của chú, nhớ nịnh cho nhiều vào. Chú chịu đựng nhiều lắm rồi, ai không hết lòng xoa dịu nổi đau của chú, coi chừng phải chịu nai lưng ra chịu chung luôn. Từ thưở bé còn ở “Viện” cho đến khi mon men vào giới bất động sản New York và tầng lớp thượng lưu ngày nay, thái độ kỳ quặt của chú luôn có sự đồng thuận của người khác. Bước chân vào trường bất động sản New York, chú được quảng cáo là người đàm phán tự tin, tự lập. Than ôi! làm gì có nhà đàm phán tài ba hay tự lập. Nhưng đó lại là tiền đề, lạm dụng ngôn từ, truyền thông lại không có sát hạch cho bài bản. Kỹ năng thật sự của chú (tự xưng, dối trá, đánh lận con đen) được xem là thế mạnh đến thành công. Để kéo dài hạn sử dụng của phiên bản, chú thêm gia vị bằng giàu có của gia đình, hàng loạt thành công của bản thân, gia đình tôi và nhiều người khác quen dần rồi cho đó là bình thường. Chú mướn lao động bất hợp pháp rồi cư xử tệ bạc với họ hay không chịu trả tiền cho nhà thầu khi xong hạn mục công trình được xem như chuyện thường ngày ở huyện khi làm kinh doanh. Coi thường người khác, chi li từng xu được xem là cứng rắn. Lối giải trình kỳ lạ đó mới đầu xem ra vô hại- chỉ là cách tăng thêm số lượng báo bưu điện New York bán ra hay thêm người đạt mua dài hạn Inside Edition – nhưng lâu dần việc vi phạm đó biến tướng thành vấn đề nghiêm trọng hơn. Ý niệm cho rằng sách lược kinh doanh của chú là tính toán hợp pháp kể cả trò mà bùn vô đạo đức, đó là khía cạnh khác trong câu chuyện hư cấu mà chú và ông tôi dày công xây dựng hàng thập niên. Bản chất không hề thay đổi, nhưng từ khi nhậm chức tổng thống áp lực thay đổi rất nhiều. Công việc đó có gì đâu mà áp lực, vì ông có làm việc đâu, suốt ngày xem ti vi, 124 Hà Triệu

lên twitter đưa ra những bình phẩm đầy xúc phạm. Đó chỉ là cách đánh lạc hướng dư luận vì chú chẳng biết gì – chính trị, dân sự hay những lễ nghi thông thường – giải quyết hết những vấn đề đó phải làm việc nhiều lắm. Hàng mấy thập niên mọi người đã biết đến chú, tốt có xấu có, nhưng chưa chịu xoi mói hay phản đối bao giờ. Nhãn quan cá nhân của chú về thế giới phải được xem xét. Vấn đề của chú ngày càng nhiều, vì thủ đoạn để giải quyết hay lấp liếm ngày càng phức tạp cần nhiều người để xứ lý, che đậy. Chú hoàn toàn không chuẩn bị gì để giải quyết những vấn đề cá nhân hay để che giấu chân tướng. Cuối cùng pháp luật lại cố gắng bảo vệ những chỗ yếu của chú thay vì giúp ông thương thảo với thế giới rộng lớn ngoài kia. Thành lũy kiên cố quanh chú, phòng giam cho người điên canh gác cẩn mật bắt đầu tan rã. Những người đến với chú đều yếu đuối, ham hố hơn chú song lại tuyệt vọng lại như nhau. Tương lai của họ đều dựa vào chú. Hoặc là họ không chịu thấy, hoặc là họ không chịu tin số phận của họ chẳng khác gì những người đã từng trung thành với chú trong quá khứ. Có vô vàn người muốn tham gia vào đội quân nịnh bợ, điền vào chỗ thiếu hụt cho chú, cứ thế chú cứ tin vào chính bản thân mình dù chẳng có cơ sở gì. Nhiều nhân vật quyền lực nhưng yếu đuối hơn chú ngay từ đầu tạo các thế chế xung quanh nhằm bảo vệ chú. Khi chú thành đối thủ nặng ký chạy đua trong đảng Cộng Hòa rồi là ứng viên tổng thống, truyền thông cả Mỹ quốc tâng bốc thói bệnh hoạn (luận điệu xuyên tạc, chứng hoang tưởng tự cao tự đại) và thói kỳ thị, coi thường phụ nữ, như thể họ đang tung hô đặc thù riêng có mà nội lực bên trong là tính cách chín chắn, nghiêm túc. Lâu dần đại đa số đảng viên từ cực hữu đến trung dung đều làm lơ – vì hoặc là thông đồng hoặc là để trục lợi nhược điểm hay tính tình ngoan ngoãn dễ bảo của chú. Sau khi thắng cử, Vadimir Putin, Kim Jong-un và thượng nghị sĩ Mitch McConnell, những nhân vật có tâm lý rất giống ông nội tôi, nhận ra chú có nhiều thăng trầm, khiếm khuyết riêng có. Vì vậy chú dễ bị người thông minh hơn, mạnh mẽ hơn công kích, xử dụng. Chú cũng có đầu óc đơn giản, cả ngày chỉ cần nhắc đi nhắc lại cả tá lần rằng mình hay ho, thông minh hơn người, xong muốn chú làm gì cũng được dù là việc nhốt trẻ con vào trại tập trung, phản bội đồng minh, cắt giảm thuế làm nguy

125 Hà Triệu

hại đến kinh tế, hay phá hoại nền lập pháp lâu nay đã giúp dân chủ tự do nở hoa trên đất nước này. Một bài báo của Adam Serwer đăng trên tờ The Atlantic viết rằng tính nhẫn tâm của Donald là điểm nổi bật. Với ông tôi điều này hoàn toàn đúng. Ngoài việc thích tiền ông còn khoái làm nhục người khác. Luôn cho là mình đúng, thêm thành công trong công việc và tin vào quyền lực tối cao, ông trừng phạt nhanh gọn bất cứ kẻ nào dám thách thức, kẻ đó phải thân bại danh liệt. Hệt như trường hợp ông cất nhắc chú Donald, phế bỏ bố tôi trong công ty Trump Management. Không giống ông nội tôi, chú Donald luôn muốn có tư thế hợp pháp – như trong trường hợp thay thế anh trai, nhà phát triển bất động sản ở Manhattan, tài phiệt công nghiệp bài bạc và bây giờ chủ nhân của phòng Bầu Dục nhưng lại không tránh được thanh danh hoen ố vì không tài cán hay có thắng cũng do gian lận. Cả đời chú toàn là thất bại dù ông tôi liên tục cứu viện, cuộc chiến tìm thế hợp pháp biến tướng thành cuộc chiến che đậy để đừng ai biết đó là bất hợp pháp. Chưa lúc nào rõ hơn lúc này, cả đất nước này phải đối đầu với các bài toán hóc búa: chính quyền, nửa quốc hội, phần lớn tòa án tối cao hùa nhau bảo vệ cho cái tôi của chú, đó là mục tiêu tối thượng. Tính tàn bạo của chú, trên phương diện nào đó là phương tiện làm mọi người phân tâm không thấy được thất bại của chú. Thất bại càng lớn, càng nhẫn tâm. Ai lưu tâm tới chuyện bắt cóc rồi cầm tù trẻ con trên biên giới với Mexico chứ khi chú đe dọa trọng tài, buộc các nghị sỹ tuyên trắng án trong khi rành rành chứng cứ phạm tội, rồi đến vụ dung thứ sỹ quan SEAL (nhóm triển khai đặc nhiệm Mỹ) Eddie Gallagher, người bị tố cáo tội phạm chiến tranh và đứng tạo dáng chụp ảnh với xác chết, tất cả các vụ việc xảy ra trong cùng một tháng? Chú ném bốn mươi bảy cái đĩa lên không trung cùng một lúc làm sao ai tập trung được chiếc cụ thể nào. Chiến lược cả: chia trí là thượng sách. Tàn nhẫn cũng là thực thi quyền lực. Những người yếu thế, phụ thuộc hay bó buộc vì nhiệm vụ sẽ bị chú trấn áp không cho phản kháng. Thuộc cấp, hay nhưng người được bổ nhiệm giữ các chức vụ chính trị bị chú tấn công bằng Twitter không dám phản đối vì có nguy cơ mất việc hay ảnh hưởng đến uy tín. Ông anh cả Freddy không trả đủa được khi bị cậu em chế nhạo đam mê làm phi công của ông vì ràng buộc phận làm con mà còn vì lịch sự, giống như các thống đốc của mấy tiểu bang của đảng Dân Chủ hết lòng mong xin được cứu trợ giúp cho dân chúng trong tiểu 126 Hà Triệu

bang trong đại dich COVID-19, đã không dám hé răng tổng thống thiếu năng lực vì sợ chú không cung cấp máy trợ thở và các trang thiết bị cần thiết khác cho phong trào phòng chống dịch. Từ rất lâu chú đã học được cách uy hiếp mục tiêu. Chú cứ tồn tại trong bóng tối của nỗi sợ bị bỏ mặc và sợ bị thất bại rồi sẽ bị đập tan tành như người anh. Hết bốn mươi năm mới phá hủy xong người anh, nhưng mầm mống đã được ông tôi thiết lập từ rất sớm và thi sử dụng trước mắt chú, lúc đó chú đang gặm nhấm tổn thương của riêng mình. Pha trộn cả hai thứ: những điều mắt thấy tai nghe và khinh nghiệm bản thân, làm chú sợ hãi sống cách biệt. Sợ hãi tạo ra cậu bé Donald ngày nào giờ lại góp phần tạo nên ông tổng thống. Sợ là xúc cảm chính của chú cho đến khi xuống tuyền đài đã có mặt ở “Viện” sáu mươi năm về trước. Mỗi khi nghe chú nói vĩ đại nhất, to lớn nhất, tuyệt vời nhất, bao la nhất (ám chỉ đến việc chú đang làm) nên nhớ rằng người đang nói kia giống hệt cậu bé năm nào, làm không xong sẽ bị nghiền nát không thương tiếc như đã xảy ra với ông anh lớn. Từ sâu thẳm, khoác lác, ra vẻ hiên ngang không phải cho đám đông khán giả trước mặt mà là để gởi đến người cha mất đã lâu. Chú rất giỏi chạy tội bằng những lời tuyên bố chung chung (“tôi biết . ..... [quý vị tự điền vào chỗ trống] hơn ai hết, tin tôi đi” hay nhấn mạnh “không ai biết . ... [lại điền vào chỗ trống] hơn tôi đâu.”) chú chơi bản nhạc vũ khí hạt nhân, thương mại với Trung Quốc và nhiều bản nhạc khác nữa trong khi chú chắng hiểu lấy một nốt nhạc; chẳng ai thắc mắt gì khi chú tuyên bố lung tung về tính năng của nhiều loại thuốc chữa bệnh COVID-19 chưa hề qua thư nghiệm, toàn những chuyện lố bịch xét lại lịch sử mà chú không hề có lỗi. Nếu bạn kiểm soát được câu chuyện, không ai có thể bắt bạn phải giải trình thêm chi tiết hay kiến thức sâu xa bên trong, chính câu chuyện có vẻ mạch lạc và đầy đủ thông tin rồi. Giới truyền thông chẳng thay đổi gì trong suốt thời gian vận động tranh cử, phải chi báo chí phơi bày sự thật dối trá, thiếu đạo đức thì ai mà bầu cho chú. Thi thoảng báo chí đặt câu hỏi về lập trường và chính sách (trên thực tế làm gì có), chẳng ai yêu cầu chú phải có am hiểu kiến thức sâu sắc cả. Khi bầu cử, chú cố tránh lẫn mấy câu hỏi như vậy; những buổi họp báo hay thông cáo báo chí của Nhà Trắng thay bằng cuộc nói chuyện vớ vẫn chú giả vờ do ồn ào quá ông không nghe rõ nhưng câu hỏi ông không muốn trả lời. Năm 2020, “thông cáo báo chí” về đại dịch 127 Hà Triệu

nhanh chóng chuyển thành cuộc mít tinh tranh cử đầy lời lẽ tự khen, mị dân và thuần phục. Trong các cuộc họp đó chú phủ nhận sai lầm khủng khiếp làm chết hàng ngàn người, dối trá về phòng chống dịch, tế thần những người xả thân vì mạng sống của nhân dân mà không có đầy đủ đồ bảo hộ. Hàng trăm ngàn người dân Mỹ đứng trước nguy cơ lây nhiễm và mất mạng bị biến thành chiến thắng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của chú. Những lúc như họp báo về Covid, đáng lẽ nghiêm túc hay đau buồn, chú giễu cợt thô tục cảnh gường chiếu, dối trá số người theo dõi Facebook như đó là thước đo thành công cho quản lý của ông. Truyền thông vẫn chưa chịu tránh ra. Một số nhà báo đả kích, nhiều khi chỉ yêu cầu tổng thống có đôi lời an ủi cho đất nước đã quá nhiều đắng cay này, lại bị chú chế nhạo đuổi ra vì cái chú gọi là thiếu tôn trọng. Xuyên suốt từ thái độ phá hoại ông tôi cổ súy thuở thiếu thời, đến truyền thông không dám thách thức và đảng Cộng Hòa muốn ngoảnh mặt làm ngơ với những thối nát chú đã nhúng tay vào từ ngày 20 tháng giêng năm 2017, gây ra sụp đổ khó tránh khỏi nền kinh tế, dân chủ và y tế một thời thịnh vượng của nước Mỹ. Phải bỏ qua ý tưởng về “tài năng chiến lược” của chú để hiểu rõ hơn sự giao thoa của truyền thông và chính trị. Chú chưa từng có chiến lược, dù may mắn có được do lợi thế trong bầu cử và “chiến thắng” mang đầy hoài nghi và bất hợp pháp. Chú chưa từng có ý niệm hệ tư tưởng là gì. Người ta chỉ nghe được quát tháo, trơ trẽn. Những gì chú làm trong cuộc vận động tranh cử năm 2016 chưa có tác dụng chú vẫn sẽ tiếp tục bám lấy vì ngoài dối trá, cư xử như đám ti tiện, lừa gạt, gây chia rẽ chú chẳng có gì. Chú không có khả năng điều chỉnh hay thay đổi cho phù hợp với vị thế của “tổng thống”. Chú luôn là tín đồ trung tín của niềm tin mù quáng, sự hung hung hăng. Năm 1989, chú bỏ tiền đăng bài diễn văn nhạt nhẽo dài cả trang giấy kêu gọi án tử hình cho vụ án Central Park Five (sự vụ xảy ra ở Công Viên Trung Tâm Trung liên quan đến năm người bị kết án ND) không phải là vì chú quan tâm sâu sắc đến pháp luật, chỉ đơn giản là cơ hội thể hiện trong vấn đề mang tính nghiêm túc và quan trọng của thành phố thêm lại nghe có vẻ đầy uy thế trong những trang quan trọng và nhiều ảnh hưởng của “Bà Già Bảo Thủ” (Gray Lady – biệt danh của tờ New York Times – ND). Thành tích phân biệt chủng tộc sáng chói nhằm gây hấn hố sâu chủng tộc vốn đã dịu đi ở thành phố này. Rồi năm người liên quan đến vụ án: Kevin Richardson, Antron McCray, Raymond Santana, Korey Wise và Yusef Salaam đều được trắng án, minh oan nhờ vào chứng cứ ADN đầy thuyết phục. Tuy

128 Hà Triệu

vậy, cho đến giờ chú vẫn cho rằng họ có tội – thêm một ví dụ nữa chú không có khả năng bỏ được tính bịa chuyện dù có mâu thuẫn với thực tế. Chú luôn xem trách cứ là đối đầu cần phải đập tan ngay trong trứng nước, như thể đã kích làm cho vấn đề tồi tệ thêm. Ông nội tôi hết lòng ủng hộ tính ngoan cố của chú vì cho đó là dấu hiệu cho tính cứng rắn. Năm mươi năm sau, nhiều người dân bỏ mạng, theo đúng nghĩa đen, vì những quyết định rùng rợn hay không có ứng phó kịp thời gây nhiều thảm họa. Hàng triệu sinh mạng đang gặp nguy cơ, chú lại tố cáo bản thân chính quyền liên bang không cung cấp máy trợ thở kịp thời, đe dọa không rót ngân sách cho các tiểu bang nếu thống đốc không tỏ ra thuần phục. Tôi không có gì ngạc nhiên cả. Một mặt, im lặng chết người để phản kháng với biểu hiện tâm lý rành rành coi thường mạng sống con người hay hệ lụy từ hành động của một cá nhân, mặt khác làm tôi tuyệt vọng và nhắc tôi rằng rốt cục bản thân chú Donald không phải là vấn đề. Kết quả là chú vẫn luôn được đồng thuận hay tưởng thưởng cho cả thất bại lẫn vi phạm đạo lý, thuần phong mỹ tục, luật pháp và nhân bản. Chú trắng án trong phiên luận tội giả hiệu là thêm một phần thưởng cho hành vi sai trái. Khi nói ra, dối trá chú cũng nghĩ đó là sự thật, nhưng sao lộng giả thành chân được. Chẳng qua đó chỉ là cách chạy tội. Suy cho cùng chú có nhận trách nhiệm bất cứ điều gì đâu.

129 Hà Triệu

Lời k t Tầng đ a ng c th

mười

(Thông thường chỉ có chín tầng địa ngục. Trong bộ phim cùng tên, nhân vật Laura đề nghị thêm tầng thứ mười để nhốt những kẻ chuyên hành hung, xúc phạm người thân, nhưng xem như không có gì. ND) Ngày 9 tháng 11 năm 2016, tôi tuyệt vọng khi biết chắc thói nhẫn tâm, thiếu năng lực của chú thành công cụ giết người. Lúc đó, tôi chỉ đoán thảm họa do chính chú tạo ra để giết người như khiêu khích hay dính vào cuộc chiến nào đó mà lẽ ra có thể tránh được, nhưng nào có thể hình dung được bao người nối giáo cho bản năng thấp hèn của chú gây ra hậu quả từ bắt cóc trẻ con, giam giữ người tỵ nạn tại biên giới, phản bội đồng minh và nhiều hành vi tàn bạo khác nữa. Tôi cũng không thể lường được chính đại dịch là mãnh đất màu mỡ để ông thể hiện sự lãnh đạm kỳ quặc đến mạng sống của người khác. Đối phó bước đầu của chú với COVID-19 cho thấy ông ưu tiên giảm thiểu phản ứng tiêu cực bằng mọi giá. Sợ hãi – đồng nghĩa với yếu đuối – không thể chấp nhận được, ngay lúc ba tuổi chú đã hiểu như vậy. Gặp rắc rối, khả năng phóng đại không thôi chưa đủ: cả tình huống và phản ứng phải có nhãn cầu chứng dù đó là vô lý hay buồn cười. Đến lúc chú quản lý, chưa có cơn bão nào có phản ứng cực đoan như Maria. “Không ai đoán được” đại dịch thế nào, nhưng Bộ Y Tế và Nhân Sinh đưa ra mô phỏng vài ba tháng trước khi COVID-19 tấn công ban Washington. Sao chú lại hành động như vậy? Câu trả lời là do sợ. Tháng mười hai năm 2019 rồi tháng giêng, tháng ba chú không có động thái gì chỉ vì làm dáng; chỉ vì sợ lộ ra vẻ yếu đuối nếu không hô hào được mấy chữ “tuyệt vời”, “vĩ đại” và “hoàn hảo”. Buồn cười là sợ đối diện với sự thật gây ra thất bại hoàn toàn, hàng trăm ngàn người phải thiệt mạng, nền kinh tế của một quốc gia giàu có nhất trong lịch sử có nguy cơ sập đổ. Không thể thừa nhận được, chú chỉ việc dời cột gôn để tránh bàn thua. Chú tự nhủ vậy là tốt rồi chí có mấy trăm ngàn người chết chớ đâu đến nỗi hai triệu. “Hòa hợp với cả nguời đã lừa dối mình” chú nói thế, nhưng chú lại trả đủa hay lừa người trước khi bị lừa như từ chối trả tiền cho nhà thầu hay không bảo vệ cho hai đứa cháu con ông anh. Khi chọn mục tiêu chú cũng làm không đến nơi đến chốn gây tổn thất cho cả xung quanh. Thống đốc New York, ông Andrew Cuomo là người lãnh đạo phong trào chống dịch, phạm tội không chịu liếm gót và làm chú mất mặt vì tỏ ra có năng lực được mọi kính trọng và thán phục. Chú không đối đầu với ông 130 Hà Triệu

thống đốc bằng cách bịt miệng, thay đổi quyết định hay hạn chế quyền hành mà đã được toàn dân hổ trợ. Chú không thể làm gì về mặt chính quyền, nhưng chú xúc phạm, ta thán về ông Cuomo. Khả năng lãnh đạo của ông thống đốc càng cho thấy chú là con người nhỏ mọn, gàn dở, thiếu năng lực, tự đánh lừa mình. Để bù lại cho bất lực, giận dữ, chú quay dang trừng phạt hết mọi người: không cấp phát máy trợ thở, cùng các loại trang thiết bị thiết yếu các tiểu bang đang thiếu hụt nghiêm trọng. Nếu New York tiếp tục thiếu hụt thiết bị, ông Cuomo xem xét lại, chúng ta tiêu hết. Ơn trời, chú không có nhiều ủng hộ viên ở thành phố này, nhưng vẫn có kẻ chết vì chú đang hăng hái “trả thù”. Chú chỉ mong nghĩ cách biện minh cho đòn trả đủa, trong trường hợp này là tàn sát tập thể. Chú sẽ là người hùng. Ai ghét và công kích chú rồi phải bỏ qua hay tha thứ cho hàng loạt hành động không giống ai, nếu chú tìm ra nhân vật soạn được cẩm nang ứng chiến với đại dịch, thật ra cuốn sách đã có sẵn từ thời vị tiền nhiệm Obama. Nếu chú biết lắng nghe các cơ quan chức năng, chính quyền tiểu bang ngay từ khi chớm có dấu hiệu của con vi rút lây lan khủng khiếp, gây tỉ lệ tử vong cao và không có cách ngăn chặn được này, chú sẽ kích hoạt Đạo Luật Sản Xuất Quốc Phòng đã thông qua từ năm 1950 để sản xuất hàng loạt dụng cụ bảo vệ cá nhân (PPE), máy thở và trang thiết cần thiết khác sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Nếu chú cho phép các chuyên gia y tế và khoa học họp báo cập nhật tình hình hàng ngày với số liệu cụ thể chính xác, nếu chú tổ chức đồng bộ và hệ thống từ trên xuống dưới, nếu chú biết phối hợp các cơ quan chức năng, mà cương vị của ông không khó khăn gì chỉ vài ba cú điện thoại, một buổi thuyết trình rồi đề cử vào các chức vụ cần thiết. Thì dù chú có bị ai đó chỉ trích quá cẩn thận, thì toàn dân đã an toàn nhiều người đã không bỏ mạng. Thay vào đó các tiểu bang bị buộc phải mua trang thiết bị cấp thiết từ các nhà thẩu tư nhân. Chính quyền liên bang trưng dụng các thiết bị đó rồi để FEMA (Cục Quản Lý Tình Trạng Khẩn Cấp Liên Bang) phân phối trở lại cho các nhà thầu lúc này các nhà thầu mới được bán ra cho các tiểu bang. Trong lúc hàng ngàn người Mỹ chết trong cô đơn, chú lại rêu rao thị trường chứng khoán tăng trưởng trở lại, giống như hồi bố tôi chết một mình trong bệnh viện còn chú bận đi xem phim. Nếu chú có lợi từ cái chết của người khác thì chú sẽ tạo điều kiện cho chết dễ hơn. Sao chú lại chậm trể đến vậy? Sao chú không có cái nhìn con vi rút khác thường này nghiêm túc hơn? Một phần là vì, giống ông nội tôi, chú chẳng có viễn kiến. Đại

131 Hà Triệu

dịch ngay từ đầu chẳng liên quan gì đến chú, ngăn chặn ngay có gì để kể chuyện rằng là ai giỏi việc hơn ta. Khi đại dịch bước vào tháng thứ ba rồi thứ tư, con số tử vong lên đến hàng chục ngàn, báo chí bắt đầu đưa ra các nhận xét chú không hề đồng cảm với những người đã nằm xuống và gia đình họ. Đơn giản là chú không có khả năng cảm nhận được nổi đau của người khác. Nói chuyện các nạn nhân nghe sao chán ngắt. Thừa nhận có nạn nhân COVID-19 là thừa nhận yếu đuối, từ bé chú đã được giáo dục phải xem thường yếu đuối. Chú chỉ giúp đỡ được người bệnh và bệnh nhân đang hấp hối như năm xưa chú chen giữa ông nội và bố tôi để hưởng lợi, điều cốt lõi với chú cảm thông, chăm sóc người khác không hề có giá trị hữu hình. Chẳng thế mà nhà báo David Corn viết “với con người bất thường tội nghiệp này, tất cả, tất cả đều là món hàng. ” Sống với những bi kịch cha mẹ không hết trách nhiệm thưở thiếu thời, nên giờ chú làm sao hiểu được chính chú hay bất kỳ ai đều có giá trị riêng. Trong đầu óc chú, thừa nhận có nguy cơ không thể tránh được là yếu đuối, nhận lãnh trách nhiệm chẳng khác nào cho người khác cơ hội tấn công. Làm người hùng, làm người tốt với chú là không thể. Cách chú xử lý bất ổn xã hội được xem là tệ hại nhất từ lúc vụ sát hại mục sư Martin Luther King đến nay. Cuộc khủng hoảng này đúng ra chú có thể chiến thắng dễ dàng, song ngu dốt choáng hết chỗ trong chú rồi biến ông thành kẻ trục lợi trong tai họa thứ ba cho cả quốc gia này từ lúc ông nắm quyền. Để đối phó có hiệu quả cần có sự đồng lòng, nhưng ngược lại chú lại gây chia rẽ. Đó là cách để sống còn khi hàng thập niên trước ông nội tôi luôn tạo thế đối đầu trong các con. Chú chỉ còn ghen tỵ với dáng vẻ tàn bạo, thảng nhiên đến tàn độc khi Derek Chauvin ra tay hạ sát George Floyd: hay tay bỏ túi quần vẻ mặt trong camera không chút âu lo. Chú ước gì chính ông được ghì đầu gối lên cổ Floyd. Chú lại co mình vào những chỗ ông thấy thoải mái như Twitter, Fox News – cái pháo đài đó ngăn không cho mấy lời chỉ trích đến gần. Chú trách người này mắng người kia sao yếu đuối nhưng sao chú đang tự bộc lộ cả con người mình. Chú trốn đâu cho thoát cái thực tế từ thưở nhỏ đã là cậu bé luôn sợ sệt. Phải ra vẻ hung bạo để che lấp chỗ yếu đã thành tính c a chú suốt đời. Với chú, có lựa chọn nào khác ngoài việc tỏ rõ sức mạnh dù viễn vông, không làm thế là mang ngay án tử, cuộc đời ngắn ngủi của bố tôi là một minh chứng. Giờ đây cả nước Mỹ đang thưởng thức món đặc sản tích cực độc hại mà ông tôi dùng như chiêu thức át

132 Hà Triệu

tiếng rên rỉ do đau đớn của người vợ bệnh tật, dày vò cậu con sắp chết và gây ra quá khứ đau thương cho cậu con cưng Donald của ông. “Mọi chuyện ổn hết chứ em?” câu cửa miệng khi ông nói chuyện với bà tôi.

133 Hà Triệu